tang, táng
sāng ㄙㄤ, sàng ㄙㄤˋ

tang

phồn thể

Từ điển phổ thông

việc tang, tang lễ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Việc tang: Để tang; Viếng người chết; Ban tổ chức lễ tang. Xem [sàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lễ đối với người chết. Việc ma chay. Ca dao Chồng cô vợ cậu chồng dì. Trong ba người ấy chết thì không tang — Một âm là Táng. Xem Táng.

Từ ghép 24

táng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh mất, rơi mất, làm mất
2. lễ tang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ nghi chôn cất người chết.
2. (Danh) Sự tình quan hệ với cái chết. ◎ Như: "cư tang" để tang, "điếu tang" viếng kẻ chết.
3. (Danh) Xác chết, thi thể.
4. (Danh) Họa nạn, tai vạ.
5. (Danh) Họ "Tang".
6. Một âm là "táng". (Động) Chạy trốn, đào vong.
7. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "táng minh" mù mắt, "táng vị" mất ngôi. ◇ Luận Ngữ : "Tử ngôn Vệ Linh Công chi vô đạo dã, Khang Tử viết: Phù như thị, hề nhi bất táng?" , : , ? (Hiến vấn ) Khổng Tử nói về chuyện vua Vệ Linh Công (là người) vô đạo, Khang Tử hỏi: Như vậy sao không mất (ngôi vua)?
8. (Động) Thất bại, hủy diệt.
9. (Động) Chết. ◇ Đào Uyên Minh : "Trình thị muội táng ư Vũ Xương" (Quy khứ lai từ tự ) Em gái Trình thị chết ở Vũ Xương.
10. (Động) Tiêu phí, hao phí. ◇ Bách dụ kinh : "Đồ táng kì công, không vô sở hoạch" , (Điền phu tư vương nữ dụ ) Uổng phí công lao mình mà không thu hoạch được gì cả.
11. (Động) Quên, quên mất. ◇ Trang Tử : "Kim giả ngô táng ngã, nhữ tri chi hồ?" , (Tề vật luận ) Nay ta đã quên ta, mi biết thế chăng?
12. (Động) Đau buồn, ưu thương. ◇ Thương quân thư : "Cuồng phu lạc chi, hiền giả táng yên" , (Canh pháp ).
13. (Động) Sầm mặt, xịu mặt (thần thái bất mãn, vẻ mặt không vui). ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Nã trước không hạp tử, táng trước kiểm, quyệt trước chủy khứ liễu" , , (Đệ thất thập cửu hồi) Cầm cái hộp không, xịu mặt giảu mỏ bỏ đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ tang, như cư tang để tang, điếu tang viếng kẻ chết, v.v.
② Một âm là táng. Mất, như táng minh mù mắt, táng vị mất ngôi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất: Mù mắt; Mất ngôi; Mất lập trường;
② (văn) Chết: Chẳng bao lâu em của Trình thị chết ở Vũ Xương (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề từ tự). Xem [sang].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi — thua. Td: Đắc táng ( được thua ) — một âm là Tang. Xem Tang.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Phát biểu văn chương, biện luận trên báo chương tạp chí.
2. Dùng bút thay khí giới, tiến hành chiến lược công tâm. ◎ Như: "ngã môn yếu đối địch nhân phát động bút chiến" .
3. Tay cầm bút run rẩy. ◇ Trương Thuấn Dân : "Nhãn hôn bút chiến thùy năng họa, Vô nại sương hoàn tự nguyệt viên" , (Tự đề họa phiến ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh nhau bằng cây viết, chỉ sự tranh luận trên báo chí, sách vở.

khu khu

phồn thể

Từ điển phổ thông

tầm thường

Từ điển trích dẫn

1. Nhỏ bé. ◇ Tả truyện : "Tống quốc khu khu, nhi hữu trớ hữu chú, họa chi bổn dã" , , (Tương Công thập thất niên ) Nước Tống nhỏ tí, mà bị nguyền rủa, đó là nguồn gốc của tai họa.
2. Tự xưng (khiêm từ). ◇ Lí Lăng : "Khu khu chi tâm" (Đáp Tô Vũ thư ) Tấm lòng tôi.
3. Vẻ đắc chí, mãn ý.
4. Trung thành, quyến luyến. ◇ Cổ thi : "Nhất tâm bão khu khu, Cụ quân bất thức sát" , (Mạnh đông hàn khí chí ) Một lòng mang quyến luyến, Sợ chàng không hay biết.
5. Trong lòng không khoan khoái, buồn rầu. ◇ Đổng Tây Sương 西: "Mạc khu khu, hảo thiên lương dạ thả truy du" , (Quyển nhất) Đừng rầu rĩ, trời tốt đêm thanh, cứ hãy vui chơi.
6. Ngu dốt, cố chấp, khư khư. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Hà nãi thái khu khu" (Tiêu Trọng Khanh thê ) Sao mà ngu dốt thế.
7. Nhọc nhằn, khổ nhọc, cần cù. ◇ Đổng Tây Sương 西: "Khu khu tứ hải du học, nhất niên đa bán, thân tại thiên nhai" , , (Quyển nhất) Nhọc nhằn khắp chốn du học, đã nửa năm, thân ở phương trời.

tài tư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rất sáng tạo, tài năng phi thường

Từ điển trích dẫn

1. Tài khí và tư trí. § Thường chỉ năng lực sáng tác về văn học. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu tài tư, lũ quán văn tràng, tâm khí phả cao" , , (Tiên nhân đảo ) Có văn tài, thường đứng đầu trường văn, tâm khí có phần tự cao.

tài tứ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý hay trong văn bài.

Từ điển trích dẫn

1. Xúc động nhớ tới việc cũ, người xưa. ◇ Phó Lượng : "Cảm cựu vĩnh hoài, thống tâm tại mục" , (Vị Tống công chí Lạc Dương yết ngũ lăng biểu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rung động trong lòng vì việc cũ, nhớ tới người xưa. Đoàn Tư Thuật dịch bài tựa Thanh tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh có câu: » Lòng cảm cựu ai xuôi thương mướn «.

Từ điển trích dẫn

1. Chí khí to lớn, khí khái phi thường. ◇ Tống Liêm : "Quân hầu tâm sự Hán Vũ Hầu, Vĩ khí anh thanh quán thiên tự" , (Đề Tông Trung Giản công cáo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý chí lớn lao.
thầm
chén ㄔㄣˊ

thầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thực, đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tình ý thành thật. ◎ Như: "thầm khổn" lòng thực, tình thực, "nhiệt thầm" nhiệt tâm, tình cảm nồng nàn, "tạ thầm" lòng biết ơn. ◇ Liêu trai chí dị : "Nẵng tần phiền Hương Ngọc đạo đạt vi thầm, hồ tái bất lâm?" , (Hương Ngọc ) Trước đây nhiều lần làm rầy Hương Ngọc gửi đến chút lòng thành, tại sao (cô nương) không hạ cố?
2. (Tính) Thành khẩn, thật lòng. ◎ Như: "thầm từ" lời thành khẩn, lời nói ra tự đáy lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thực, như thầm khổn lòng thực, tình thực. Bầy tỏ ý mình với kẻ tôn quý gọi là hạ thầm tình thực của kẻ dưới này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thành thực, nhiệt tâm: Nhiệt tình, nhiệt tâm, tình cảm nồng nàn; Lòng biết ơn, sự cám ơn; Lòng thành thực;
② Tin cậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật.

biến động

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến động

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa. ◇ Lão Xá : "Luân Đôn đích thiên khí biến động đích bất đại, khả thị biến động đắc ngận khoái" , (Nhị mã , Đệ tam đoạn bát) Khí trời Luân Đôn biến hóa không nhiều, nhưng khi mà biến hóa thì lại rất nhanh.
2. Thông đạt quyền biến. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Nhược năng khứ Diên Châu chi hiệp dĩ tự nhậm, phủ quan trung chi nhân dĩ kì tín, nhi hựu trầm viễn biến động, tắc hà địch chi cảm tiên tai?" , , , (Thượng Phạm Hi Văn thư ).
3. Biến loạn, động loạn. ◇ Tùy Thư : "Thiên hạ biến động, Tâm tinh kiến tường" , (Thiên văn chí trung ).
4. Di động, cải biến. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, di động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi mạnh mẽ thình lình.
giao, hao
jiāo ㄐㄧㄠ, xiāo ㄒㄧㄠ

giao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tự đại, kiêu căng.
2. (Tính) "Hao hao" huênh hoang, khoác lác. ◇ Mạnh Tử : "Hà dĩ vị chi cuồng dã? Viết: Kì chí hao hao nhiên" ? : (Tận tâm hạ ).
3. Một âm là "giao". (Trạng thanh) "Giao giao" : (1) Tiếng gà gáy. (2) Tiếng chuột gặm hay kêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (thanh) Tiếng gà gáy.

hao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoa trương, khoe khoang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tự đại, kiêu căng.
2. (Tính) "Hao hao" huênh hoang, khoác lác. ◇ Mạnh Tử : "Hà dĩ vị chi cuồng dã? Viết: Kì chí hao hao nhiên" ? : (Tận tâm hạ ).
3. Một âm là "giao". (Trạng thanh) "Giao giao" : (1) Tiếng gà gáy. (2) Tiếng chuột gặm hay kêu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hao hao chị cả nói to (lớn lao).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khoe khoang, khoác lác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói khoác, nói quá sự thật — Kêu to.
sính
chěng ㄔㄥˇ, yíng ㄧㄥˊ

sính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sướng
2. tỏ ra, tỏ vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buông tuồng, mặc sức. ◎ Như: "sính tính" buông tuồng, phóng túng, "sính ác" mặc sức làm ác.
2. (Động) Tỏ ra, làm ra vẻ. ◎ Như: "sính nhan sắc" làm ra vẻ, làm bộ, "sính năng" trổ tài. ◇ Trang Tử : "Xử thế bất tiện, vị túc dĩ sính kì năng dã" 便, (San mộc ) Ở vào thế không tiện, chưa đủ để tỏ tài năng vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Sướng, thích ý.
② Buông tuồng. Như sính nhan sắc nét mặt buông tuồng ra vẻ làm bộ. Sính ác mặc sức làm ác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lộ ra, biểu hiện, khoe khoang: Chớ nên khoe tài;
② Thực hiện (ý đồ xấu): Thực hiện được âm mưu;
③ Ương ngạnh, bướng bỉnh, buông tuồng, mặc sức: Tính bướng bỉnh; Mặc sức làm ác;
④ (văn) Sướng, thích ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy làm vui thích chuyện gì — Vẻ thích thú hiện ra bên ngoài.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.