loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

Từ điển trích dẫn

1. Cái lẽ sinh sôi nẩy nở. ◇ Từ Quang Khải : "Vạn vật nhân thì thụ khí, nhân khí phát sanh. Thì chí khí chí, sinh lí nhân chi" , . , (Nông chánh toàn thư , Quyển thập ).
2. Đạo dưỡng sinh. ◇ Kê Khang : "Thị dĩ quân tử tri hình thị thần dĩ lập, thần tu hình dĩ tồn. Ngộ sinh lí chi dị thất, tri nhất quá chi hại sinh" , . , (Dưỡng sanh luận ).
3. Đạo làm người. ◇ Đỗ Phủ : "Dĩ tư ngộ sinh lí, Độc sỉ sự can yết" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Lấy đó mà hiểu làm người là như thế (đạo làm người), Chỉ hổ thẹn phải cầu cạnh người quyền thế.
4. Hi vọng sống còn. ◇ Tống Thư : "Niên hướng cửu thập, sinh lí đãi tận, vĩnh tuyệt thiên quang, luân một khâu hác" , , , (Vương Kính Hoằng truyện ).
5. Tính mệnh. ◇ Tăng Củng : "Phương hỉ tiện ư đình vi, cự dĩ li ư gia họa, cẩu toàn sanh lí, phục xỉ ban vinh" 便, , , (Đại Thái Bình châu Tri châu tạ đáo nhậm biểu ).
6. Sinh hoạt, sinh kế. ◇ Đỗ Phủ : "Gian nan muội sinh lí, Phiêu bạc đáo như kim" , (Xuân nhật giang thôn ).
7. Nghề sinh sống, chức nghiệp. ◇ Phong thần diễn nghĩa : : "Mã Thị viết: Nhĩ hội tố ta thập ma sinh lí? Tử Nha viết: (...) chỉ hội biên tráo li" ? : (...) (Đệ thập ngũ hồi) Mã Thị hỏi: Mi biết làm nghề gì sinh sống? Tử Nha đáp: Tôi chỉ biết đan vợt tre (dùng để mò tôm vớt cá)...
8. Làm ăn, buôn bán. ◇ Cung Minh Chi : "Chu Xung vi thì dĩ thường mại vi nghiệp, hậu kì gia sảo ôn, dịch vi dược tứ, sinh lí nhật ích tiến" , , , (Trung Ngô kỉ văn , Chu Thị thịnh suy ).
9. Sản nghiệp, tiền của. ◇ Phùng Mộng Long : "Ư thị dân giai cần lực, vô cảm thâu nọa, bất nhị niên, câu hữu hằng sản, sinh lí nhật tư" , , , , (Trí nang bổ , Minh trí , Trương Nhu ).
10. Chỉ các hệ thống bên trong cơ thể, hoạt động của các khí quan (sinh vật). ◎ Như: "sinh lí cơ năng" , "sinh lí học" (tiếng Anh: physiology).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối làm việc kiếm sống — Cái lẽ duy trì và chi phối sự sống của sinh vật — Ta còn hiểu theo nghĩa hẹp là việc ăn nằm giữa nam nữ.

Từ điển trích dẫn

1. Quẻ "Càn" hào sáu là "tức" , quẻ "Khôn" hào sáu là "tiêu" . § Theo kinh Dịch, quẻ Càn chủ Dương, quẻ Khôn chủ Âm. Dương thăng thì vạn vật sinh sôi nẩy nở, nên gọi là "tức"; Âm giáng thì vạn vật diệt, nên gọi là "tiêu".
2. Tiêu trưởng, tăng giảm, thịnh suy. ◇ Dịch Kinh : "Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực, thiên địa doanh hư, dữ thì tiêu tức, nhi huống ư nhân hồ? huống ư quỷ thần hồ?" , , , , ? ? (Phong quái ) Mặt trời ở chính giữa (bầu trời) thì sẽ xế về tây, trăng đầy thì sẽ khuyết, trời đất lúc đầy lúc trống, cùng với thời gian tiêu vong và sinh trưởng. Huống hồ là người ta? Huống hồ là quỷ thần?
3. Riêng chỉ tăng bổ. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Lí diện hữu bất thị xứ, tiện dữ cải chánh, không khuyết xứ, cánh tiêu tức" , 便, , (Dữ Chu Thị thư ).
4. Biến hóa. ◇ Vương Thao : "Sự quý nhân thì dĩ biến thông, đạo tại dữ thì nhi tiêu tức" , (Khiển sử 使).
5. Nghỉ ngơi, hưu dưỡng. ◇ Ngụy thư : "Nhân vãn nhi tiến, yến vu cấm trung, chí dạ giai túy, các tựu biệt sở tiêu tức" , , , (Bành Thành Vương Hiệp truyện ).
6. (Quốc gia) yên nghỉ (sau chiến tranh hoặc biến động) để khôi phục sức lực nguyên khí. ◇ Cựu Đường Thư : "Quốc gia nan tiêu tức giả, duy Thổ Phiền dữ Mặc Xuyết nhĩ" , (Quách Nguyên Chấn truyện ).
7. Ngừng, đình chỉ. ◇ Âu Dương Tu : "Tai lệ tiêu tức, phong vũ kí thì, canh chủng kí đắc, thường bình chi túc kí xuất nhi dân hữu thực" , , , (Đáp Tây Kinh Vương tướng công thư 西).
8. Châm chước, sửa đổi thêm bớt. ◇ Tùy Thư : "Kim chi ngọc lộ, tham dụng cựu điển, tiêu tức thủ xả, tài kì chiết trung" , , , (Nghi chí ngũ ).
9. Tin tức, âm tín. ◇ Chu Chuẩn : "Trung nguyên tiêu tức đoạn, Hồ địa phong sa hàn" , (Minh Phi khúc ).
10. Đầu mối, trưng triệu. ◇ Lỗ Tấn : "Tòng giá tiêu cực đích đả toán thượng, tựu khả dĩ khuy kiến na tiêu tức" , (Thả giới đình tạp văn nhị tập , Tại hiện đại Trung Quốc đích Khổng Phu Tử ).
11. Bí mật, quyết khiếu. ◇ Thủy hử truyện : "Tả lai hữu khứ, chỉ tẩu liễu tử lộ, hựu bất hiểu đích bạch dương thụ chuyển loan mạt giác đích tiêu tức" , , (Đệ tứ thất hồi) (Không biết đường) đi quanh co, chỉ đâm vào đường chết, lại biết được bí mật là thấy cây bạch dương thì phải rẽ.
12. Ảo diệu, chân đế. ◇ Vô danh thị : "Hình hài thổ mộc tâm vô nại, Tựu trung tiêu tức thùy năng giải" , (Trám Khoái Thông , Đệ tam chiệp ).
13. Cơ quan, nút bật, then, chốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên lai thị tây dương cơ quát, khả dĩ khai hợp, bất ý Lưu lão lão loạn mạc chi gian, kì lực xảo hợp, tiện tràng khai tiêu tức, yểm quá kính tử, lộ xuất môn lai" 西, , , , 便, , (Đệ tứ thập nhất hồi) Nguyên là một cái gương máy của tây phương, có thể đóng mở được, không ngờ bà già Lưu trong lúc sờ mó lung tung mà lại đúng ngay chỗ, làm cho cái nút bật mở ra, cái gương gạt sang một bên, hé ra một cái cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin cho biết việc xảy ra.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.