ngộ
wù ㄨˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiểu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu ra, vỡ lẽ. ◇ Lỗ Tấn : "Tha lập tức ngộ xuất tự kỉ chi sở dĩ lãnh lạc đích nguyên nhân liễu" (A Q chánh truyện Q) Y liền hiểu ra nguyên do tại sao cho nỗi lòng hiu quạnh của mình.
2. (Động) Khai mở tâm thức, làm cho không mê muội nữa, làm cho tỉnh. ◎ Như: "hoảng nhiên đại ngộ" bỗng chợt bừng mở tâm thức.
3. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Tỏ ngộ, biết. Trong lòng hiểu thấu gọi là ngộ, đọc sách hiểu được ý hay gọi là ngộ tính .
② Mở, bảo cho người biết tỉnh lại không mê muội nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngộ, tỉnh ngộ, giác ngộ: Mê muội mãi không tỉnh ngộ; Bỗng nhiên tỉnh ngộ, bừng tỉnh;
② (văn) Làm cho tỉnh ngộ, giác ngộ (người khác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra — Tỉnh ra mà hiểu biết, đầu óc không còn tối tăm như trước. Td: Tỉnh ngộ. Giác ngộ.

Từ ghép 11

căn
gēn ㄍㄣ

căn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rễ cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rễ cây. ◎ Như: "lạc diệp quy căn" lá rụng về cội.
2. (Danh) Phần dưới, phần gốc của vật thể. ◎ Như: "thiệt căn" cuống lưỡi, "nha căn" chân răng. ◇ Bạch Cư Dị : "Mãn đình điền địa thấp, Tề diệp sanh tường căn" 滿, (Tảo xuân ) Khắp sân ruộng đất ẩm, Lá tề mọc chân tường.
3. (Danh) Gốc, nguồn, nền tảng. ◎ Như: "họa căn" nguồn gốc, nguyên cớ của tai họa, "bệnh căn" nguyên nhân của bệnh.
4. (Danh) Căn số (toán học).
5. (Danh) Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v.v. ◎ Như: "nhất căn côn tử" một cây gậy, "tam căn khoái tử" ba cái đũa.
6. (Danh) Họ "Căn".
7. (Danh) "Lục căn" (thuật ngữ Phật giáo) gồm: "nhãn" mắt, "nhĩ" tai, "tị" mũi, "thiệt" lưỡi, "thân" thân, "ý" ý.
8. (Động) Trồng sâu, ăn sâu vào. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm" , (Tận tâm thượng ) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.
9. (Phó) Triệt để, tận cùng. ◎ Như: "căn tuyệt" tiêu diệt tận gốc, "căn trừ" trừ khử tới cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ cây.
② Bộ dưới một vật gì cũng gọi là căn, như thiệt căn cuống lưỡi.
③ Căn do (nhân), như thiện căn căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn .
④ Nhà Phật gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là lục căn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rễ: Rễ cây;
② (loại) Khúc, sợi, que, cái...: Một khúc gỗ Hai sợi dây đay; Ba que diêm;
③ Chân, gốc, nguồn gốc, nền tảng, cội rễ: Nguồn gốc gây ra tai họa; Chân tường;
④ (toán) Căn số;
⑤ (văn) Gốc;
⑥ (tôn) Căn: Lục căn (theo nhà Phật, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây — Cái gốc rễ của sự việc — Tiếng nhà Phật, nghĩa là những giác quan, có thể sinh ra nghiệp thiện ác.

Từ ghép 37

sảo, tước
xiāo ㄒㄧㄠ, xuē ㄒㄩㄝ

sảo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất cấp cho bậc đại phu thời cổ, bậc đại phu được hưởng hoa lợi, thuế má trên đất đó — Một âm khác là Tước.

tước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vót, nạo
2. đoạt mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vót, gọt, đẽo. ◎ Như: "tước duyên bút" gọt bút chì. ◇ Trang Tử : "Tử Khánh tước mộc vi cự, cự thành, kiến giả kinh do quỷ thần" , , (Đạt sanh ) Phó mộc Khánh đẽo gỗ làm ra cái cự, cự làm xong, ai coi thấy giật mình tưởng như quỷ thần làm ra. § "Cự" là một nhạc khí thời xưa.
2. (Động) Chia cắt. ◇ Chiến quốc sách : "Tước địa nhi phong Điền Anh" (Tề sách nhất ) Cắt đất mà phong cho Điền Anh.
3. (Động) Trừ bỏ, đoạt hẳn. ◎ Như: "tước chức" cách mất chức quan, "tước địa" triệt mất phần đất. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
4. (Động) Suy giảm, yếu mòn. ◎ Như: "quốc thế nhật tước" thế nước ngày một suy yếu. ◇ Đặng Trần Côn : "Ngọc nhan tùy niên tước, Trượng phu do tha phương" , (Chinh Phụ ngâm ) Mặt ngọc càng năm càng kém, Trượng phu còn ở phương xa. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
5. (Động) Bóc lột. ◇ Dư Kế Đăng : "Phi đạo phủ khố chi tiền lương tắc tước sanh dân chi cao huyết" (Điển cố kỉ văn ) Không ăn cắp tiền của trong phủ khố thì cũng bóc lột máu mủ của nhân dân.
6. (Động) Quở trách. ◎ Như: "bị lão sư tước liễu nhất đốn" bị thầy mắng cho một trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Vót.
② Ðoạt hẳn, như tước chức cách mất chức quan, tước địa triệt mất phần đất.
③ Cái tước (cái nạo). Ðời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì lấy cái nạo nạo đi, gọi là cái tước. Ðức Khổng-tử làm kinh Xuân-thu, chỗ nào nên để thì viết, chỗ nào chữa thì nạo đi, vì thế nên chữa lại văn tự gọi là bút tước .
④ Mòn, người gầy bé đi gọi là sấu tước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gọt, vót: Gọt bút chì; Gọt vỏ táo;
② Tước bỏ, tước đoạt: Tước lấy đất;
③ (văn) Mòn: Gầy mòn;
④ (văn) Cái tước, cái nạo: (Ngb) Chữa lại văn tự. Xem [xue].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cắt, cạo, gọt. Xem [xiao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà tách ra, bóc ra, lột ra — Lột bỏ đi.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Đầu mối. ◇ Trang Tử : "Phản phúc chung thủy, bất tri đoan nghê" , (Đại tông sư ).
2. Tìm tòi, suy đoán. ◇ Hàn Dũ : "Thiên địa sự vật chi biến, khả hỉ khả ngạc, nhất ngụ ư thư, cố Húc (Trương Húc) chi thư, biến động do quỷ thần, bất khả đoan nghê" , , , (), , (Tống cao nhàn thượng nhân tự ).
3. Bờ bến, biên tế. ◇ Lục Sư : : "Dạ trường bất thành mị, Ưu lai vô đoan nghê" , (Tạp cảm ).
dự, tạ
xù ㄒㄩˋ, yù ㄩˋ

dự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên vui
2. châu Dự (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi lớn. ◇ Thuyết văn giải tự : "Tượng chi đại giả" (Dự ). § Thuyết văn giải tự cũng ghi thêm: chữ thuộc bộ "tượng" (cổ văn).
2. (Danh) Yên vui, an lạc. ◇ Tân ngũ đại sử : "Ưu lao khả dĩ hưng quốc, dật dự khả dĩ vong thân, tự nhiên chi lí dã" , , (Linh Quan truyện , Tự ) Lo nhọc có thể làm hưng thịnh nước, nhàn dật có thể vong thân, (đó là) lẽ tự nhiên vậy.
3. (Danh) Châu "Dự", nay thuộc đất phía tây Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc Hồ Bắc (Trung Quốc).
4. (Danh) Tên riêng của tỉnh Hà Nam.
5. (Danh) Họ "Dự".
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "dự giá" ra giá không thật (bán giá lừa gạt).
7. (Động) Tham dự. § Thông "dự" .
8. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thư Kinh : "Vương hữu tật, phất dự" , (Kim đằng ) Vua có bệnh, không vui.
9. (Tính) Không quả quyết. ◎ Như: "do dự" không quả quyết. § "Do dự" là tên hai con thú, tính đa nghi.
10. (Phó) Trước, sẵn. § Thông "dự" . ◎ Như: "dự bị" phòng bị sẵn.
11. Một âm là "tạ". Cũng như "tạ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yên vui, như hạ dự rỗi nhàn.
② Sớm, như phàm sự dự tắc lập phàm sự gì liệu sớm đi thì nên.
③ Châu Dự, nay thuộc vào cõi đất phía tây tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, và phía bắc Hồ Bắc nước Tàu, vì thế nên mới gọi tỉnh Hà Nam là tỉnh dự.
Do dự tên hai con thú, tính đa nghi, vì thế nên người nào làm việc không quả quyết cũng gọi là do dự.
⑤ Tham dự.
⑥ Một âm là tạ, cùng nghĩa với chữ tạ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn)Vui vẻ, hoan hỉ: Nét mặt có vẻ không vui;
② Yên vui;
③ Như [yù] (bộ nghĩa ①, ②);
④ (văn) Con dự (một loài thú có tính đa nghi): Do dự;
⑤ [Yù] (Tên riêng của) tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) (thời xưa là châu Dự).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con voi thật lớn — Vui vẻ. Vui lòng — Trước khi việc xẩy ra gọi là Dự — Góp mặt, góp phần. Tham gia — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khôn, trên quẻ Chấn — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, đất cũ nay thuộc tỉnh Hà Nam — một tên chỉ tỉnh Hà Nam.

Từ ghép 11

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi lớn. ◇ Thuyết văn giải tự : "Tượng chi đại giả" (Dự ). § Thuyết văn giải tự cũng ghi thêm: chữ thuộc bộ "tượng" (cổ văn).
2. (Danh) Yên vui, an lạc. ◇ Tân ngũ đại sử : "Ưu lao khả dĩ hưng quốc, dật dự khả dĩ vong thân, tự nhiên chi lí dã" , , (Linh Quan truyện , Tự ) Lo nhọc có thể làm hưng thịnh nước, nhàn dật có thể vong thân, (đó là) lẽ tự nhiên vậy.
3. (Danh) Châu "Dự", nay thuộc đất phía tây Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc Hồ Bắc (Trung Quốc).
4. (Danh) Tên riêng của tỉnh Hà Nam.
5. (Danh) Họ "Dự".
6. (Động) Lừa dối. ◎ Như: "dự giá" ra giá không thật (bán giá lừa gạt).
7. (Động) Tham dự. § Thông "dự" .
8. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thư Kinh : "Vương hữu tật, phất dự" , (Kim đằng ) Vua có bệnh, không vui.
9. (Tính) Không quả quyết. ◎ Như: "do dự" không quả quyết. § "Do dự" là tên hai con thú, tính đa nghi.
10. (Phó) Trước, sẵn. § Thông "dự" . ◎ Như: "dự bị" phòng bị sẵn.
11. Một âm là "tạ". Cũng như "tạ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Yên vui, như hạ dự rỗi nhàn.
② Sớm, như phàm sự dự tắc lập phàm sự gì liệu sớm đi thì nên.
③ Châu Dự, nay thuộc vào cõi đất phía tây tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, và phía bắc Hồ Bắc nước Tàu, vì thế nên mới gọi tỉnh Hà Nam là tỉnh dự.
Do dự tên hai con thú, tính đa nghi, vì thế nên người nào làm việc không quả quyết cũng gọi là do dự.
⑤ Tham dự.
⑥ Một âm là tạ, cùng nghĩa với chữ tạ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trường học mở tại một châu, thời cổ Trung Hoa — Một âm là Dự. Xem Dự.
nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

Từ điển trích dẫn

1. Lên trời.
2. Chết. ◇ Lí Ước : "Ngọc liễn thăng thiên nhân dĩ tận, Cố cung do hữu thụ trường sanh" , (Quá Hoa Thanh cung ) Xe ngọc (vua đi) lên chầu trời, người đã hết, Cung xưa còn lại cây sống lâu. ☆ Tương tự: "tiên du" , "khứ thế" , "thệ thế" , "viên tịch" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên trời. Bay lên trời.

Từ điển trích dẫn

1. Vuốt, nắn, xoa. ◇ Sa Đinh : "Tha trầm mặc hạ lai, hân thưởng tự địa ma sa trước thủ lí đích trà hồ" , (Đào kim kí , Nhị thập).
2. Vỗ, đập (tay từ trên xuống dưới).
3. Mài giũa, trác ma.
4. Mô hồ, mập mờ. ◇ Lục Du : "Ma sa khốn tiệp hỉ thang thục, Tiểu bình tự sách san trà hương" , (Thụy khởi khiển hoài ).
5. Tiêu ma. ◇ Vương Cửu Tư : "Tòng kim hậu, thanh san chỉ hứa, Sào Do thải, hoàng kim hưu bả Tương Như mãi, ma sa liễu tráng hoài" , , , , (Khúc giang xuân , Đệ tứ chiệp ).
6. Mò mẫm, tìm tòi. ◇ Hồng Nhân Can : "Thí như hắc ám chi trung vị đổ thiên mục, ám trung ma sa, bất biện phương vị, hà năng bất ngộ nhập mê đồ dĩ đãi thiên hiểu hồ?" , , , (Tru yêu hịch văn ).

chưởng quản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quản lý, cai quản, nắm giữ

Từ điển trích dẫn

1. Quản lí, coi sóc, trông nom. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bỉ hệ Ninh phủ trưởng tôn, hựu hiện tập chức, phàm tộc trung sự tự hữu tha chưởng quản" , , (Đệ tứ hồi) Vì là cháu trưởng bên phủ Ninh, hiện đương tập chức, bao nhiêu việc trong họ đều do ông ta trông nom hết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Chưởng lí .

Từ điển trích dẫn

1. Dùng sức người làm ra. ☆ Tương tự: "nhân vi" . ★ Tương phản: "tự nhiên" , "thiên nhiên" .
2. Trong công việc, một người làm gọi là "nhất công" , "nhân công" tức là số người làm. ◎ Như: "tu giá sở phòng tử tất tu đa thiểu nhân công" sửa chữa căn nhà này cần bao nhiêu người làm?
3. Giá tiền làm công, tiền công. ☆ Tương tự: "báo thù" , "công tiền" , "công tư" , "tân kim" . ◎ Như: "hiện tại nhân công ngận quý" bây giờ tiền làm công rất cao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm do sức người ( không phải sức máy ). Đừng lầm Nhân công với Công nhân ( người thợ, người làm việc nặng ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.