thủy, thí, thỉ
shǐ ㄕˇ

thủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt đầu, mới, trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ bắt đầu, khởi điểm. ◎ Như: "tự thủy chí chung" từ đầu tới cuối. ◇ Lễ Kí : "Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy" , (Đại Học ) Vật có gốc ngọn, việc có đầu có cuối.
2. (Phó) Mới, thì mới, rồi mới. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai, Do bão tì bà bán già diện" , (Tì bà hành ) Gọi đến nghìn vạn lần mới bước ra, Còn ôm đàn tì bà che nửa mặt.
3. Một âm là "thí". (Trợ) Từng. ◎ Như: "vị thí" chưa từng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, trước.
② Một âm là thí. Tiếng trợ ngữ, như vị thí chưa từng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắt đầu, mở đầu: Bắt đầu báo cáo; Từ đầu chí cuối;
② (văn) Lúc đầu: Lúc đầu đối với người khác, ta nghe lời họ nói mà tin ở việc họ làm (Luận ngữ);
③ (văn) Vừa mới, mới vừa: Nay nhà vua vừa mới có được thiên hạ (Sử kí).【】 thủy chung [shêzhong] Trước sau, từ đầu chí cuối: Trước sau không thay đổi; Trước sau như một; Bền bỉ;
④ Mới: Tuần hành đến 5 giờ chiều mới tan; Kêu mãi gọi mãi mới chịu ra (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
⑤ Từng: Chưa từng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa con mới lọt lòng mẹ — Bắt đầu — Mới. Vừa mới — Cũng đọc Thủy.

Từ ghép 11

thí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ bắt đầu, khởi điểm. ◎ Như: "tự thủy chí chung" từ đầu tới cuối. ◇ Lễ Kí : "Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy" , (Đại Học ) Vật có gốc ngọn, việc có đầu có cuối.
2. (Phó) Mới, thì mới, rồi mới. ◇ Bạch Cư Dị : "Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai, Do bão tì bà bán già diện" , (Tì bà hành ) Gọi đến nghìn vạn lần mới bước ra, Còn ôm đàn tì bà che nửa mặt.
3. Một âm là "thí". (Trợ) Từng. ◎ Như: "vị thí" chưa từng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, trước.
② Một âm là thí. Tiếng trợ ngữ, như vị thí chưa từng.

thỉ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắt đầu, mở đầu: Bắt đầu báo cáo; Từ đầu chí cuối;
② (văn) Lúc đầu: Lúc đầu đối với người khác, ta nghe lời họ nói mà tin ở việc họ làm (Luận ngữ);
③ (văn) Vừa mới, mới vừa: Nay nhà vua vừa mới có được thiên hạ (Sử kí).【】 thủy chung [shêzhong] Trước sau, từ đầu chí cuối: Trước sau không thay đổi; Trước sau như một; Bền bỉ;
④ Mới: Tuần hành đến 5 giờ chiều mới tan; Kêu mãi gọi mãi mới chịu ra (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
⑤ Từng: Chưa từng.
bạc, phu, phổ
bó ㄅㄛˊ, bù ㄅㄨˋ, fū ㄈㄨ, pò ㄆㄛˋ, pǔ ㄆㄨˇ

bạc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bạc mạc — Các âm khác là Phổ, Phu.

Từ ghép 1

phu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phân chia sắp đặt — Bày biện ra — Các âm khác là Bạc, Phổ. Xem các âm này.

phổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. to lớn
2. khắp nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng lớn. ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ phổ nguyên, Nãi trắc nam cương" , (Đại nhã , Công lưu ) Nhìn đồng rộng lớn kia, Bèn trèo lên núi nam.
2. (Tính) Khắp, phổ biến. § Thông "phổ" . ◇ Thi Kinh : "Phổ thiên chi hạ, Mạc phi vương thổ" , (Tiểu nhã , Bắc san ) Khắp nơi dưới trời, Đâu chẳng là đất của vua.

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn.
② Khắp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rộng lớn;
② Phổ biến, khắp: Khắp dưới vòm trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bến sông lớn — To lớn. Rộng lớn — Khắp cả — Dùng như chữ Phổ .

bất phân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Bất phân" : (1) Không biết rõ, không biện biệt. ◇ Khuất Nguyên : "Thế hỗn trọc nhi bất phân hề" (Li Tao ) Đời rối loạn mà không biết phân biệt hề. (2) Không phân tán. ◇ Lí Ngư : "Tư lộ bất phân, văn tình chuyên nhất" , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc ) Mạch lạc tư duy không phân tán, văn tình chuyên nhất.
2. "Bất phẫn" : (1) Không lường, không biết, bất liệu. ◇ Trần Đào : "Dong hoa bất phẫn tùy niên khứ, Độc hữu trang lâu minh kính tri" , (Thủy điệu từ 調) Mặt hoa nào biết tàn năm tháng, Chỉ có lầu trang gương sáng hay. (2) Bất bình, bất tâm phục. ◇ Cổ Trực : "Thuần lư bất phẫn nhân thu khởi, Khối lỗi sanh tăng tá tửu kiêu" , (Tạp cảm kí sở sanh nhất xưởng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không rõ ràng, không biết rõ. Chẳng hạn bất phân thắng phụ ( không rõ được thua ).

bất phẫn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Bất phân" : (1) Không biết rõ, không biện biệt. ◇ Khuất Nguyên : "Thế hỗn trọc nhi bất phân hề" (Li Tao ) Đời rối loạn mà không biết phân biệt hề. (2) Không phân tán. ◇ Lí Ngư : "Tư lộ bất phân, văn tình chuyên nhất" , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc ) Mạch lạc tư duy không phân tán, văn tình chuyên nhất.
2. "Bất phẫn" : (1) Không lường, không biết, bất liệu. ◇ Trần Đào : "Dong hoa bất phẫn tùy niên khứ, Độc hữu trang lâu minh kính tri" , (Thủy điệu từ 調) Mặt hoa nào biết tàn năm tháng, Chỉ có lầu trang gương sáng hay. (2) Bất bình, bất tâm phục. ◇ Cổ Trực : "Thuần lư bất phẫn nhân thu khởi, Khối lỗi sanh tăng tá tửu kiêu" , (Tạp cảm kí sở sanh nhất xưởng ).
bị, phát
bèi ㄅㄟˋ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

bị

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tóc mượn (giống như đuôi gà giả).

phát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tóc. § Ghi chú: Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. ◎ Như: "thúc phát thụ thư" búi tóc đi học, "kết phát tòng nhung" búi tóc ra lính, "hoàng phát" tóc bạc (tóc người già). ◇ Đào Uyên Minh : "Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc" , , , (Đào hoa nguyên) Đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
2. (Danh) Chỉ cây cối trên núi. ◇ Trang Tử : "Cùng phát chi bắc, hữu minh hải giả, thiên trì dã" , , (Tiêu dao du ) Phía bắc cây cối trên núi khô cằn, có bể thẳm, tức là ao trời.
3. (Danh) Một phần nghìn của một tấc gọi là một "phát".
4. (Danh) Họ "Phát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tóc. Lễ đời xưa lúc nhỏ đều bỏ xõa tóc, lúc lớn lên thì búi tóc. Như nói thúc phát thụ thư búi tóc đi học, kết phát tòng nhung búi tóc ra lính, đều nói về thì trai trẻ cả. Ðến lúc già gọi là hoàng phát . Ðào Uyên Minh : Nam nữ y trước, tất như ngoại nhân, hoàng phát thùy thiều, tịnh di nhiên tự lạc (Ðào hoa nguyên) đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
② Một phần nghìn của một tấc gọi là một phát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tóc trên đầu. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Cười cười nói nói thẹn thùng, mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại «. ( Bạch phát là tóc trắng, tóc bạc, chỉ tuổi già ). — Tên một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 1/10 li — Phát phu : Tóc và da. Hiếu kinh có câu: » Thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu.. «, nghĩa là thân thể tóc da con người là bẩm thụ bởi cha mẹ. » Tưởng gần thôi lại nghĩ xa, có khi hình ảnh cũng là phát phu «. ( B.C.K.N ).

Từ ghép 13

tập
qì ㄑㄧˋ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tu bổ lại
2. chồng chất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy cỏ tranh che lợp lại mái nhà. ◇ Khuất Nguyên : "Trúc thất hề thủy trung, tập chi hề hà cái" , (Cửu ca , Tương Phu nhân ) Cất nhà hề trong nước, lợp mái hề cây sen.
2. (Động) Tu bổ, sửa sang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tu tập thành viên, phủ dụ cư dân" , (Đệ thập nhất hồi) Sửa sang thành quách, phủ dụ dân cư.
3. (Động) Chồng chất, tích lũy. ◇ Khuất Nguyên : "Ngư tập lân dĩ tự biệt hề, giao long ẩn kì văn chương" , (Cửu chương , Bi hồi phong ) Bầy cá chồng chất vảy để làm cho mình khác lạ hề, giao long che giấu vẻ sáng rỡ của mình đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tu bổ lại. Lấy cỏ lấy lá giọi lại mái nhà gọi là tập. Sửa sang lại nhà cửa cũng gọi là tập.
② Chồng chất, họp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chữa, tu bổ lại, giọi lại (mái nhà): Chữa nhà, lợp lại nhà;
② Chồng chất, họp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên thứ cỏ thường dùng để lợp nhà thời xưa.

Từ ghép 1

tẫn
jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ tẫn (màu vàng, dùng để nhuộm)
2. tiến lên
3. củi cháy còn thừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "tẫn" (Arthraxon ciliare). § Thân nó dùng để nhuộm vàng, nên còn gọi là "hoàng thảo" .
2. (Tính) Trung thành. ◎ Như: "trung tẫn" trung thành. ◇ Thi Kinh : "Vương chi tẫn thần, Vô niệm nhĩ tổ" , (Đại nhã , Văn vương ) Những bề tôi trung nghĩa của nhà vua, Hãy nghĩ đến tổ tiên của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tẫn. Cành lá nó dùng để nhuộm vàng, nên lại gọi là hoàng thảo .
② Tiến lên. Bầy tôi hiền gọi là tẫn thần ý nói tấm lòng trung nghĩa càng ngày càng tiến vậy.
③ Củi cháy còn thừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ tẫn (Arthra-xon hispidus, loại cỏ dùng làm nguyên liệu giấy, làm thuốc nhuộm vàng, còn gọi là hoàng thảo);
② (văn) Trung, trung thành: Bề tôi trung thành, trung thần;
③ (văn) Củi cháy còn thừa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các tàn đóm, tàn đuốc.

Từ ghép 1

tăng
sēng ㄙㄥ

tăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nam sư

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sư nam, người đàn ông tu theo đạo Phật. § Tiếng Phạn "Sangha", phiên âm Hán thành "Tăng-già" là một đoàn thể đệ tử Phật. Trong luật định, bốn vị sư trở lên mới gọi là "Tăng-già".

Từ điển Thiều Chửu

① Sư nam, đàn ông đi tu đạo Phật gọi là tăng. Nguyên tiếng Phạm gọi là Tăng già nghĩa là một đoàn thể đệ tử Phật, trong luật định bốn vị sư trở lên mới gọi là Tăng già.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thầy tu, sư (tiếng gọi tắt của từ [seng jià]): Sư nhiều cháo ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đàn ông đi tu theo đạo Phật. Ông sư.

Từ ghép 18

đỗ
dù ㄉㄨˋ

đỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây đỗ (còn gọi là cây đường lê)
2. ngăn chặn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây đỗ (một loại đường lê), gỗ dùng làm nguyên liệu.
2. (Danh) Một thứ cỏ thơm.
3. (Danh) Họ "Đỗ".
4. (Động) Ngăn chận, chấm dứt. ◎ Như: "đỗ tuyệt tư tệ" ngăn chận, chấm dứt những tệ hại riêng. ◇ Phù sanh lục kí : "Trình huyện lập án, dĩ đỗ hậu hoạn khả dã" , (Khảm kha kí sầu ) Báo huyện làm án kiện, để có thể ngăn ngừa hậu hoạn.
5. (Động) Bày đặt, bịa đặt. ◎ Như: "đỗ soạn" bày đặt không có căn cứ, bịa đặt, niết tạo, hư cấu. § Ghi chú: "Đỗ Mặc" người đời Tống, làm thơ phần nhiều sai luật, nên nói "đỗ soạn" là không hợp cách.
6. (Động) Bài trừ, cự tuyệt.
7. (Tính) (Thuộc về) bản xứ. ◎ Như: "đỗ bố" vải bản xứ, "đỗ mễ" gạo bản xứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây đỗ (một loài lê).
② Một thứ cỏ thơm.
③ Lấp, như đỗ tuyệt tư tệ lấp hết tệ riêng.
④ Phàm sự gì tự ý bày vẽ ra không có bằng cứ gì gọi là đỗ soạn .
⑤ Tục gọi cái gì xuất bản ở đất mình là đỗ, như đỗ bố vải bản xứ, đỗ mễ gạo bản xứ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây đường lê (thường gọi là cây đỗ);
② Một thứ cỏ thơm;
③ Chặn lại, chấm dứt: Đóng cửa không tiếp khách; Ngăn chặn các thói xấu;
④ Bày vẽ vô căn cứ. 【】đỗ soạn [dùzhuàn] Bịa đặt, nặn ra: Câu chuyện này viết về người thật việc thật, không phải bịa đặt;
⑤ (Thuộc) bản xứ: Vải bản xứ, vải nội; Gạo bản xứ;
⑥ [Dù] (Họ) Đỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại cây, còn gọi là Cam Đường — Lấp nghẹt — Họ người.

Từ ghép 8

du, dũ
dòu ㄉㄡˋ, yú ㄩˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quá, vượt ra ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, quá, hơn. ◎ Như: "du hà" vượt qua sông, "du tường" leo qua tường, "du kì" quá thời hạn, "niên du thất thập" tuổi hơn bảy mươi.
2. (Động) Trải qua. ◇ Liêu trai chí dị : "Du sổ nguyệt, Vương dĩ thân lão tử ấu, mỗi thiết hoài ức, dĩ ý cáo nữ" , , , (Tiên nhân đảo ) Mấy tháng trôi qua, Vương vì còn cha mẹ già con nhỏ, nhung nhớ thiết tha, ngỏ ý với nàng.
3. (Phó) Càng, càng thêm. ◇ Hoài Nam Tử : "Bất túc dĩ cấm gian tắc tà, loạn nãi du tư" , (Nguyên đạo ) Không đủ để ngăn cấm gian tà, loạn càng tăng thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Vượt qua. Như du hà vượt qua sông.
② Hơn.
③ Càng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt qua, vượt hơn, hơn: Vượt qua sông; Chúng tôi còn thân nhau hơn cả ruột thịt;
② Vượt quá;
③ Càng, càng thêm: Nó càng đau hơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Càng thêm.

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quá, vượt ra ngoài
nhàn
xián ㄒㄧㄢˊ

nhàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: nhàn nhã )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quen thuộc, thành thạo. ◇ Sử Kí : "Bác văn cường chí, minh ư trị loạn, nhàn ư từ lệnh" , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Hiểu biết rộng, trí nhớ rất mạnh, sáng suốt trong việc trị yên, thành thạo về ứng đối.
2. (Tính) Văn nhã, ưu mĩ. ◎ Như: "nhàn nhã" nhã nhặn. "nhàn thục" văn nhã hiền thục.
3. § Cũng viết là "nhàn" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhã nhặn, tao nhã, thanh lịch.【】nhàn tĩnh [xiánjìng] Nhã nhặn trầm tĩnh;
② Giỏi, khéo léo, thành thạo, thành thục, thông thạo: Khéo ăn nói.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhàn .

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.