xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

Từ điển trích dẫn

1. Làm cho người cảm động mà thuận phục. ◇ Tần Quan : "Vương giả sở dĩ cảm phục thiên hạ giả, huệ dữ uy dã" , (Đạo tặc sách thượng ).
2. Cảm động, bội phục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tương Vân thính liễu, tâm trung tự thị cảm phục, cực tán tha tưởng đắc chu đáo" , , (Đệ tam thập thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rung động trong lòng mà xin theo — Ta còn hiểu là kính trọng tài ba đức độ.
sạ, trách
zé ㄗㄜˊ

sạ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Sạ .

trách

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Sử Kí : "Ngụy Kì tất nội quý, đỗ môn trách thiệt tự sát" , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Ngụy Kì ắt sẽ xấu hổ trong lòng, đóng cửa cắn lưỡi tự sát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng răng mà cắn.
sưu
sōu ㄙㄡ

sưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trổ (khắc gỗ bằng lưỡi cưa nhỏ)
2. sắt rỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạm, khắc. ◇ Tả Tư : "Mộc vô điêu sưu, thổ vô đề cẩm" , (Ngụy đô phú ) Gỗ không chạm trổ, đất không thêu thùa.
2. (Động) Lấn chiếm, ăn mòn, đục khoét. ◇ Hồ Lệnh Năng : "Hồ phong tự kiếm sưu nhân cốt" (Vương Chiêu Quân ) Gió đất Hồ giống như gươm đâm thấu xương.

Từ điển Thiều Chửu

① Trổ, khắc. Nguyên là chữ

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trổ (khắc gỗ bằng lưỡi cưa nhỏ);
② Sắt rỉ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khắc vào gỗ.

biến động

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến động

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa. ◇ Lão Xá : "Luân Đôn đích thiên khí biến động đích bất đại, khả thị biến động đắc ngận khoái" , (Nhị mã , Đệ tam đoạn bát) Khí trời Luân Đôn biến hóa không nhiều, nhưng khi mà biến hóa thì lại rất nhanh.
2. Thông đạt quyền biến. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Nhược năng khứ Diên Châu chi hiệp dĩ tự nhậm, phủ quan trung chi nhân dĩ kì tín, nhi hựu trầm viễn biến động, tắc hà địch chi cảm tiên tai?" , , , (Thượng Phạm Hi Văn thư ).
3. Biến loạn, động loạn. ◇ Tùy Thư : "Thiên hạ biến động, Tâm tinh kiến tường" , (Thiên văn chí trung ).
4. Di động, cải biến. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, di động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi mạnh mẽ thình lình.
bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

điến, điện, đán
diàn ㄉㄧㄢˋ

điến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Cung đền, nhà vua ở gọi là điện, chỗ thờ thần thánh cũng gọi là điện. Ta gọi vua hay thần thánh là điện hạ 殿 là bởi nghĩa đó.
② Một âm là điến. Trấn định, yên tĩnh, đi sau quân cũng gọi là điến.
③ Xét công thua kém người gọi là điến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: 殿 Cung điện;
② (Đi) sau (trong cuộc hành quân): 殿 Đi sau cùng;
③ (văn) Trấn định, trấn thủ: 殿 Giúp thiên tử trấn thủ bốn phương (Thi Kinh: Tiểu nhã, Thái thúc).

điện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sảnh đường cao lớn (thường chỉ chỗ vua chúa ở, chỗ thờ thần thánh). ◎ Như: "cung điện" 殿 cung vua chúa, "Phật điện" 殿 đền thờ Phật. § Ghi chú: Ta gọi vua hay thần thánh là "điện hạ" 殿 là bởi nghĩa đó.
2. (Danh) Hậu quân, quân đi sau để bảo vệ toàn quân.
3. (Tính) Cuối, sau cùng. ◎ Như: "điện quân" 殿 quân ở sau cùng.
4. (Động) Trấn định, trấn thủ, bảo vệ. ◇ Luận Ngữ : "Mạnh Chi Phản bất phạt, bôn nhi điện, tương nhập môn, sách kì mã, viết: Phi cảm hấu dã, mã bất tiến dã" , 殿, , , : , (Ung dã ) Ông Mạnh Chi Phản không khoe công. Khi binh thua chạy, ông ở lại sau che chở. Khi vào cửa thành, ông quất ngựa, nói rằng: "Không phải tôi dám ở lại sau, chỉ vì con ngựa không chạy mau được". § Ghi chú: Ông Mạnh Chi Phản, làm đại phu nước Lỗ, đã khiêm nhường nói rằng tại con ngựa ông đi chậm chứ chẳng phải ông gan dạ hơn mấy tướng khác.
5. (Động) Kết thúc, chấm dứt. ◇ Tô Thức : "Ân cần mộc thược dược, Độc tự điện dư xuân" , 殿 (Vũ tình hậu ) Ân cần cây thược dược, Một mình xong hết mùa xuân còn lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cung đền, nhà vua ở gọi là điện, chỗ thờ thần thánh cũng gọi là điện. Ta gọi vua hay thần thánh là điện hạ 殿 là bởi nghĩa đó.
② Một âm là điến. Trấn định, yên tĩnh, đi sau quân cũng gọi là điến.
③ Xét công thua kém người gọi là điến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: 殿 Cung điện;
② (Đi) sau (trong cuộc hành quân): 殿 Đi sau cùng;
③ (văn) Trấn định, trấn thủ: 殿 Giúp thiên tử trấn thủ bốn phương (Thi Kinh: Tiểu nhã, Thái thúc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tòa nhà to lớn — Một âm là Đán. Xem Đán.

Từ ghép 9

đán

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân đi sau. Toán hậu quân — Công lao của cấp dưới — Trấn giữ — Một âm là Điện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời khen chê hàng tháng. Do điển Hứa Tỉnh và Hứa Thiệu đời Hậu Hán, mỗi tháng đều kiểm điểm hành động ngôn ngữ của mình, và nổi tiếng là người hiền — Chỉ sự khen chê. Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ có câu: » Một là mở tấm đan thanh, hai là rửa tiếng nguyệt bình chê bai «.

khinh khiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

lẳng lơ, không đứng đắn

Từ điển trích dẫn

1. Ngôn ngữ cử chỉ không trang trọng, thiếu nghiêm túc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhi đế thiên tư khinh điêu, uy nghi bất khác" , (Đệ tứ hồi) Mà nhà vua thiên tư mỏng manh, kém vẻ uy nghi nghiêm chỉnh. ☆ Tương tự: "điêu bạc" , "khinh bạc" , "khinh phù" .
2. Hành động không trầm tĩnh, không ổn trọng. ◇ Tả truyện : "Sở sư khinh điêu, dị chấn đãng dã" , (Tương Công nhị thập lục niên ).
khán, khản
kǎn ㄎㄢˇ, kàn ㄎㄢˋ

khán

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vui hòa, vui vầy;
② 【】khán nhiên [kànrán] Yên ổn.

khản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vui vầy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vui vẻ, hoan lạc.
2. (Tính) Tự đắc.
3. (Tính) Yên ổn, an định.
4. (Tính) Cương trực, cứng cỏi.
5. (Động) Ra khỏi.
6. (Danh) Họ "Khản".

Từ điển Thiều Chửu

① Vui vầy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cương trực, ngay thẳng (như , bộ ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.