đào
tāo ㄊㄠ

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy, móc, đào, cuốc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rút, móc. ◎ Như: "đào thương" rút súng, "đào tiền" lấy tiền ra, "đào yêu bao" móc túi, "đào nhĩ đóa" móc ráy tai.
2. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "đào cá đỗng" đào hang.

Từ điển Thiều Chửu

① Lọc chọn.
② Luồn tay vào lấy đồ gọi là đào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoét, đào: Khoét một cái lỗ ở trên tường;
② Rút, móc: Rút sổ tay trong túi ra;
③ (văn) Chọn lọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng tay mà lựa chọn — Thò tay mà lấy.

Từ ghép 1

trĩ
zhì ㄓˋ

trĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trĩ (bệnh loét ở hậu môn)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh trĩ, một thứ nhọt loét ở hậu môn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhân chi huyết khí bại nghịch ủng để, vi ung, dương, vưu, chuế, trĩ" , , , , , (Thiên thuyết ) Khí huyết người ta suy bại ủng trệ, sinh ra nhọt, mụt, thịt thừa, bướu, trĩ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh trĩ, một thứ nhọt loét ở trong ngoài lỗ đít.

Từ điển Trần Văn Chánh

(y) Trĩ: Bệnh lòi dom, bệnh trĩ; Trĩ mũi; Trĩ nội; Trĩ ngoại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hậu môn lòi ra ngoài. Ta cũng gọi là bệnh trĩ.

Từ ghép 1

áp
xiá ㄒㄧㄚˊ, yā ㄧㄚ

áp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm cố, nợ, cược, đặt cọc
2. ký tên, đóng dấu
3. áp giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kí tên, đóng dấu. ◇ Thủy hử truyện : "Thứ tảo, Thanh trường lão thăng pháp tọa, áp liễu pháp thiếp, ủy Trí Thâm quản thái viên" , , , (Đệ lục hồi) Sớm hôm sau, Thanh trường lão lên pháp tòa, kí tên đóng dấu vào pháp thiếp, giao phó cho Lỗ Trí Thâm ra coi sóc vườn rau.
2. (Động) Giam giữ, bắt giữ. ◇ Thủy hử truyện : "Thủ nhất diện đại gia đinh liễu, áp hạ đại lao lí khứ" , (Đệ ngũ thập tam hồi) Lấy gông lớn đóng vào, tống giam (Lí Quỳ) vào nhà lao.
3. (Động) Coi sóc vận chuyển. ◎ Như: "áp tống hóa vật" áp tải hàng hóa.
4. (Động) Nắm giữ, chưởng quản. ◇ Tân Đường Thư : "(Trung thư xá nhân) dĩ lục viên phân áp thượng thư lục tào" (Bách quan chí nhị ) (Trung Thư xá nhân) đem sáu viên quan chia nhau nắm giữ sáu bộ thượng thư.
5. (Động) Đè, chận ép. ◎ Như: "công văn áp tại tha thủ lí" các công văn chận ép ở trong tay ông ta.
6. (Động) Cầm, đợ, đặt cọc. ◎ Như: "để áp" cầm đồ, "điển áp" cầm cố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả ngã na cá kim hạng quyển nã xuất khứ, tạm thả áp tứ bách lạng ngân tử" , (Đệ thất thập nhị hồi) Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.
7. (Động) Gieo vần trong thơ phú. ◎ Như: "áp vận" gieo vần.
8. (Động) Đặt tiền đánh cờ bạc. ◎ Như: "áp bảo" đặt cửa (đánh bạc). ◇ Lỗ Tấn : "Giả sử hữu tiền, tha tiện khứ áp bài bảo" 使, 便 (A Q chánh truyện Q) Nếu mà có tiền thì hắn liền đi đánh bạc.
9. (Danh) Chữ kí hoặc con dấu đóng trên văn kiện hoặc sổ bạ. ◎ Như: "hoạch áp" đóng dấu, kí tên, "thiêm áp" kí tên.
10. (Danh) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Thiều Chửu

① Kí, như hoa áp kí chữ để làm ghi.
② Giam giữ, bó buộc, như áp tống , áp giải đều nghĩa là bắt giải đi cả.
③ Ðể làm bảo đảm (cầm). Lấy một vật ngang giá với đồ kia để làm bảo đảm để lấy đồ kia ra gọi là để áp .
④ Thơ phú dùng vần gọi là áp, áp là đè ép vậy.
⑤ Cái nẹp mành mành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, đợ, đặt cọc: Cầm ruộng đi rồi;
② (Tạm) bắt giữ, giam giữ: Cảnh sát đã bắt giữ người gây sự;
③ Giải, áp giải, áp tải: Giải (áp giải) phạm nhân; Áp tải hàng hóa;
④ (văn) Kí (tên): Đánh dấu thay cho chữ kí tên (vì không biết chữ); Kí chữ để làm tin;
⑤ (văn) Dùng chữ cho ăn vần nhau (trong thơ ca).【】áp vận [yayùn] Bắt vần, áp vần, ghép vần, vần với. Cg. [yayùn];
⑥ (văn) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết vào, ghi vào, kí tên hoặc đóng dấu vào, nói chung là ghi dấu tích gì để chứng nhận — Cầm cố, cầm thế để lấy tiền — Canh giữ — Đè nén, ép buộc. Dùng như chữ Áp.

Từ ghép 16

bình an

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình an, bình yên, không có chuyện gì

Từ điển trích dẫn

1. Không xảy ra hoạn nạn, không có gì nguy hiểm. ◇ Sầm Tham : "Mã thượng tương phùng vô chỉ bút, Bằng quân truyền ngữ báo bình an" , (Phùng nhập kinh sứ 使) Trên lưng ngựa gặp nhau không sẵn giấy bút, Nhờ anh chuyển lời báo tin được bình an vô sự.
2. Trong lòng bình tĩnh an định. ◇ Lỗ Tấn : "Nhiên nhi ngã đích tâm ngận bình an: một hữu ái tăng, một hữu ai lạc, dã một hữu nhan sắc hòa thanh âm" : , , (Dã thảo , Hi vọng ) Nhưng mà trong lòng tôi rất bình tĩnh an định, chẳng có yêu ghét, chẳng có buồn vui, cũng chẳng có màu sắc và âm thanh gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn, không có gì xảy ra.
hắc
hè ㄏㄜˋ, hēi ㄏㄟ

hắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đen, màu đen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu đen.
2. (Danh) Tên tắt của tỉnh "Hắc Long Giang" .
3. (Danh) Họ "Hắc".
4. (Tính) Đen. ◎ Như: "hắc đầu phát" tóc đen. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Xỉ bất sơ hoàng hắc" (Tùy hỉ công đức ) Răng không thưa vàng đen.
5. (Tính) Tối, không có ánh sáng. ◎ Như: "thiên hắc liễu" trời tối rồi, "hắc ám" tối tăm. ◇ Lỗ Tấn : "Thổ cốc từ lí canh tất hắc" (A Q chánh truyện Q) Trong đền thổ cốc càng thêm tối om.
6. (Tính) Kín, bí mật. ◎ Như: "hắc danh đan" sổ đen, "hắc hàm" thư nặc danh, "hắc thoại" tiếng lóng.
7. (Tính) Phi pháp, bất hợp pháp. ◎ Như: "hắc thị" chợ đen.
8. (Tính) Độc ác, nham hiểm. ◎ Như: "hắc tâm can" lòng dạ hiểm độc.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc đen, đen kịt.
② Tối đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đen: Tóc đen;
② Tối đen, tối tăm, tối mờ: Trời đã tối rồi; Trong nhà tối thui; Trăng tối mờ nhạn bay cao (Lư Luân: Tái hạ khúc);
③ Tối, chiều tối: Từ sáng bận đến chiều tối;
④ Bí mật, bất hợp pháp, đen: Hàng lậu; Giá chợ đen;
⑤ Phản động: Bọn phản động lén lút;
⑥ Lóng. 【】hắc thoại [heihuà] Tiếng lóng, nói lóng;
⑦ Độc ác, nham hiểm. 【】hắc tâm [heixin] a. Bụng dạ độc ác, lòng dạ thâm độc, lòng đen tối; b. Âm mưu đen tối, mưu toan thâm độc;
⑧ [Hei] Tỉnh Hắc Long Giang (gọi tắt);
⑨ [Hei] (Họ) Hắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đen màu đen — U ám, thiếu ánh sáng — Đen tối, mờ ám — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 17

thái độ

phồn thể

Từ điển phổ thông

thái độ, quan điểm

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ mặt, cử chỉ. ◇ Tuân Tử : "Dong mạo, thái độ, tiến thối, xu hành, do lễ tắc nhã, bất do lễ tắc di cố tích vi, dong chúng nhi dã" , , 退, , , , (Tu thân ) Vẻ mặt, cử chỉ, tới lui, bước đi, theo lễ thì đúng đắn, không theo lễ thì ngang trái, dung tục, thô lỗ.
2. Khí thế, tư thái. ◇ Lục Quy Mông : "(Hầu Sanh) tác thất ngôn thi, thậm hữu thái độ" (), (Tống Hầu đạo sĩ hoàn Thái Bạch San tự ).
3. Chủ trương hoặc lập trường (đối với sự tình). ◇ Thiệu Ung : "Sự đáo cấp thì quan thái độ, Nhân vu nguy xứ lộ can tì" , (Tri nhân ngâm ) Việc xảy ra cấp thời hãy xem xét chủ trương xử sự ra sao, Người ở chỗ hiểm nguy lộ ra gan mật.
4. Tính tình. ◎ Như: "ái sái thái độ" tính thích đùa bỡn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng dấp và vẻ mặt bên ngoài nhờ đó biết được lòng dạ bên trong.

thượng lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tầng lớp thượng lưu

Từ điển trích dẫn

1. Dòng sông ở phía trên, gần nguồn, thượng du. ◇ Tả truyện : "Ngã đắc thượng lưu, hà cố bất cát?" , ? (Chiêu Công thập thất niên ).
2. Vùng đất hai bên bờ sông, chỗ gần nguồn sông. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Hằng thủy thượng lưu hữu nhất quốc" (Thủy kinh chú , Hà thủy ).
3. Thượng phẩm, thượng đẳng. ◇ Lỗ Tấn : "Chân thị thượng lưu đích văn chương" (Cố sự tân biên , Khởi tử ).
4. Chỉ những người có quyền thế, địa vị cao trong xã hội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng sông ở phía trên, gần nguồn sông — Vùng đất hai bên bờ sông, chỗ gần nguồn sông — Chỉ hạng người cao quý trong sạch ( cũng như nước ở gần nguồn sông, không nhơ bẩn ).
ung, úng, Ủng, ủng
yōng ㄧㄨㄥ, yǒng ㄧㄨㄥˇ

ung

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bế tắc, nghẽn, không thông. ◎ Như: "ủng tắc" tắc nghẽn. ◇ Quốc ngữ : "Xuyên ủng nhi hội, thương nhân tất đa, dân diệc như chi" , , (Chu ngữ thượng ) Sông tắc nghẽ thì vỡ tràn, làm thương tổn người hẳn là nhiều, dân cũng như thế.
2. (Động) Che lấp, cản trở. ◎ Như: "ủng tế" che lấp. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông.
3. (Động) Vun đắp, bồi dưỡng. ◎ Như: "bồi ủng" bồi đắp. ◇ Vương Sung : "Vật hoàng, nhân tuy quán khái ủng dưỡng, chung bất năng thanh" , , (Luận hành , Đạo hư ) Cây héo vàng, dù người tưới rót bồi bổ, rốt cuộc cũng không xanh lại được.
4. § Cũng đọc là "ung".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp, nhân cớ gì mà làm cho trên dưới không rõ nhau gọi là ủng tế .
② Ðắp, vun thêm đất cho cây gọi là bồi ủng .
③ Ủng trệ, cũng đọc là chữ ung.

úng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấp mất. Ngăn mất — Che lấp đi.

Từ ghép 4

Ủng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tắc nghẽn;
② Vun, vun đắp: Vun đất;
③ Lấp.

ủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vun xới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bế tắc, nghẽn, không thông. ◎ Như: "ủng tắc" tắc nghẽn. ◇ Quốc ngữ : "Xuyên ủng nhi hội, thương nhân tất đa, dân diệc như chi" , , (Chu ngữ thượng ) Sông tắc nghẽ thì vỡ tràn, làm thương tổn người hẳn là nhiều, dân cũng như thế.
2. (Động) Che lấp, cản trở. ◎ Như: "ủng tế" che lấp. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông.
3. (Động) Vun đắp, bồi dưỡng. ◎ Như: "bồi ủng" bồi đắp. ◇ Vương Sung : "Vật hoàng, nhân tuy quán khái ủng dưỡng, chung bất năng thanh" , , (Luận hành , Đạo hư ) Cây héo vàng, dù người tưới rót bồi bổ, rốt cuộc cũng không xanh lại được.
4. § Cũng đọc là "ung".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp, nhân cớ gì mà làm cho trên dưới không rõ nhau gọi là ủng tế .
② Ðắp, vun thêm đất cho cây gọi là bồi ủng .
③ Ủng trệ, cũng đọc là chữ ung.

Từ ghép 2

đồng, động
dòng ㄉㄨㄥˋ, tóng ㄊㄨㄥˊ, tǒng ㄊㄨㄥˇ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ống tre
2. ống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống tre. ◇ Vương Sung : "Tiệt trúc vi đồng" (Luận hành , Lượng tri ) Chặt tre làm ống.
2. (Danh) Phàm vật gì hình ống, tròn mà trong rỗng đều gọi là "đồng". ◎ Như: "bút đồng" tháp bút, "xuy đồng" ống bắn chim.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật hình ống: thùng, hòm, hộp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ống tre, ống trúc, phàm vật gì tròn mà trong có lỗ đều gọi là đồng cả. Như bút đồng cái thắp bút, xuy đồng cái ống bắn chim, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ống trúc (để thổi như sáo);
② Lưỡi câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống (tre): Ống khói; Tay áo; Ống đựng bút, tháp bút; Ống bắn chim;
② Thùng, hòm, hộp: Hòm thư, hộp thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống tre, ống trúc dài — Một âm là Động. Xem Động.

Từ ghép 4

động

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây sáo làm bằng ống trúc, một thứ nhạc khí thời xưa. Cũng gọi là Động tiêu — Một âm là Đồng. Xem Đồng.
trách
zé ㄗㄜˊ

trách

phồn thể

Từ điển phổ thông

sâu xa, uẩn khúc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vật sâu xa huyền diệu. ◎ Như: "thám trách sách ẩn" nghiên cứu nghĩa lí sâu xa. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi trách" (Hệ từ thượng ) Thánh nhân do đó thấy được chỗ sâu xa uẩn áo của thiên hạ.
2. (Tính) Sâu xa, u thâm. ◇ Mạnh Giao : "Trách hải thùy năng nhai" (Điếu Nguyên Lỗ San ) Biển sâu ai dò được?

Từ điển Thiều Chửu

① Thâm u (sâu xa uẩn áo), như thám trách sách ẩn nghiên cứu nghĩa lí sâu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thâm u, sâu xa: Nghiên cứu nghĩa lí sâu xa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu kín khó thấy.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.