thuần
chún ㄔㄨㄣˊ, zhūn ㄓㄨㄣ, zhǔn ㄓㄨㄣˇ

thuần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thuần, trong sạch, mộc mạc
2. tưới, thấm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trung hậu, thật thà, mộc mạc, chất phác. ◎ Như: "thuần phong" phong tục đôn hậu, tốt đẹp.
2. (Danh) Sự chất phác, tính mộc mạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Phác tán thuần li thánh đạo nhân" (Mạn hứng ) Tính chất phác tiêu tan, nét đôn hậu thành bạc bẽo, đạo thánh mai một.
3. (Danh) Một cặp xe binh (thời xưa).
4. (Động) Tưới, thấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuần, trong sạch, mộc mạc. Như phong tục tốt gọi là thuần phong , người đức hạnh gọi là thuần túy , v.v.
② Một cặp xe binh.
③ Tưới, thấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thật thà, chất phác, trong sạch, mộc mạc, thuần.【】thuần phác [chún pư] Chân thật, chất phác. Cg. [chúnpư];
② Tưới, thấm;
③ Một cặp xe binh (thời xưa);
④【】Thuần Vu [Chúnyú] (Họ) Thuần Vu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật thà mộc mạc, không trau chuốt — Vẫn nguyên vẹn như lúc đầu, không pha trộn.

Từ ghép 4

nguyệt
yuè ㄩㄝˋ

nguyệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Mặt Trăng
2. tháng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trăng, trăng. ◎ Như: "tân nguyệt" trăng mới, "tàn nguyệt" trăng tàn, "nhật nguyệt" mặt trời và mặt trăng.
2. (Danh) Ánh sáng trăng. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương, Do nghi chiếu nhan sắc" 滿, (Mộng Lí Bạch ) Ánh trăng rớt đầy xà nhà, Còn ngờ là (ánh trăng) chiếu trên mặt mũi (của bạn).
3. (Danh) Lượng từ: tháng (một năm có mười hai tháng). ◎ Như: "sổ nguyệt thì gian" thời gian khoảng vài tháng.
4. (Danh) Họ "Nguyệt".
5. (Tính) Tròn như mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt bính" bánh trung thu, "nguyệt cầm" đàn nguyệt (hình tròn).
6. (Tính) Mỗi tháng, hằng tháng. ◎ Như: "nguyệt san" báo ra hằng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt trăng.
② Tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trăng, mặt trăng, nguyệt: Nguyệt thực; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
② Tháng, hàng tháng, nguyệt: Cuối tháng: Sản lượng hàng tháng; Nguyệt san;
③ Vật có hình tròn như mặt trăng: Đàn nguyệt, cầm trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trăng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu « — Một tháng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: » Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt « ( Tuế nguyệt là năm tháng ) — Chỉ người đàn bà con gái. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: » Anh đồ tỉnh anh đồ say, sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày « — Cũng chỉ hành động không đứng đắn giữa trai gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, ngoài ra ai lại tiếc gì với ai « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nguyệt.

Từ ghép 133

ánh nguyệt độc thư 映月讀書bạch nguyệt 白月bán nguyệt 半月bát nguyệt 八月bế nguyệt tu hoa 閉月羞花bích nguyệt 璧月bộ nguyệt 步月bồ nguyệt 蒲月cao nguyệt 皋月chánh nguyệt 正月chính nguyệt 正月cô nguyệt 辜月cúc nguyệt 菊月cửu nguyệt 九月dần nguyệt 寅月di nguyệt 彌月dư nguyệt 余月dư nguyệt 餘月dương nguyệt 陽月đại nguyệt 大月đạp nguyệt 踏月đề nguyệt 提月đoan nguyệt 端月đồ nguyệt 涂月hạ cá nguyệt 下个月hạ cá nguyệt 下個月hoa nguyệt 花月huyền nguyệt 玄月kiệm nguyệt 儉月kinh nguyệt 經月lạc nguyệt 落月lãnh nguyệt 冷月lạp nguyệt 臘月lâm nguyệt 臨月lộng nguyệt 弄月lục nguyệt 六月lương nguyệt 良月mãn nguyệt 滿月mạnh nguyệt 孟月mật nguyệt 蜜月mi nguyệt 眉月minh nguyệt 明月ngọ nguyệt 午月ngũ nguyệt 五月nguyệt ảnh 月影nguyệt bạch 月白nguyệt bán 月半nguyệt biểu 月表nguyệt bình 月評nguyệt bổng 月俸nguyệt cát 月吉nguyệt cầm 月琴nguyệt cấp 月給nguyệt cầu 月球nguyệt chiêm 月瞻nguyệt cung 月宮nguyệt diện 月面nguyệt diệu 月曜nguyệt đài 月台nguyệt đán 月旦nguyệt đán bình 月旦評nguyệt đầu 月頭nguyệt điện 月殿nguyệt hạ 月下nguyệt hạ mỹ nhân 月下美人nguyệt hoa 月花nguyệt kết 月結nguyệt kị 月忌nguyệt kì 月期nguyệt kinh 月經nguyệt lạc 月落nguyệt lạc sâm hoành 月落參橫nguyệt lão 月老nguyệt lịch 月历nguyệt lịch 月曆nguyệt lộ 月露nguyệt luân 月輪nguyệt lượng 月亮nguyệt lương 月糧nguyệt minh 月冥nguyệt nga 月娥nguyệt phần 月份nguyệt phủ 月府nguyệt quang 月光nguyệt quỹ 月匱nguyệt san 月刊nguyệt sự 月事nguyệt tận 月盡nguyệt thỏ 月兔nguyệt thu 月秋nguyệt thực 月蚀nguyệt thực 月蝕nguyệt tịch 月夕nguyệt tín 月信nguyệt tức 月息nguyệt vĩ 月尾nguyệt vọng 月望nhập nguyệt 入月nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhất nguyệt 一月nhật nguyệt 日月nhị nguyệt 二月nhuận nguyệt 閏月nông nguyệt 農月phạp nguyệt 乏月phong nguyệt 風月quế nguyệt 桂月quý nguyệt 季月sóc nguyệt 朔月sơ nguyệt 初月sương nguyệt 霜月tà nguyệt 斜月tam cá nguyệt 三個月tam nguyệt 三月tàn nguyệt 殘月tân nguyệt 新月thập nguyệt 十月thất nguyệt 七月thượng nguyệt 上月thưởng nguyệt 賞月tiểu nguyệt 小月trọng nguyệt 仲月tuế nguyệt 岁月tuế nguyệt 歲月tứ nguyệt 四月tưu nguyệt 陬月viên nguyệt 圓月vịnh nguyệt 詠月vọng nguyệt 望月vượng nguyệt 旺月yêm nguyệt 淹月yển nguyệt 偃月yển nguyệt đao 偃月刀
thiên
qiān ㄑㄧㄢ

thiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bờ ruộng
2. đường đi trong bãi tha ma

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường nhỏ trong ruộng theo hướng nam bắc. § Xem "thiên mạch" .
2. (Danh) Đường đi.
3. (Danh) Mượn chỉ khu ngoài thành, dã ngoại.
4. (Danh) Mượn chỉ ruộng đất, điền địa.
5. (Danh) Phần mộ, mả. ◎ Như: "tân thiên" mả mới. ◇ Đỗ Phủ : "Cộng thùy luận tích sự, Kỉ xứ hữu tân thiên" , (Thu nhật quỳ Phủ vịnh hoài nhất bách vận ).
6. (Danh) Họ "Thiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Thiên mạch bờ ruộng, bờ ruộng về mặt phía đông phía tây gọi là mạch, về mặt phía nam phía bắc gọi là thiên.
② Đường lối trong bãi tha ma. Như tân thiên mả mới.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bờ ruộng;
② Lối đi ra mộ, đường đi trong bãi tha ma: Mả mới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường chạy theo hướng nam bắc — Con đường trong nghĩa địa — Đường bờ ruộng.

Từ ghép 2

mạch
mài ㄇㄞˋ, mò ㄇㄛˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mạch máu
2. mạch, thớ, gân
3. liền nhau
4. nhìn đăm đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huyết quản, đường máu chảy. ◎ Như: "động mạch" mạch máu đỏ, "tĩnh mạch" mạch máu đen. § Ngày xưa viết là . Tục viết là .
2. (Danh) Dòng nước chảy dưới mặt đất. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Thổ cao mạch động tri xuân tảo, Ôi úc âm thâm trường đài thảo" , (Tạp ngôn Vô Tích Huệ san tự lưu tuyền ca ).
3. (Danh) Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là "mạch". ◎ Như: "sơn mạch" mạch núi, "toàn mạch" mạch nước, "diệp mạch" gân lá.
4. (Danh) Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: "nhất mạch tương truyền" cùng một huyết thống truyền lại.
5. (Danh) Nhịp đập của mạch máu. ◎ Như: "mạch chẩn" chẩn mạch, "bả mạch" bắt mạch. ◇ Vương Phù : "Phàm trị bệnh giả tất tiên tri mạch chi hư thật" (Tiềm phu luận ) Phàm người trị bệnh, thì trước hết phải biết mạch hư thật.
6. (Danh) Lá cây, cánh côn trùng có đường ngấn giống như huyết quản, cũng gọi là "mạch". ◎ Như: "diệp mạch" thớ lá, gân lá.
7. (Động) Bắt mạch (để khám bệnh).
8. (Động) Nhìn, xem xét, quan sát. § Thông "mạch" .
9. (Phó) "Mạch mạch" trông nhau đăm đắm. ◇ Cổ thi : "Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ" , (Điều điều khiên ngưu tinh ) Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói. § Cũng viết là "mạch mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mạch máu, mạch máu đỏ gọi là động mạch , mạch máu đen gọi là tĩnh mạch . Ngày xưa viết là . Tục viết là .
② Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là mạch. Như sơn mạch mạch núi, toàn mạch mạch nước, v.v.
③ Mạch, thầy thuốc xem mạch động ở vệ cổ tay để phân biệt chứng bệnh.
④ Xương lá, các đường gân trên lá cây gọi là diệp mạch .
⑤ Mạch mạch trông nhau đăm đắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Mạch máu: Động mạch; Tĩnh mạch;
② Mạch: Bắt mạch;
③ Mạch (gân lá của thực vật hoặc gân cánh của động vật);
④ Rặng, mạch: Rặng núi; Mạch mỏ. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】mạch mạch [mòmò] Say đắm, đắm đuối: Say mê, tình tứ; Nhìn nhau đắm đuối; Chị đắm đuối nhìn người chồng đi khuất ở phía xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống dẫn máu trong cơ thể. Tức mạch máu — Đường đi, đường nước chảy, đường chạy dài của núi. Hoa Tiên có câu: » Là điều thuận miệng vắng đây, mạch rừng bưng bít cho hay mới là «.

Từ ghép 15

nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎ Như: "xuất nạp" chi thu. ◇ Sử Kí : "Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa" , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎ Như: "nạp thuế" nộp thuế, "nạp khoản" nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎ Như: "tiếu nạp" vui lòng nhận cho, "tiếp nạp" tiếp nhận. ◇ Tả truyện : "Chư hầu thùy nạp ngã?" (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎ Như: "nạp phụ" lấy vợ, "nạp thiếp" lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇ Lễ Kí : "Phủ nhi nạp lũ" (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi" 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Từ ghép 26

mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạc, mất
2. mê, say, ham
3. lầm mê, mê tín
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lạc, không phân biệt phương hướng. ◎ Như: "mê lộ" lạc đường.
2. (Động) Lầm lạc. ◎ Như: "tài mê tâm khiếu" tiền bạc làm sai trái lòng người ta. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc" , (Khôn quái ) Người quân có chỗ đến (có việc gì làm), khởi lên trước thì lầm lạc, theo sau thì được (nên việc).
3. (Động) Mị hoặc, mất sáng suốt. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Phụng khuyến thế nhân hưu ái sắc, Ái sắc chi nhân bị sắc mê" , (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ) Khuyên nhủ người đời thôi ham thích sắc đẹp, Người ham thích sắc đẹp sẽ bị sắc đẹp làm cho mê muội.
4. (Động) Đắm đuối, say đắm, ham thích quá độ. ◎ Như: "nhập mê" say đắm, "trầm mê" chìm đắm.
5. (Tính) Không rõ ràng, làm cho rối trí, làm cho sai lầm. ◎ Như: "mê đồ" đường lối sai lạc, "mê cung" (1) đường lối quanh co, phức tạp, khó thấy được phương hướng để đi ra. (2) cục diện hỗn loạn, tình huống phức tạp khó tìm được giải pháp.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, hôn loạn, tinh thần không được thanh sảng.
7. (Danh) Người ham thích, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "ảnh mê" người say mê điện ảnh, "cầu mê" người mê túc cầu, "ca mê" người mê ca hát.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc. Như mê lộ lạc đường.
② Lầm mê. Dùng thuốc hay dùng thuật làm cho người ta mê mẩn gọi là mê. Như mê dược thuốc mê.
③ Lờ mờ. Tinh thần lờ mờ không được thanh sảng gọi là mê.
④ Mê tín. Tâm say mê về một sự gì gọi là mê. Như mê tín tin nhảm, trầm mê mê mãi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không phân biệt được, lạc: Lạc đường;
② Say, mê, ham mê, say sưa, đắm đuối, thích: Say mê, đắm đuối; Chị ấy rất thích bơi; Mê bóng đá; Mê kịch, mê tuồng; Cảnh đẹp làm cho người ta say sưa; Tiền bạc làm mê lòng người;
③ Mê tín, mê muội, hão huyền, nhảm: Tin nhảm;
④ Người say mê, người ham thích: Anh ấy là người mê bóng chày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ, không rõ — Sai lầm — Ham thích tới độ say đắm, không biết gì — Không biết gì nữa, không còn tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chập chờn tỉnh cơn mê, rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn «.

Từ ghép 22

mãnh
měng ㄇㄥˇ

mãnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh, dũng cảm. ◎ Như: "mãnh tướng" tướng mạnh.
2. (Tính) Hung ác, hung bạo, tàn ác. ◎ Như: "mãnh thú" thú mạnh dữ, "mãnh hổ" cọp dữ. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
3. (Phó) Đột nhiên, bỗng nhiên. ◎ Như: "mãnh tỉnh" hốt nhiên tỉnh ngộ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm mãnh văn đắc nhất trận nhục hương" (Đệ tứ hồi) (Lỗ) Trí Thâm bỗng ngửi thấy mùi thịt thơm.
4. (Phó) Dữ dội, gấp nhanh. ◎ Như: "mãnh liệt" mạnh mẽ dữ dội, "mãnh tiến" tiến nhanh tiến mạnh.
5. (Danh) Sự nghiêm khắc. ◇ Tả truyện : "Duy hữu đức giả năng dĩ khoan phục dân, kì thứ mạc như mãnh" , (Chiêu Công nhị thập niên ) Chỉ người có đức mới có thể lấy khoan dung mà làm cho dân theo, dưới bậc ấy không gì bằng nghiêm khắc.
6. (Danh) Con chó mạnh.
7. (Danh) Họ "Mãnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh, như mãnh tướng tướng mạnh, mãnh thú thú mạnh, v.v.
② Nghiêm ngặt.
③ Mạnh dữ, như mãnh liệt mạnh dữ quá, đang mê hoặc mà hốt nhiên tỉnh ngộ gọi là mãnh tỉnh .
④ Ác.
⑤ Chó mạnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mãnh (liệt), mạnh, dữ, ác, tàn bạo: Tướng mạnh, mãnh tướng; Tiến nhanh tiến mạnh; Sút mạnh một cú, trái banh lọt vào khung thành; Dùng chính sách mạnh thì dân bị tàn hại, tàn hại thì thi hành chính sách khoan dung (Tả truyện); Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp (Lễ kí);
② Bỗng nhiên, đột nhiên: Đột nhiên từ trong nhà nhảy ra.【】mãnh địa [mângde] Như nghĩa ②; 【】mảnh nhiên [mângrán] Như ;
③ (văn) Kiên cố, kiên cường, vững chắc: Đá cứng; Ý chí kiên cường;
④ (văn) Sắc bén: Móng vuốt sắc bén;
⑤ (văn) Con chó khỏe mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó dữ, có sức mạnh — Mạnh mẽ dữ tợn — Thình lình.

Từ ghép 13

khô
kū ㄎㄨ

khô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. héo hon (cây)
2. khô, cạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khô, héo. ◎ Như: "khô mộc phùng xuân" cây khô gặp mùa xuân.
2. (Tính) Cạn. ◎ Như: "khô tỉnh" giếng cạn.
3. (Tính) Nghèo nàn, không phong phú. ◎ Như: "khô tràng" nghèo nàn (ý tứ).
4. (Tính) Gầy gò, tiều tụy. ◇ Hậu Hán Thư : "Hồn phách phi dương, hình dong dĩ khô" , (Viên An truyện ) Hồn vía bay bổng, dáng người tiều tụy.
5. (Danh) Bã khô. ◎ Như: "hoa sanh khô" khô lạc, "ma khô" khô vừng.
6. (Danh) Bệnh bán thân bất toại (đông y).

Từ điển Thiều Chửu

① Khô héo. Tục gọi thân thế kẻ giàu sang là vinh , kẻ nghèo hèn là khô .
② Cạn, như lệ khô cạn nước mắt, hình dáng gầy mòn gọi là khô cảo .
③ Chân tay không dùng gì được gọi là thiên khô , sự gì không được quân bình cũng gọi là thiên khô.
④ Khô khan, như sưu sách khô tràng tìm moi trong ruột khô khan, nói ý là trong lòng ít chữ, tìm moi khó ra. Văn từ không được điển nhã phong phú gọi là khô tịch . Thuyền định không biết quán tưởng chỉ ngồi trơ, gọi là khô thuyền , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khô héo: Cây khô;
② Khô cạn: Biển cạn đá mòn; Khả năng tưởng tượng của anh ấy dường như đã khô kiệt rồi;
③ Khô khan.【】khô táo [kuzào] Khô khan: Khô khan nhạt nhẽo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây chết héo — Không có nước. Ta cũng gọi là Khô — Gày gò. Thân thể trơ xương. » Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 6

bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, đau buồn. ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Động) Nhớ thương. ◇ Hán Thư : "Du tử bi cố hương" (Cao Đế kỉ hạ ) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎ Như: "nhẫn bi" chịu đựng đau thương, "hàm bi" ngậm buồn, "nhạc cực sanh bi" vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "từ bi" lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "từ bi" làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Nữ tâm thương bi" (Bân phong , Thất nguyệt ) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎ Như: "bi khúc" nhạc buồn, "bi thanh" tiếng buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau, khóc không có nước mắt gọi là bi.
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, bi. 【】bi ai [bei'ai] Bi ai, buồn rầu;
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【】bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn thương — Nhớ về. Chẳng hạn Bi cố hương ( buồn nhớ quê xưa ).

Từ ghép 33

tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.