dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngựa trạm (đưa thư, truyền chỉ dụ)
2. việc quân đội

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa dùng để đưa thư từ, công văn ngày xưa. ◇ Bạch Cư Dị : "Đạo phùng trì dịch giả, Sắc hữu phi thường cụ" , (Kí ẩn giả ) Trên đường gặp người ruổi ngựa trạm, Sắc mặt sợ kinh hồn.
2. (Danh) Trạm. § Ngày xưa đặt các trạm để truyền đưa văn thư, mỗi trạm có một chức quan coi giữ, gọi là "dịch thừa" . ◇ Lục Du : "Dịch ngoại đoạn kiều biên, Tịch mịch khai vô chủ" , (Vịnh mai ) Ngoài trạm bên cầu gãy, (Hoa mai) không có chủ lặng lẽ nở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa trạm, dùng ngựa đưa thư. Ngày xưa đặt các trạm để truyền đưa văn thư, mỗi trạm có một chức quan coi giữ, gọi là dịch thừa .
② Lạc dịch liền nối không dứt. Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa trạm (để đưa thư từ, công văn thời xưa). 【】dịch trạm [yìzhàn] (cũ) Trạm dịch (trạm truyền thư tín, công văn thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng ngựa để cguyển giấy tờ như thư từ theo đường bộ.

Từ ghép 9

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đồ sứ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ sứ. § Xem thêm "đào" .
2. (Tính) Làm bằng sứ. ◎ Như: "từ bàn" , "từ oản" , "từ bôi" .
3. (Động) (Phương ngôn) Đờ mắt. § Chỉ tròng mắt không động đậy. ◇ Lương Bân : "Chu Lão Trung thính đáo giá lí, từ trước nhãn châu, trành trước đăng miêu hoảng động, bán thiên bất thuyết nhất cú thoại" , , , (Hồng kì phổ , Ngũ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ sứ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đồ sứ: Đồ sứ chưa nung; (Cái) bình sứ, lọ sứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ sứ ( đồ gốm có tráng men ).

Từ ghép 1

biểu, biễu, phu
fú ㄈㄨˊ, piǎo ㄆㄧㄠˇ

biểu

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết đói. Như chữ Biểu — Một âm khác là Phu.

biễu

phồn thể

Từ điển phổ thông

chết đói

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ, lá hình kim, mùa thu mọc tua như lúa, xanh lục nhạt.
2. (Danh) Màng mỏng bao ngoài thân cây lau. § Vì màng cây lau mỏng mà lại ở trong thân, nên đời sau gọi họ xa là "gia phu" . ◇ Liêu trai chí dị : "Nương tử chu môn tú hộ, thiếp tố vô gia phu thân, lự trí ki hiềm" , , (Phong Tam nương ) Nhà cô gác tía lầu son, tôi vốn không phải bà con họ hàng chi, e sợ (người ta) tị hiềm.
3. Một âm là "biễu". (Danh) Người chết đói. § Thông "biễu" . ◇ Nguyễn Du : "Nhãn kiến cơ biễu tử đương đạo" (Trở binh hành ) Tận mắt thấy người chết đói trên đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chết đói (như , bộ ).

phu

phồn thể

Từ điển phổ thông

màng bao ngoài ở các cây mới nảy mầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ, lá hình kim, mùa thu mọc tua như lúa, xanh lục nhạt.
2. (Danh) Màng mỏng bao ngoài thân cây lau. § Vì màng cây lau mỏng mà lại ở trong thân, nên đời sau gọi họ xa là "gia phu" . ◇ Liêu trai chí dị : "Nương tử chu môn tú hộ, thiếp tố vô gia phu thân, lự trí ki hiềm" , , (Phong Tam nương ) Nhà cô gác tía lầu son, tôi vốn không phải bà con họ hàng chi, e sợ (người ta) tị hiềm.
3. Một âm là "biễu". (Danh) Người chết đói. § Thông "biễu" . ◇ Nguyễn Du : "Nhãn kiến cơ biễu tử đương đạo" (Trở binh hành ) Tận mắt thấy người chết đói trên đường.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái màng bao ngoài cái mầm các giống thực vật mới nở.
② Gia phu cái mạng mỏng trong thân cây lau, người ta thường bóc ra để làm mạng sáo. Vì nó mỏng mà lại ở trong thân cây, nên đời sau gọi họ xa là gia phu.
③ Một âm là biễu. Cùng nghĩa với chữ biễu chết đói.

Từ điển Trần Văn Chánh

Màng bao ngoài các cây mầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ dại — Một âm là Biểu. Xem Biểu.
trẫm
zhèn ㄓㄣˋ

trẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ta đây (tự xưng)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Tiếng tự xưng (ngày xưa). ◇ Khuất Nguyên : "Trẫm hoàng khảo viết Bá Dong" (Li tao ) Cha (đã mất) của tôi tên là Bá Dong.
2. (Đại) Từ Tần Thủy Hoàng trở đi, chỉ có vua mới tự xưng là "trẫm". ◇ Tô Tuân : "Trẫm chí tự định" (Trương Ích Châu họa tượng kí ) Ý trẫm đã định.
3. (Danh) Điềm triệu. ◎ Như: "trẫm triệu" điềm triệu.
4. (Danh) Đường khâu áo giáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ta đây, tiếng dùng của kẻ tôn quý, như vua tự nói mình thì tự xưng là trẫm.
② Trẫm triệu cái điềm báo trước sắp xảy ra một sự gì.
③ Ðường khâu áo giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ta (từ vua dùng để tự xưng từ đời Tần Thủy Hoàng [năm 221 trước CN]; trước kia là đại từ nhân xưng phổ thông ngôi thứ nhất);
② (văn) Triệu chứng, điềm (báo);
③ (văn) Đường khâu áo giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta ( tiếng tự xưng của vua ) — Cái điềm báo trước.

Từ ghép 2

tiểu thuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiểu thuyết, truyện

Từ điển trích dẫn

1. Điều vui thú nhỏ nhặt. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Bao Tự chi bại, nãi lệnh U Vương hiếu tiểu thuyết dĩ trí đại diệt" , (Nghi tự ).
2. Lời vụn vặt lệch lạc. ◇ Trang Tử : "Sức tiểu thuyết dĩ can huyện lệnh, kì ư đại đạt diệc viễn hĩ" , (Ngoại vật ).
3. Chuyện đầu đường xó chợ, đạo thính đồ thuyết (). Sau chỉ những trước tác tạp nhạp.
4. Chỉ loại văn diễn thuật cố sự bắt đầu thịnh hành từ đời Đường.
5. Đời Tống, tiểu thuyết là một trong số những thuyết thoại gia, mở đầu từ thời mạt Đường, kể chuyện linh quái, đánh võ, truyền kì, thuyết kinh, v.v.
6. Chuyên chỉ loại văn kể cố sự (bình thoại, thoại bổn,...). Chẳng hạn: Thủy hử truyện, Kim Bình Mai, v.v.
7. Cận đại, chỉ tác phẩm văn học miêu tả nhân vật cố sự, có bố cục hoàn chỉnh, với chủ đề, tình tiết diễn tiến nhất quán, phản ánh sinh hoạt xã hội (tiếng Anh: novel; fiction; story).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại văn xuôi chép những truyện do trí tưởng tượng đặt ra. Thơ Tản Đà: » Thần tiên, Giấc mộng, văn tiểu thuyết «.
trĩ
shì ㄕˋ, zhǐ ㄓˇ, zhì ㄓˋ

trĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngừng, đứng lâu
2. đứng đối diện, đối lập
3. quán bên đường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngừng, đứng lâu. ◇ Hoài Nam Tử : "Hạc trĩ nhi bất thực, trú ngâm tiêu khốc" , (Tu vụ ) Hạc đứng không ăn, ngày rên đêm khóc.
2. (Động) Đối lập, đứng sừng sững. ◎ Như: "hùng cứ hổ trĩ" gấu chiếm đóng, cọp đứng sừng sững. § Cũng như nói "hùng bá nhất phương" .
3. (Danh) Quán trên đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng — Đầy đủ.
lưỡng, lượng, lạng
liǎng ㄌㄧㄤˇ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Một cặp, một đôi — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

Từ ghép 17

lượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị trọng lượng của Trung Hoa và Việt Nam, tức một Lạng ta, bằng 1/16 cân ta — Một âm khác là Lưỡng, xem vần Lưỡng.

Từ ghép 4

lạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đi đường, người ngoài đường — Người không can dự gì. Người ngoại cuộc — Thơ của Thôi Giao đời Đường có câu: » Hầu môn nhất nhập thâm như hải, Tòng thử Tiêu lang thị lộ nhân « Cửa hầu vào rồi sâu như bể. Từ đó Tiêu lang là người khách đi đường. Lấy điển vợ Tiêu lang là Lục châu bị người ta bắt đem dâng Quách Tử Nghi. Từ đó chàng Tiêu trông thấy vợ cứ dững dưng như khách đi đường. » Khách đi đường để hẫng hờ chàng Tiêu « ( Kiều ).
cước
jiǎo ㄐㄧㄠˇ, jié ㄐㄧㄝˊ, jué ㄐㄩㄝˊ

cước

phồn thể

Từ điển phổ thông

chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân (người hay động vật). ◎ Như: "mã cước" chân ngựa.
2. (Danh) Phần dưới của vật thể, phần sau, cái gì để chống đỡ đồ dùng. ◎ Như: "tường cước" chân tường, "trác cước" chân bàn, "san cước" chân núi, "chú cước" lời chú thích (ghi ở dưới).
3. (Danh) Rễ nhỏ của cây cỏ.
4. (Danh) Vết, ngấn tích nhỏ li ti. ◇ Từ Tập Tôn : "Bi đoạn loạn vân phong tự cước, Đình hoang lạc diệp phúc tuyền tâm" , (Trí quả tự quan đông pha mặc tích tham liêu tuyền ).
5. (Danh) Lượng từ: cái đá, cái giậm chân... ◎ Như: "liên thích tam cước" đá liền ba cái.
6. (Động) Đưa đường, phụ giúp. ◇ Thủy hử truyện : "Na phụ nhân chuyên đắc Nghênh nhi tố cước, phóng tha xuất nhập" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Ả ta đã có con Nghênh nhi đưa đường ra lối vào cho anh ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẳng chân.
② Chân để đi, vì thế nên số tiền tặng để ăn đường gọi là thủy cước .
③ Dưới, như sơn cước chân núi.
④ Phàm cái gì bám ở sau đều gọi là cước. Như trong một câu văn hay một đoạn sách có chua thêm mấy chữ nhỏ ở bên gọi là chú cước hay thiết cước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn chân, chân cẳng: Vết chân;
② Chân, phần dưới: Chân núi; Chân tường.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cước sắc [jiésè]
① Nhân vật, vai (trong tuồng kịch, phim ảnh): Anh ấy đóng vai Hamlet;
② (văn) Lí lịch cá nhân (dùng trong kì thi thời xưa);
③ (văn) Người có tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông chân — Dưới chân. Bên dưới — Đi đường.

Từ ghép 14

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ nhà, ý nói đã chết. Đoạn trường tân thanh : » Đem tin thúc phụ từ đuờng «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.