minh, ô
míng ㄇㄧㄥˊ, wū ㄨ

minh

phồn thể

Từ điển phổ thông

hót (chim), gáy (gà)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kêu, gáy, hót, rống... (chim, thú, côn trùng). ◎ Như: "thiền minh" ve ngâm, "kê minh" gà gáy, "viên minh" vượn kêu.
2. (Động) Phát ra tiếng. ◎ Như: "lôi minh" sấm vang.
3. (Động) Gảy, đánh, gõ. ◎ Như: "minh la" đánh phèng la. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã, tiểu tử minh cổ nhi công chi khả dã" , (Tiên tiến ) Nó không phải là môn đồ của ta nữa, các trò hãy nổi trống mà công kích nó đi.
4. (Động) Có tiếng tăm, nổi tiếng. ◇ Dịch Kinh : "Minh khiêm, trinh cát" , (Khiêm quái ) Có tiếng tăm về đức khiêm, (nếu) chính đáng thì tốt.
5. (Động) Phát tiết, phát lộ. ◇ Hàn Dũ : "Đại phàm vật bất đắc kì bình tắc minh" (Tống mạnh đông dã tự ) Thường thường vật không có được sự quân bình, điều hòa của nó, thì nó sẽ phát lộ ra.
6. (Động) Bày tỏ. ◎ Như: "minh tạ" bày tỏ sự biết ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng chim hót. Nói rộng ra phàm cái gì phát ra tiếng đều gọi là minh. Như minh cổ đánh trống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kêu (chim muông, côn trùng hoặc những vật khác): Chim hót; Ve sầu kêu; Vật không đạt được trạng thái quân bình của nó thì kêu lên (Hàn Dũ);
② Tiếng kêu, làm cho kêu, đánh cho kêu: Ù tai; Tiếng sấm dậy; Đánh trống;
③ Kêu lên, bày tỏ (tình cảm, ý kiến, chủ trương): Minh oan; Tỏ lòng bất bình; Tỏ ra đắc ý; Trăm nhà đua tiếng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim hót — Tiếng chim hót — Kêu lên, hót lên, gáy lên. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Tây phong minh tiên xuất vị kiều «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Thét roi cầu vị ào ào gió thu «.

Từ ghép 8

ô

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thanh) (Tiếng) u u: Tiếng còi nhà máy u u;
② (thán) Ôi!.【】ô hô [wuhu] a. Ô hô!, hỡi ôi! than ôi! (thán từ dùng trong cổ văn): Xem ; b. (Ngr) Chết, bỏ (mạng): Bỏ mạng, đi đời nhà ma. Cv. ; 【】 ô hô ai tai [wuhu-aizai] a. Ô hô! Thương thay!; b. Bỏ mạng, đi đời nhà ma;
③ (văn) Khóc sụt sùi: Người xem đều sùi sụt, người đi đường cũng thút thít (Thái Viêm: Bi phẫn);
④ (văn) Thổi còi.

Từ ghép 1

hạnh
xìng ㄒㄧㄥˋ

hạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hạnh (một loại cây như cây mận)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây hạnh. ◎ Như: "ngân hạnh" cây ngân hạnh, quả ăn được, hạt nó gọi là "bạch quả" .
2. § "Hạnh đàn" nơi đức Khổng Tử ngồi dạy học. Vì thế ngày nay thường dùng chữ "hạnh đàn" để chỉ giới giáo dục.
3. § "Hạnh viên" vườn hạnh. Nhà Đường cho các học trò đỗ tiến sĩ vào ăn yến ở vườn hạnh nên tục mới gọi các người thi đỗ là được vào "hạnh viên" .
4. § "Hạnh lâm" rừng hạnh. "Đổng Phụng" người nước Ngô thời Tam Quốc, ở ẩn ỡ "Lư San" , chữa bệnh cho người không lấy tiền. Người bệnh nặng mà khỏi, ông trồng năm cây hạnh, người bệnh nhẹ mà khỏi, trồng một cây. Chỉ mấy năm sau có hơn mười vạn cây hạnh thành rừng. Về sau "hạnh lâm" chỉ giới y học.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây hạnh. Ðức Khổng tử ngồi dạy học ở giàn hạnh, vì thế nên thường dùng làm chữ gọi về cửa thầy học. Nhà Ðường cho các học trò đỗ tiến sĩ vào ăn yến ở vườn hạnh (hạnh viên ) nên tục mới gọi các người đỗ là hạnh lâm .
② Ngân hạnh cây ngân hạnh, quả ăn được, hạt nó gọi là bạch quả .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả mơ, quả hạnh;
② Cây mơ, cây hạnh;
③ Xem [yínxìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây mận, giống như loại cây mơ.

Từ ghép 1

mạch
mài ㄇㄞˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

lúa tẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa tẻ. § Thông thường chia ra hai thứ: (1) "tiểu mạch" hột không có tua, nhiều phấn, hột dùng để làm miến, làm bánh, làm tương, (2) "đại mạch" hột có tua dài, chuyên để thổi cơm ăn, thân nó dùng để đan mũ. ◎ Như: "mạch tửu" rượu làm bằng lúa mạch.
2. (Danh) § Xem "Đan Mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa tẻ.Thông thường chia ra hai thứ (1) tiểu mạch hột không có tua, nhiều phấn, hột dùng để làm miến, làm bánh, làm tương, (2) đại mạch hột có tua dài, chuyên để thổi cơm ăn, thân nó dùng để đan mũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lúa mạch, lúa mì;
② [Mài] (Họ) Mạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa mì. Bài Tụng tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Nơi mạch kia dân tựa lấy làm giời, hang chuột ấn há còn «.

Từ ghép 5

dương
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ, yǎng ㄧㄤˇ

dương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tràn trề, phong phú
2. biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ trung tâm của biển. Phiếm chỉ hải vực. ◇ Tây du kí 西: "Đệ tử phiêu dương quá hải, đăng giới du phương, hữu thập sổ cá niên đầu, phương tài phóng đáo thử xứ" , , , (Đệ nhất hồi) Đệ tử bay qua biển cả, lên bờ dạo chơi, có tới cả chục năm rồi, vừa mới tới chốn này.
2. (Danh) Nay chỉ biển lớn trên mặt địa cầu. ◎ Như: "Thái Bình dương" , "Đại Tây dương" 西, "Ấn Độ dương" .
3. (Danh) Tục gọi tiền là "dương". ◎ Như: "long dương" tiền đời Thanh mạt , có hoa văn hình rồng.
4. (Tính) Đông, nhiều.
5. (Tính) Rộng lớn, thịnh đại. ◎ Như: "uông dương đại hải" biển cả.
6. (Tính) Của ngoại quốc, thuộc về nước ngoài. ◎ Như: "dương nhân" người nước ngoài, "dương hóa" hàng nước ngoài.
7. (Tính) Lạ kì, không giống mọi người.
8. (Tính) Hiện đại, theo lối mới. ◎ Như: "thổ dương tịnh dụng" xưa và nay đều dùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Bể lớn.
② Dương dương mênh mang.
③ Tục gọi người nước ngoài là dương nhân . Hàng nước ngoài là dương hóa , v.v.
④ Tiền tây, bạc tây.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đại dương, biển khơi: Thái Bình Dương;
② Ngoại quốc (thường chỉ Âu, Mĩ, Nhật), tây, ngoại lai.【】dương nhân [yángrén] (khn) Người ngoại quốc, người nước ngoài (thường chỉ người Âu Mĩ);
③ Tiền tây;
④ Hiện đại: Kết hợp hiện đại với thô sơ;
⑤ 【】dương dương [yáng yáng] a. Nhiều, dài, dồi dào, dày dặn, phong phú: 稿 Bài nói chuyện của ông ấy dài đến hàng chục trang giấy; Truyền lại đời sau thật là nhiều (Lưu Hướng: Thuyết uyển); b. Mênh mang, mênh mông: Nước sông Hoàng (Hà) mênh mang (Thi Kinh); c. (văn) Bơ vơ không cửa không nhà: Vì thế bơ vơ làm người ở đất khách (Khuất Nguyên: Cửu chương); d. (văn) Chứa chan nỗi vui mừng: ! Nâng chén rượu ra trước gió, mừng vui chan chứa nhường nào! (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biển lớn — Chỉ nước ngoài.

Từ ghép 26

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

phi
pī ㄆㄧ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lớn lao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn lao. ◎ Như: "phi cơ" nghiệp lớn.
2. (Động) Tuân phụng. ◇ Ban Cố : "Uông uông hồ phi thiên chi đại luật" (Điển dẫn ) Sâu rộng thay tuân phụng luật trời cao lớn.
3. (Liên) Bèn. § Cũng như "nãi" . ◇ Thư Kinh : "Tam Nguy kí trạch, Tam Miêu phi tự" , (Vũ cống ) Đất Tam Nguy đã có nhà ở, rợ Tam Miêu bèn yên ổn trật tự.
4. (Danh) Họ "Phi".

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn lao, như phi cơ nghiệp lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lớn, rất, lắm: Biến đổi lớn; Công lao lớn; (hay ) Nghiệp lớn; ! Sáng sủa lắm thay, mưu lược của Văn Vương (Mạnh tử: Đằng Văn công hạ); Lúc ấy bậc đại thánh khởi lên, trút xuống trận mưa to (Liễu Tôn Nguyên: Trinh phù);
② Vâng theo: Vâng theo phép lớn của trời (Hán thư); Vâng theo mệnh lớn (cụm từ thường dùng trong các sắc thần);
③ Đã: Vùng Tam Nguy đã có nhà cửa ở, dân chúng Tam Miêu đã được thu xếp ổn đâu vào đó (Thượng thư: Vũ cống);
④ Thì (đặt ở đoạn sau của một câu phức thừa tiếp, để tiếp nối ý trước; thường dùng ): Núi Tam Nguy đã xây dựng được nhà thì dân Tam Miêu sẽ được ở yên (Thượng thư: Vũ cống); Nếu thiên tử và tam công noi gương ở sự diệt vong của nhà Hạ Thương thì sẽ không để lại hậu họa cho đời sau (Dật Chu thư: Tế công);
⑤ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ông ấy có thể trị dân rất tốt (Thượng thư: Triệu cáo).
khính, khể
qǐ ㄑㄧˇ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: khẳng khính )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa mịn.
2. (Danh) Bao đựng kích, ngoài bọc lụa đỏ, ngày xưa quan lại xuất hành dùng làm nghi trượng. § Thông "khể" . ◎ Như: "khể kích" .
3. Một âm là "khính". (Danh) Chỗ gân và xương kết hợp. ◇ Trang Tử : "Kĩ kinh khải khính chi vị thường, nhi huống đại cô hồ!" , (Dưỡng sanh chủ ) Lách (dao) qua chỗ gân và xương tiếp giáp nhau còn chưa từng làm, huống chi là khúc xương lớn!

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bao đựng kích, khể kích .
② Một âm là khính. Khẳng khính đầu gân, nơi ách yếu của sự gì lẽ gì cũng gọi là khẳng khính.

Từ điển Trần Văn Chánh

[kânqìng] (văn) Đầu gân, (Ngr) Chỗ ách yếu, điểm chính, ý chính.

Từ ghép 2

khể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: khể kích )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa mịn.
2. (Danh) Bao đựng kích, ngoài bọc lụa đỏ, ngày xưa quan lại xuất hành dùng làm nghi trượng. § Thông "khể" . ◎ Như: "khể kích" .
3. Một âm là "khính". (Danh) Chỗ gân và xương kết hợp. ◇ Trang Tử : "Kĩ kinh khải khính chi vị thường, nhi huống đại cô hồ!" , (Dưỡng sanh chủ ) Lách (dao) qua chỗ gân và xương tiếp giáp nhau còn chưa từng làm, huống chi là khúc xương lớn!

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bao đựng kích, khể kích .
② Một âm là khính. Khẳng khính đầu gân, nơi ách yếu của sự gì lẽ gì cũng gọi là khẳng khính.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bao đựng kích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bao đựng cây kích.

Từ ghép 1

tích, tịch
pì ㄆㄧˋ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hẹp hòi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, vắng vẻ, hẻo lánh. ◎ Như: "hoang tích" nơi hoang hủy hẹp hòi. ◇ Nguyễn Trãi : "Cung dư tích địa bán trăn kinh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Đất hẻo lánh hơn một cung, phân nửa là gai góc.
2. (Tính) Kì, lạ, khác thường. ◎ Như: "quái tích" quái lạ, khác thường.
3. (Tính) Tà, xấu, bất chánh. ◎ Như: "tà tích" tà xấu, không hợp đạo phải. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cập như kim sảo minh thì sự, hựu khán liễu ta tà thư tích truyện" , (Đệ nhị thập cửu hồi) Bây giờ (Bảo Ngọc) đã biết chút mùi đời, lại được xem vài sách truyện nhảm nhí.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp, cái gì không phải là các bực chính đính thông đạt cùng noi gọi là tích , như hoang tích nơi hoang hủy hẹp hòi, văn chương dùng chữ điển tích quái quỷ người ta ít biết gọi là quái tích , tà tích , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vắng, vắng vẻ, hẻo lánh: Bản làng hẻo lánh; Nơi hoang vu hẻo lánh, nơi hẻo lánh xa xôi;
② Ít thấy, hiếm thấy, tính kì quặc: Chữ ít thấy; Tính nết kì quặc.

Từ ghép 6

tịch

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi hẻo lánh — Nghiêng xéo, không ngay thẳng.

Từ ghép 7

tu
xiū ㄒㄧㄡ

tu

phồn thể

Từ điển phổ thông

đồ ăn ngon

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng tiến.
2. (Danh) Món ăn ngon. ◎ Như: "trân tu" món ăn ngon quý.
3. (Danh) Món ăn. ◇ Liêu trai chí dị : "Tửu kí hành, trân hào tạp thác, nhập khẩu cam phương, tịnh dị thường tu" , , , (Tiên nhân đảo ) Nhập tiệc rượu, trân hào bề bộn, ăn vào thơm ngon, khác hẳn những món thường.
4. Cũng như chữ "tu" .

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ tu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thức ăn ngon (dùng như , bộ ): Thức ăn quý và ngon.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn ngon. Bữa tiệc — Dâng hiến.

Từ ghép 1

sái, tế
jì ㄐㄧˋ, zhài ㄓㄞˋ

sái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

họ Sái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái quỷ thần. ◎ Như: "tế thần" cúng thần, "tế thiên" tế trời.
2. (Động) Viếng, truy điệu (người đã chết). ◎ Như: "tế liệt sĩ" truy điệu liệt sĩ. ◇ Trang Tử : "Tham đắc vong thân, bất cố phụ mẫu huynh đệ, bất tế tiên tổ" , , (Đạo Chích ) Tham được quên cả thân thích, không đoái hoài cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên. ◇ Trương Tịch : "Dục tế nghi quân tại, Thiên nhai tiếu thử thì" , (Một phiền cố nhân ) Muốn làm lễ điếu, (nhưng) ngờ chàng còn sống, Ở bên trời đang cười lúc này.
3. (Động) Niệm chú để thì hành phép báu (thường dùng trong tiểu thuyết cổ).
4. (Danh) Nghi thức lễ bái. ◎ Như: "gia tế" nghi thức lễ bái ở trong nhà.
5. Một âm là "sái". (Danh) Tên nước cổ đời nhà Chu, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Sái".

Từ điển Thiều Chửu

① Cúng tế.
② Một âm là sái. Họ Sái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một nước nhà Chu, đất cũ nay ở phía đông bắc Trịnh huyện, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay — Họ người — Một âm là Tế. Xem Tế.

tế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cúng tế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái quỷ thần. ◎ Như: "tế thần" cúng thần, "tế thiên" tế trời.
2. (Động) Viếng, truy điệu (người đã chết). ◎ Như: "tế liệt sĩ" truy điệu liệt sĩ. ◇ Trang Tử : "Tham đắc vong thân, bất cố phụ mẫu huynh đệ, bất tế tiên tổ" , , (Đạo Chích ) Tham được quên cả thân thích, không đoái hoài cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên. ◇ Trương Tịch : "Dục tế nghi quân tại, Thiên nhai tiếu thử thì" , (Một phiền cố nhân ) Muốn làm lễ điếu, (nhưng) ngờ chàng còn sống, Ở bên trời đang cười lúc này.
3. (Động) Niệm chú để thì hành phép báu (thường dùng trong tiểu thuyết cổ).
4. (Danh) Nghi thức lễ bái. ◎ Như: "gia tế" nghi thức lễ bái ở trong nhà.
5. Một âm là "sái". (Danh) Tên nước cổ đời nhà Chu, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Sái".

Từ điển Thiều Chửu

① Cúng tế.
② Một âm là sái. Họ Sái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tế, cúng tế, lễ: Lễ tế trời; Tế tổ tiên;
② Viếng, truy điệu: Lễ viếng liệt sĩ;
③ Sử dụng (pháp bảo): Sử dụng tới pháp bảo, sử dụng phương pháp có hiệu lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúng vái theo thể thức long trọng.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.