thanh đạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

thanh đạm

Từ điển trích dẫn

1. Thanh cao, đạm bạc. ◇ Nam sử : "Tống Minh Đế mỗi kiến Tự, triếp thán kì thanh đạm" , (Trương Tự truyện ).
2. Trong sáng, điềm đạm. ◇ Trần Hộc : "Triệu Thúc Linh) hữu thi tập sổ thập thiên, nhàn nhã thanh đạm, bất tác vãn Đường thể, tự thành nhất gia" (), , , (Kì cựu tục văn , Quyển bát).
3. Nhạt, không nồng đậm (màu sắc, khí vị...). ◇ Thạch Diên Niên : "Liễu sắc đê mê tiên tác ám, Thủy quang thanh đạm khước sanh hàn" , (Xuân âm ).
4. Bình đạm. ◇ Lí Ngư : "Khúc kí phân xướng, thân đoạn tức khả phân tố, thị thanh đạm chi nội, nguyên hữu ba lan" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Thụ khúc ).
5. Thanh tĩnh, yên tĩnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn như kim xướng thậm ma? Tài cương bát xích "Bát nghĩa" náo đích ngã đầu đông, cha môn thanh đạm ta hảo" ? "", (Đệ ngũ thập tứ hồi).
6. Nhạt, không mặn không béo (thức ăn). ◇ Trương Ninh : "Bình sanh bất kinh thường ngũ vị phong du chi vật, thanh đạm an toàn, sở dĩ trí thọ" , , (Phương Châu tạp ngôn ).
7. Thanh bạch, nghèo nàn.
8. Ế ẩm, tiêu điều (buôn bán, công việc làm ăn, kinh tế, ...). ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong sạch mà nhạt nhẽo, chỉ cuộc sống nghèo mà trong sạch, hoặc đồ ăn tầm thường. Cung oán ngâm khúc : » Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon «.

hữu hảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân thiện, thân mật

Từ điển trích dẫn

1. Thân ái, hòa hợp. ☆ Tương tự: "hữu ái" . ★ Tương phản: "địch đối" , "kháng tranh" , "cừu hận" , "tăng hận" . ◇ Hậu Hán Thư : "Dữ Phù Phong Mã Dung, Nam Dương Trương Hành, đặc tương hữu hảo" , , (Thôi Nhân truyện ) Cùng với Phù Phong Mã Dung, Nam Dương Trương Hành, hết sức thân ái hòa hợp.
2. Chỉ bạn bè, bằng hữu. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiệu kiến Hồng, thậm kì chi, dữ kết hữu hảo" , , (Tang Hồng truyện ) Thiệu thấy Hồng, rất lấy làm lạ, cùng kết làm bạn.

Từ điển trích dẫn

1. Quan hệ, trách nhiệm. ☆ Tương tự: "can kỉ" , "tương can" , "quan hệ" , "tương quan" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhai Đình tuy tiểu, can hệ thậm trọng. Thảng Nhai Đình hữu thất, ngô đại quân giai hưu hĩ" , . , (Đệ cửu thập ngũ hồi) Nhai Đình tuy nhỏ, nhưng rất hệ trọng. Nếu lỡ ra để mất Nhai Đình thì đại quân của ta đều vứt đi cả đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ràng buộc với, dính dấp tới. Chỉ việc to lớn, dính dấp tới nhiều người, nhiều việc khác.

Từ điển trích dẫn

1. Bình luận công chính. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đô đốc thử ngôn, thậm thị công luận" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đô đốc nói lời này, thật là công bình chính trực.
2. Bình luận của công chúng.
3. Công lí, định lí. ◇ Lỗ Tấn : "Sơ do kinh nghiệm nhi nhập công luận, thứ cánh do công luận nhi nhập tân kinh nghiệm" , (Phần , Khoa học sử giáo thiên ) Ban đầu do kinh nghiệm mà đi vào công lí, sau lại do công lí mà thu nhập kinh nghiệm mới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời bàn tán của mọi người.

xâm nhiễu

phồn thể

Từ điển phổ thông

quấy phá, xâm phạm

Từ điển trích dẫn

1. Xâm phạm quấy nhiễu. ◇ Sử Kí : "Xâm nhiễu sóc phương, sát lược lại dân thậm chúng" , (Hung Nô truyện ) Xâm phạm quấy nhiễu phương bắc, cướp bóc giết hại quan dân rất nhiều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấn tới mà gây rối loạn.

hốt luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên vẹn
2. không biết, chưa hiểu

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên lành, nguyên cả, cả thảy.
2. Hồ đồ, hàm hồ. ◎ Như: "hốt luân thôn tảo" nuốt chửng trái táo (ý nói làm việc hồ đồ, không biết tìm hiểu sâu sắc). § Cũng nói là "cốt lôn thôn tảo" . ☆ Tương tự: "bất cầu thậm giải" , "sanh thôn hoạt bác" .

Từ điển trích dẫn

1. Ngay ngắn, không nghiêng vẹo. ◇ Bách dụ kinh : "Tích hữu nhất nhân, vãng chí tha xá, kiến tha ốc xá tường bích đồ trị, kì địa bình chánh, thanh tịnh thậm hảo" , , , , (Kiến tha nhân đồ xá dụ ).
2. Công bằng ngay thẳng. ◇ Triều Thác : "Lập pháp nhược thử, khả vị bình chánh chi lại hĩ" , (Cử hiền lương đối sách ).
3. Điều chỉnh, điều tiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công bằng ngay thẳng.

bình dân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình dân, dân thường

Từ điển trích dẫn

1. Vốn nghĩa là người tốt lành. Sau phiếm chỉ mọi người bình thường. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu Châu trung thế hữu đại tăng, quý tộc, bình dân, nô lệ chi dị, áp chế kí thậm, cố dĩ Âu nhân chi tuệ, thiên niên hắc ám, bất năng tiến hóa" , , , , , , , (Đại đồng thư , Bính bộ ).
2. Yên trị trăm họ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người thường trong nước, không có chức vị gì.

lực lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lực lượng, sức mạnh

Từ điển trích dẫn

1. Công lực. ◇ Lục Du : "Lục Sanh học đạo khiếm lực lượng, hung thứ vị năng hòa áng áng" , (Ẩm tửu ) Lục Sinh học đạo còn thiếu công lực, trong lòng chưa đầy đủ sung mãn.
2. Năng lực. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược bất thị trượng trước nhân gia, cha môn gia lí hoàn hữu lực lượng thỉnh đắc khởi tiên sanh ma!" , (Đệ thập hồi) Nếu không nhờ người ta, thì nhà mình sức đâu mời được thầy dạy học!
3. Sức mạnh, lực khí. ◇ Anh liệt truyện : "Quách đại ca tiện tòng tha học giá côn pháp, nhi kim lực lượng thậm đại" 便, (Đê lục hồi) Quách đại ca từ khi theo ông học côn pháp, mà bây giờ khí lực rất lớn.
4. Tác dụng, hiệu lực. ◇ Lão tàn du kí : "Giá miên bào tử đích lực lượng khủng phạ bỉ nhĩ môn đích hồ bì hoàn yếu noãn hòa ta ni" (Đệ lục hồi) Cái áo bông này sợ còn (có hiệu lực) ấm hơn cả áo da cáo của bọn mi nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức mạnh. Cái mức độ mạnh yếu.

Từ điển trích dẫn

1. Công bình và sáng suốt. ◇ Kỉ Quân : "Phẫu đoán diệc thậm công minh" (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Phân tích xét đoán cũng rất công bình và sáng suốt.
2. Họ kép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng thắn và sáng suốt, không thiên vị.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.