tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sạch sẽ
2. đóng vai hề

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch sẽ, thanh khiết. ◎ Như: "khiết tịnh" rất sạch, "song minh kỉ tịnh" cửa sổ sáng ghế sạch.
2. (Tính) Thuần, ròng. ◎ Như: "tịnh lợi" lời ròng, "tịnh trọng" trọng lượng thuần (của chất liệu, không kể những phần bao, chứa đựng bên ngoài).
3. (Tính) Lâng lâng, yên lặng. ◎ Như: "thanh tịnh" trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "thanh tịnh" làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là "tịnh độ" , chỗ tu hành gọi là "tịnh thất" . Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là "vãng sinh tịnh độ" .
4. (Động) Làm cho sạch, rửa sạch. ◎ Như: "tịnh thủ" rửa tay.
5. (Phó) Toàn, toàn là. ◎ Như: "tịnh thị thủy" toàn là nước.
6. (Phó) Chỉ, chỉ có. ◎ Như: "tịnh thuyết bất cán" chỉ nói không làm.
7. (Danh) Vai tuồng trong hí kịch Trung Quốc. Tùy theo các loại nhân vật biểu diễn, như dũng mãnh, cương cường, chính trực hoặc là gian ác... mà phân biệt thành: "chánh tịnh" , "phó tịnh" , "vũ tịnh" , "mạt tịnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sạch sẽ, phàm cái gì tinh nguyên không có cái gì làm lẫn lộn tạp nhạp đều gọi là tịnh, lâng lâng không có gì cũng gọi là tịnh.
② Ðạo Phật lấy thanh tịnh làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là tịnh độ , chỗ tu hành gọi là tịnh thất , v.v. Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là vãng sinh tịnh độ . Phép tu theo phép cầu vãng sinh làm mục đích gọi là tông tịnh độ .
③ Ðóng vai thằng hề.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch: nước sạch; Lau bàn cho sạch; Ăn sạch;
② Toàn (là), chỉ: Trên giá sách toàn là sách khoa học kĩ thuật; Chỉ nói không làm;
③ Thực, tịnh, ròng: Trọng lượng thực, trọng lượng tịnh; Lãi thực, lãi ròng;
④ Thanh tịnh, rỗng không;
⑤ (văn) Vai thằng hề (trong tuồng Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong vắt — Rất trong sạch — Rất yên lặng.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) Mê hoặc không giác ngộ. § Bao gồm tham, sân, si... làm nhiễu loạn thân tâm, sinh ra các thứ khổ sở, là nguyên nhân của luân hồi.
2. Buồn bực, phiền muộn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Huyền đức tự một liễu Cam phu nhân, trú dạ phiền não" , (Đệ ngũ tứ hồi).
3. Sự lo nghĩ, bận tâm.
4. Quấy rầy, phiền nhiễu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự buồn rầu, rối loạn trong lòng. Chỉ mọi sự gây ra buồn rầu rối loạn. » Kiếm lời khuyên giải với nàng, giải cơn phiền não kẻo mang lấy sầu «. ( Lục Vân Tiên ).
tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tịnh

giản thể

Từ điển phổ thông

1. sạch sẽ
2. đóng vai hề

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch: nước sạch; Lau bàn cho sạch; Ăn sạch;
② Toàn (là), chỉ: Trên giá sách toàn là sách khoa học kĩ thuật; Chỉ nói không làm;
③ Thực, tịnh, ròng: Trọng lượng thực, trọng lượng tịnh; Lãi thực, lãi ròng;
④ Thanh tịnh, rỗng không;
⑤ (văn) Vai thằng hề (trong tuồng Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Các thành liên tiếp kề sát nhau. ◇ Hán Thư : "Hán hưng, đại phong chư hầu vương, liên thành sổ thập" , , (Ngũ hành chí thượng ).
2. Tỉ dụ vật phẩm quý giá. § Thời Chiến Quốc, Huệ Văn Vương nước Triệu, được ngọc bích Hòa Thị , Tần Chiêu Vương xin lấy mười lăm thành đổi lấy ngọc bích. Về sau hai chữ "liên thành" chỉ ngọc Hòa Thị hoặc vật trân quý.
3. Tên huyện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều thành trì tiếp nối. Chỉ giá trị rất lớn. Bài tựa Thanh tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh có câu: » Vô hà chi bích, giá khả trọng ư chi thành «. Đoàn Tư Thuật dịch rằng: » Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì «. Liên thành là: những thành liền nhau. Điển Bắc sử chép: Nước Triệu được hai viên ngọc bích của Biện Hòa tìm được tại núi Kinh sơn . Sau vua Chiêu Vương nước Tấn viết thư xin đem năm thành trì đổi ngọc ấy về. Về sau vật gì quý báu gọi là quý giá Liên thành. » Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời « ( Chinh phụ ngâm ).
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ của Cơ Đốc giáo, chỉ điều lỗi lầm mà con người phạm phải ngay từ lúc đầu, tức tội tổ tông, tội của Adam và Eva đã vi phạm mệnh lệnh của Thượng đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh từ Ki tô giáo, chỉ điều lỗi lầm mà con người phạm phải ngay từ lúc đầu, tức tội tổ tông, tội của Adam và bà Eva.

Từ điển trích dẫn

1. Vốn có từ trước. ◇ Hoài Nam Tử : "Dụng phi kì hữu, sử phi kì nhân, yến nhiên nhược cố hữu chi" , 使, (Chủ thuật ) Dùng người, không bắt buộc đều phải là người (thân tín cũ) của mình, hãy để cho họ được ở yên chỗ như vốn là người (thân tín) của mình từ trước vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sẵn có. Vốn có từ trước.

Từ điển trích dẫn

1. "Danh" tên thật đặt khi sinh ra và "hiệu" tên đặt thêm để gọi tác giả văn chương, tác phẩm nghệ thuật..
2. Cái tên đẹp đẽ người ta dùng để nói đến một người. ☆ Tương tự: "mĩ danh" .
3. Chỉ chung tên gọi. ☆ Tương tự: "danh tự" , "xưng vị" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên thật và tên dùng ngoài đời — Cái tên đẹp đẽ để nói lên ý nghĩa gì — Chỉ chung tên gọi.

Từ điển trích dẫn

1. Phương pháp hoặc pháp thuật bí mật. ◇ Tân Đường Thư : "Thì Trường An Tào Nguyên hữu bí thuật, Bột tòng chi du, tận đắc kì yếu" , , (Văn nghệ truyện thượng , Vương Bột ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tài khéo được giữ kín, không dạy cho ai.
uyển, uân, uất, uẩn
yù ㄩˋ, yuān ㄩㄢ, yuǎn ㄩㄢˇ, yuàn ㄩㄢˋ, yūn ㄩㄣ, yǔn ㄩㄣˇ

uyển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vườn hoa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn hoa, vườn thú (của vua chúa): Ngự uyển, vườn hoa của vua; 鹿 Vườn nuôi hươu;
② (văn) Vườn (nơi tập trung những cái đẹp, cái hay): Vườn văn; Vườn nghệ thuật;
③ Cung điện: Cung trong;
④ Chỗ cây cối mọc um tùm;
⑤ (văn) Khô héo: Bề ngoài khô héo mà bề trong lại mạnh mẽ (Hoài Nam tử);
⑥ [Yuàn] (Họ) Uyển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu nuôi thú vật chim muông. Vườn nuôi thú — Vườn trồng cây, trồng hoa. Td: Thượng Uyển.

Từ ghép 8

uân

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Hoa văn: Trên cái thuẫn lớn có vẽ nhiều hoa văn chim sẻ (Thi Kinh: Tần phong, Tiểu nhung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường vằn. Đường vân — Xem Uyển.

uất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uẩn kết, chất chứa, bị dồn nén: Cho nên những việc lớn chồng chất lại mà không bị dồn nén (Lễ kí: Lễ vận). Như .

uẩn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uẩn kết, chất chứa, bị dồn nén: Cho nên những việc lớn chồng chất lại mà không bị dồn nén (Lễ kí: Lễ vận). Như .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.