giải thích

phồn thể

Từ điển phổ thông

giải thích, giải đáp

Từ điển trích dẫn

1. Phân tích, làm cho sáng tỏ. ◇ Hậu Hán Thư : "Giải thích tiên thánh chi tích kết, đào thải học giả chi luy hoặc" , (Trần Nguyên truyện ).
2. Nói rõ nguyên nhân, lí do (của sự tình nào đó). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô phụ khí thế, ngô huynh hiện tại Giang Hạ, cánh hữu thúc phụ Huyền Đức tại Tân Dã. Nhữ đẳng lập ngã vi chủ, thảng huynh dữ thúc hưng binh vấn tội, như hà giải thích?" , , . , , ? Cha ta đã tạ thế, anh ta hiện ở Giang Hạ, lại có chú ta là Lưu Huyền Đức ở Tân Dã. Các ngươi lập ta làm chủ, nếu chú ta và anh ta đem quân về hỏi tội, thì ăn nói làm sao?
3. Tiêu trừ, tiêu tán. ◇ Lí Bạch : "Giải thích xuân phong vô hạn hận, Trầm Hương đình bắc ỷ lan can" , (Thanh bình điệu 調) Bao nhiêu sầu hận trong gió xuân đều tan biến, (Khi thấy nàng) đứng dựa lan can ở mé bắc đình Trầm Hương.
4. Giải cứu, giải thoát. ◇ Tây du kí 西: "Đọa lạc thiên niên nan giải thích, Trầm luân vĩnh thế bất phiên thân" , (Đệ thập nhất hồi).
5. Thả ra, phóng thích.
6. Tan, chảy. ◇ Hậu Hán Thư : "Hựu khoảnh tiền sổ nhật, hàn quá kì tiết, băng kí giải thích, hoàn phục ngưng hợp" , , , (Lang Nghĩ truyện ).
7. Khuyên giải xin cho thông qua. ◇ Tục tư trị thông giám : "Chiêu Phụ cụ tội, nghệ Khai Phong phủ kiến hoàng đệ Quang Nghĩa, khất ư đế tiền giải thích, sảo khoan kì tội, sử đắc tận lực, Quang Nghĩa hứa chi" , , , , 使, (Tống Thái Tổ Khai Bảo ngũ niên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ ra.

phản ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

phản ứng, đáp ứng lại, trả lời lại

Từ điển trích dẫn

1. Hưởng ứng làm phản. ◇ Hậu Hán Thư : "Thục Quận, Quảng Hán, Kiền Vi giai phản ứng" , , (Lưu Yên truyện ) Thục Quận, Quảng Hán, Kiền Vi đều hưởng ứng làm phản.
2. Ý kiến, thái độ hoặc hành động phát hiện khi đối diện sự vật. ◇ Ba Kim : "Ngã hòa đồng hành đích nhân đàm khởi, tha môn đích phản ứng tịnh bất cường liệt" , (Tham tác tập , Phỏng vấn quảng đảo ).
3. Phản ánh. ◇ Cù Thu Bạch : "Tha đích đặc điểm thị cánh trực tiếp đích cánh tấn tốc đích phản ứng xã hội thượng đích nhật thường sự biến" (Lỗ Tấn tạp cảm tuyển tập , Tự ngôn ) Đặc điểm của nó là: những sự tình xảy ra thường ngày trong xã hội được phản ánh, càng trực tiếp thì càng mau lẹ.
4. Hoạt động tương ứng của một vật thể trước kích thích gây từ bên trong hoặc đến từ bên ngoài. § Thí dụ như lá cây mắc cở khép lại khi bị chạm vào.
5. Hiện tượng và quá trình của một vật chất nhận chịu tác dụng nào đó mà biến hóa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại, bày tỏ thái độ để đáp lại — Hiện tượng phát sinh do tác dụng hóa học.

căn cứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. căn cứ vào, dựa vào, dựa trên
2. căn cứ, cơ sở

Từ điển trích dẫn

1. Dựa vào. ◇ Hán Thư : "Căn cứ ư triều đình" (Hoắc Quang truyện ) Dựa vào triều đình.
2. Chỗ dựa. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Giá bàn một căn cứ đích thoại, tựu phiến tam tuế hài tử dã bất khẳng tín, như hà hống đắc ngã quá" , , (Độc cô sanh quy đồ náo mộng ) Chuyện này không có căn cứ gì cả, chỉ để xí gạt con nít ba tuổi không đáng tin, sao mà lừa dối ta được.
3. Dựa theo, y cứ.
4. Căn cơ, cơ sở.
5. Nguồn gốc, căn nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi giữ lấy mà làm gốc rễ, chỉ cái cơ sở để nương tựa — Nương tựa vào nắm lấy làm bằng.

an gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

định cư, làm nhà, xây nhà

Từ điển trích dẫn

1. Nhà yên ổn. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ đại loạn, vô hữu an quốc; nhất quốc tận loạn, vô hữu an gia" , ; , (Dụ đại ) Thiên hạ loạn cả, không có nước yên ổn; một nước loạn hết, không có nhà yên ổn.
2. Làm cho gia đình yên vui. ◇ Hán Thư : "Phụ tử phu thê, lục lực an gia" , (Lộ Ôn Thư truyện ) Cha con vợ chồng chung sức làm cho gia đình yên vui.
3. Sắp đặt việc nhà. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư nhất diện sử nhân ám ám điều toa Trương Hoa, chỉ khiếu tha yếu nguyên thê, giá lí hoàn hữu hứa đa bồi tống ngoại, hoàn cấp tha ngân tử an gia quá hoạt" 使調, , , (Đệ lục thập cửu hồi) Một mặt Phượng Thư sai người đi xui ngầm Trương Hoa cứ bảo nó đòi vợ về; bên này ngoài các món bồi thường ra, lại còn cho thêm tiền để sắp đặt việc nhà làm ăn sinh sống nữa.
4. Thành lập gia đình, kết hôn. ◎ Như: "an gia lập nghiệp" thành lập gia đình, kiến lập sự nghiệp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt việc nhà cho yên ổn.

Từ điển trích dẫn

1. Làm ăn sinh sống, trông chờ khách mua. ◇ Thủy hử truyện : "Tam niên tiền lục nguyệt sơ tam hạ tuyết đích na nhất nhật, mại liễu nhất cá phao trà, trực đáo như kim bất phát thị, chuyên nhất kháo ta tạp sấn dưỡng khẩu" , , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Ba năm trước ngày mùng ba tháng sáu, trời đương mưa tuyết, bán được một chén trà, rồi từ đó đến nay chẳng ma nào lại, chỉ nhờ chạy việc "thời cơ" mà nuôi miệng.
2. Mở hàng bán lần đầu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Nhật nhật lâm vũ bất tình, tịnh vô nhất hào thử khí, phát thị thậm trì" , , (Quyển nhất) Ngày nào cũng mưa dầm dề không tạnh, chẳng có một chút hơi nóng, nên bán mở hàng rất muộn.
3. Tỉ dụ gặp được "món hàng" để trấn lột (tiếng dùng trong bọn cướp bóc người đi đường ngày xưa). ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ vọng xuất khứ đẳng cá đan thân đích quá, chỉnh chỉnh đẳng liễu bán cá nguyệt, bất tằng phát thị" , , , , ? (Đệ tứ thập tam hồi) Chỉ ngóng mãi khách buôn đi một mình, đợi ròng rã cả nửa tháng trời chẳng được món nào.
4. Tỉ dụ lần đầu gặp dịp thi triển bổn lĩnh hoặc dùng tới vật gì. ◇ Thủy hử truyện : "Đao khước thị hảo, đáo ngã thủ lí, bất tằng phát thị, thả bả giá cá điểu tiên sanh thí đao" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Thật là dao tốt, vào tay ta, chưa có cơ hội dùng bao giờ, hãy đem thử với tên đạo sĩ nhép này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ người con gái tới tuổi lấy chồng ( như trái mơ chín có thể hái được ). — Phiếu hữu mai, kì thực thất hề.. kì thực tam hề 。。。 Kinh thi: Thơ phiếu mai ( mai rụng ) Nghĩa là quả mai mười phần còn bảy phần.. còn ba phần, nhưng vẫn hãy còn quả, ví như người đàn bà đã hơi quá tuổi song lấy chồng cũng còn vừa. » Quả mai ba bảy đương vừa, đào non sớm liệu xe tơ kịp thì « ( Kiều ).«

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ cuối cùng, chỗ không thể lên quá được nữa. ◎ Như: "học vô chỉ cảnh" việc học không bao giờ tới cùng.

Từ điển trích dẫn

1. Nối liền thông suốt. ◎ Như: "văn ý liên quá" .

đa sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhiều chuyện, lắm sự, hay gây phiền toái

Từ điển trích dẫn

1. Nhiều việc, nhiều chuyện xảy ra, lắm sự biến. ◇ Trang Tử : "Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đa sự, thọ tắc đa nhục" , , (Thiên địa ) Nhiều con trai thì nhiều sợ, giàu thì nhiều việc, sống lâu thì lắm nhục.
2. Làm nhiều việc thừa, làm những việc không đâu, đa quản nhàn sự . ◇ Trang Tử : "Kim tử kí thượng vô quân hầu hữu ti chi thế, nhi hạ vô đại thần chức sự chi quan, nhi thiện sức lễ nhạc, tuyển nhân luân, dĩ hóa tề dân, bất thái đa sự hồ?" , , , , , (Ngư phủ ) Nay ông đã: trên thì không có quyền thế của thiên tử hay chư hầu có quan ti, dưới thì không có quan viên của đại thần phải giao chức vụ, thế mà tự chuyên sửa lễ nhạc, tuyển lựa nhân luân, để giáo hóa dân chúng, chẳng cũng là làm nhiều chuyện quá sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều chuyện, hay dính dấp vào chuyện người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc và ngọn. Chỉ đầu cuối sự vật.

Từ điển trích dẫn

1. Gốc cây và ngọn cây.
2. Chỉ đầu và cuối sự vật, thủy chung, nguyên ủy.
3. Trên dưới, trước sau. ◇ Tào Quýnh : "Quân cô lập ư thượng, thần lộng quyền ư hạ, bổn mạt bất năng tương ngự, thân thủ bất năng tương sử, do thị thiên hạ đỉnh phí, gian hung tịnh tranh" , , , 使, , (Lục đại luận ) Vua cô lập ở trên, bề tôi lộng quyền ở dưới, trên dưới không biết chế ngự nhau, mình và tay không biết sai khiến nhau, do đó mà trong thiên hạ vạc sôi, gian ác cùng tranh giành.
4. Chỉ nghề nông và nghề buôn bán làm công. ◇ Hậu Hán Thư : "Bổn mạt bất túc tương cung, tắc dân an đắc bất cơ hàn" , (Vương Phù truyện ) Nông và công thương không đủ cung ứng nhau, thì dân làm sao không khỏi đói lạnh.
5. Chỉ nhân nghĩa và hình pháp. ◇ Giả Nghị : "Tần bổn mạt tịnh thất, cố bất năng trường" , (Quá Tần luận ) Nhà Tần nhân nghĩa và pháp chế đều mất, cho nên không thể bền lâu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.