lưu vong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưu vong, tha hương

Từ điển trích dẫn

1. Trốn ra làng khác hoặc nước ngoài. ◇ Tân ngũ đại sử : "Kính Châu Trương Ngạn Trạch vi chánh hà ngược, dân đa lưu vong" , (Tạp truyện thập , Vương Chu ).
2. Chỉ người trốn chạy lưu lạc ở nước ngoài.
3. Tiêu mất theo dòng nước. ◇ Khuất Nguyên : "Ninh khạp tử nhi lưu vong hề, Khủng họa ương chi hữu tái" , (Cửu chương , Tích vãng nhật ) Muốn chết chìm trôi theo dòng nước hề, Chỉ sợ tai họa lại xảy ra lần nữa (cho thân thuộc của mình).
4. Nguy vong. ◇ Đông Phương Sóc : "Thống Sở quốc chi lưu vong hề, Ai Linh Tu chi quá đáo" , (Thất gián , Ai mệnh ). § Linh Tu chỉ Hoài Vương, vua nước Sở.
5. Mất mát, tán thất. ◇ Sử Kí : "Tần thì phần thư, Phục Sanh bích tàng chi. Kì hậu binh đại khởi, lưu vong, Hán định, Phục Sanh cầu kì thư, vong sổ thập thiên, độc đắc nhị thập cửu thiên, tức dĩ giáo vu Tề, Lỗ chi gian" , . , , , , , , (Nho lâm liệt truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy trốn tới vùng đất xa xôi.

ấn độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Ấn Độ

Từ điển trích dẫn

1. Quốc gia thuộc Á Châu, thủ đô là "Tân Đức Lí" New Delhi (Republic of India).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên nước ở Châu Á.

học giả

phồn thể

Từ điển phổ thông

học giả, nhà nghiên cứu

Từ điển trích dẫn

1. Người có học vấn uyên bác. ◇ Tân Ngũ đại sử : "Dữ học giả giảng luận, chung nhật vô quyện" , (Quyển nhị thập ngũ, Đường Thần truyện ) Cùng với học giả giảng luận, cả ngày không mệt mỏi.
2. Người cầu học. ◇ Luận Ngữ : "Cổ chi học giả vị kỉ, kim chi học giả vị nhân" , (Hiến vấn ) Người đời xưa cầu học vì mình, người nay học vì người (nghĩa là mong cho người ta biết tới mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người hiểu biết sâu rộng nhờ công trình học tâp nghiên cứu.

nhập cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhập cảnh, vào lãnh thổ một nước

Từ điển trích dẫn

1. Vào một vùng đất. ◇ Tân Đường Thư : "Đại hạn, hoàng bất nhập cảnh" , (Lí Thân truyện ).
2. Vào lãnh thổ một quốc gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vào vùng đất của một quốc gia.
giảm, hàm, hám
xián ㄒㄧㄢˊ

giảm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, hết thẩy, tất cả. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì hội trung tân phát ý Bồ-Tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm" , (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Bấy giờ trong hội mới phát tâm Bồ-tát, tám nghìn người đều nghĩ thế cả.
2. (Động) Phổ cập, truyền khắp. ◇ Quốc ngữ : "Tiểu tứ bất hàm" (Lỗ ngữ ) Ban thưởng nhỏ không phổ cập.
3. (Động) Hòa hợp, hòa mục. ◇ Phan Úc : "Thượng hạ hàm hòa" (Sách Ngụy Công cửu tích văn ) Trên dưới hòa thuận.
4. (Danh) Họ "Hàm".
5. § Giản thể của chữ .
6. Một âm là "giảm". § Thông "giảm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Giảm — Các âm khác là Hám, Hàm. Xem các âm này.

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mặn, vị mặn

Từ điển phổ thông

đều (chỉ tất cả đều sao đó)

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, hết thẩy, tất cả. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì hội trung tân phát ý Bồ-Tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm" , (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Bấy giờ trong hội mới phát tâm Bồ-tát, tám nghìn người đều nghĩ thế cả.
2. (Động) Phổ cập, truyền khắp. ◇ Quốc ngữ : "Tiểu tứ bất hàm" (Lỗ ngữ ) Ban thưởng nhỏ không phổ cập.
3. (Động) Hòa hợp, hòa mục. ◇ Phan Úc : "Thượng hạ hàm hòa" (Sách Ngụy Công cửu tích văn ) Trên dưới hòa thuận.
4. (Danh) Họ "Hàm".
5. § Giản thể của chữ .
6. Một âm là "giảm". § Thông "giảm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khắp cả.
② Ðều, hết thẩy.
③ Một âm là giảm, cùng nghĩa với chữ giảm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hết thảy, tất cả, khắp cả, đều: Thiên hạ đều phục; Ban thưởng nhỏ không đều khắp (Quốc ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Mặn: Cá mặn; Món ăn này mặn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng, đều. Tất cả — Tên một quẻ trong Kinh dịch, dưới quẻ Cấn, trên quẻ Đoài, chỉ về sự cảm ứng với người — Phép tắc phải theo — Các âm khác là Giảm, Hám. Xem các âm này.

Từ ghép 3

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ. Chẳng hạn Bất hám ( thiếu hụt ) — Các âm khác là Giảm, Hàm. Xem các âm nay.
yêm, yếm, yểm, áp, ấp
yā ㄧㄚ, yān ㄧㄢ, yàn ㄧㄢˋ, yì ㄧˋ

yêm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) No đủ, thỏa mãn. § Cũng viết là "yếm" . ◎ Như: "tham đắc vô yếm" tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đáy.
2. (Động) Chán ghét, chán ngán. ◎ Như: "yếm văn" chán nghe, "yếm thế" chán đời.
3. Một âm là "áp". (Động) Đè, ép. § Cũng như "áp" . ◇ Tuân Tử : "Như tường áp chi" (Cường quốc ) Như bức tường đè. ◇ Hán Thư : "Đông áp chư hầu chi quyền" (Dực Phụng truyện ) Phía đông ức chế quyền của chư hầu.
4. Một âm là "yêm". (Tính) Yên. ◎ Như: "yêm yêm" yên tĩnh.
5. Một âm là "ấp". (Tính) Ướt át. ◎ Như: "ấp ấp" ướt át, láp nháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy đủ. Như tham đắc vô yếm tham lam không chán.
② Chán ghét. Như yếm văn chán nghe.
③ Một âm là áp. Ðè, cũng như chữ áp .
④ Lại một âm là yêm, yêm yêm yên yên.
⑤ Lại một âm là ấp, ấp ấp ướt át, láp nháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Yên tĩnh.

yếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

chán ghét

Từ điển trích dẫn

1. (Động) No đủ, thỏa mãn. § Cũng viết là "yếm" . ◎ Như: "tham đắc vô yếm" tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đáy.
2. (Động) Chán ghét, chán ngán. ◎ Như: "yếm văn" chán nghe, "yếm thế" chán đời.
3. Một âm là "áp". (Động) Đè, ép. § Cũng như "áp" . ◇ Tuân Tử : "Như tường áp chi" (Cường quốc ) Như bức tường đè. ◇ Hán Thư : "Đông áp chư hầu chi quyền" (Dực Phụng truyện ) Phía đông ức chế quyền của chư hầu.
4. Một âm là "yêm". (Tính) Yên. ◎ Như: "yêm yêm" yên tĩnh.
5. Một âm là "ấp". (Tính) Ướt át. ◎ Như: "ấp ấp" ướt át, láp nháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy đủ. Như tham đắc vô yếm tham lam không chán.
② Chán ghét. Như yếm văn chán nghe.
③ Một âm là áp. Ðè, cũng như chữ áp .
④ Lại một âm là yêm, yêm yêm yên yên.
⑤ Lại một âm là ấp, ấp ấp ướt át, láp nháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chán, ngấy: Xem chán rồi; Ăn ngấy rồi; Tham lam không biết chán; Chán nghe;
② Ghét: Đáng ghét;
③ Thỏa mãn, vô hạn: Lòng tham vô hạn (không đáy).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

No đủ. Đầy đủ. Không còn muốn gì nữa — Chán, không muốn nữa — Chán ghét — Đẹp đẽ.

Từ ghép 11

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nằm mơ thấy ma đè (dùng như , bộ ).

áp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) No đủ, thỏa mãn. § Cũng viết là "yếm" . ◎ Như: "tham đắc vô yếm" tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đáy.
2. (Động) Chán ghét, chán ngán. ◎ Như: "yếm văn" chán nghe, "yếm thế" chán đời.
3. Một âm là "áp". (Động) Đè, ép. § Cũng như "áp" . ◇ Tuân Tử : "Như tường áp chi" (Cường quốc ) Như bức tường đè. ◇ Hán Thư : "Đông áp chư hầu chi quyền" (Dực Phụng truyện ) Phía đông ức chế quyền của chư hầu.
4. Một âm là "yêm". (Tính) Yên. ◎ Như: "yêm yêm" yên tĩnh.
5. Một âm là "ấp". (Tính) Ướt át. ◎ Như: "ấp ấp" ướt át, láp nháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy đủ. Như tham đắc vô yếm tham lam không chán.
② Chán ghét. Như yếm văn chán nghe.
③ Một âm là áp. Ðè, cũng như chữ áp .
④ Lại một âm là yêm, yêm yêm yên yên.
⑤ Lại một âm là ấp, ấp ấp ướt át, láp nháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đè (dùng như , bộ ).

ấp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) No đủ, thỏa mãn. § Cũng viết là "yếm" . ◎ Như: "tham đắc vô yếm" tham lam không bao giờ thỏa mãn, lòng tham không đáy.
2. (Động) Chán ghét, chán ngán. ◎ Như: "yếm văn" chán nghe, "yếm thế" chán đời.
3. Một âm là "áp". (Động) Đè, ép. § Cũng như "áp" . ◇ Tuân Tử : "Như tường áp chi" (Cường quốc ) Như bức tường đè. ◇ Hán Thư : "Đông áp chư hầu chi quyền" (Dực Phụng truyện ) Phía đông ức chế quyền của chư hầu.
4. Một âm là "yêm". (Tính) Yên. ◎ Như: "yêm yêm" yên tĩnh.
5. Một âm là "ấp". (Tính) Ướt át. ◎ Như: "ấp ấp" ướt át, láp nháp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy đủ. Như tham đắc vô yếm tham lam không chán.
② Chán ghét. Như yếm văn chán nghe.
③ Một âm là áp. Ðè, cũng như chữ áp .
④ Lại một âm là yêm, yêm yêm yên yên.
⑤ Lại một âm là ấp, ấp ấp ướt át, láp nháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ướt át.

đột nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đột nhiên

Từ điển trích dẫn

1. Hốt nhiên, thình lình. ◇ Ba Kim : "Giá thái đột nhiên liễu, ngã bất năng cú mã thượng quyết định. Ngã hoàn ứng cai khảo lự" , . (Tân sinh , Thập thất ngũ nguyệt bát nhật ) Cái này bất thình lình quá, tôi không thể nào quyết định ngay được. Tôi cần phải suy xét kĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình.
chí
dié ㄉㄧㄝˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đến, tới
2. rất, cực kỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt đến. ◎ Như: "tân chí như quy" . ◇ Luận Ngữ : "Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù" , , (Tử Hãn ) Chim phượng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
2. (Giới) Cho đến. ◎ Như: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân" từ vua cho đến dân thường.
3. (Phó) Rất, cùng cực. ◎ Như: "chí thánh" rất thánh, bực thánh nhất, "chí tôn" rất tôn, bực tôn trọng nhất.
4. (Danh) Một trong hai mươi bốn tiết. ◎ Như: "đông chí" ngày đông chí, "hạ chí" ngày hạ chí. § Ghi chú: Sở dĩ gọi là "chí" vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực, bắc cực vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến. Như tân chí như quy khách đến như về chợ.
② Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân từ vua đến dân thường.
③ Rất, cùng cực. Như chí thánh rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
④ Ðông chí ngày đông chí, hạ chí ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
⑤ Cả, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, chí: Đến nay chưa quên; Từ Nam chí Bắc; Không đến nỗi kém lắm; Làm quan đến chức đình úy (Sử kí); Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】chí kim [zhìjin] Đến nay, tới nay, cho đến nay, cho tới nay: Vấn đề tới nay vẫn chưa giải quyết; Tư tưởng của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn còn sáng ngời; 【】chí vu [zhìyú] a. Đến nỗi: Anh ấy đã nói sẽ đến, có lẽ chậm một chút, không đến nỗi không đến đâu!; b. Còn như, còn về, đến như: Còn về phần hơn thiệt của cá nhân, anh ấy không hề nghĩ tới; Còn về tình hình cụ thể thì ai cũng không biết;
② Đi đến, đi tới: Quân Tần lại đến (Tả truyện);
③ (văn) Rất, rất mực, hết sức, vô cùng, ... nhất, đến tột bực, đến cùng cực: Tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ (Tuân tử); Vật đạt tới chỗ cùng cực thì quay trở lại (Sử kí); Ít nhất phải năm người; Cảm kích đến tột bực, hết sức cảm kích. 【】chí đa [zhìduo] Nhiều nhất, lớn nhất: Nhiều nhất đáng 30 đồng; 【 】chí thiểu [zhìshăo] Ít nhất: Cách thành phố ít nhất còn 25 cây số nữa;
④ (văn) Cả, lớn;
⑤【】 Đông chí [Dong zhì] Đông chí (vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch);【】Hạ chí [Xiàzhì] Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, dài nhất trong một năm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm — Đến. Tới — To lớn — Tốt đẹp — Được. Nên việc.

Từ ghép 33

song thân

phồn thể

Từ điển phổ thông

cha mẹ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai người sinh ra mình, tức cha mẹ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Rồi sau sinh sự thế nào, truy nguyên chẳng khỏi lụy vào song thân «.

Từ điển trích dẫn

1. Suy xét, đắn đo, liệu tính. ◇ Ba Kim : "Giá thái đột nhiên liễu, ngã bất năng cú mã thượng quyết định. Ngã hoàn ứng cai khảo lự" , . (Tân sinh , Thập thất ngũ nguyệt bát nhật ) Cái này bất thình lình quá, tôi không thể nào quyết định ngay được. Tôi cần phải suy xét kĩ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.