thốn
cùn ㄘㄨㄣˋ

thốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấc (đơn vị đo chiều dài)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ, đơn vị đo chiều dài: (1) Ngày xưa bằng độ một ngón tay. (2) Tấc, mười phân là một tấc. (3) Gọi tắt của "thị thốn" , tức một phần mười của một "thị xích" .
2. (Danh) Mạch cổ tay (đông y). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán đắc tôn phu nhân giá mạch tức, tả thốn trầm sác, tả quan trầm phục, hữu thốn tế nhi vô lực, hữu quan hư nhi vô thần" : , ; , (Đệ thập hồi) Coi mạch tức cho phu nhân thấy: mạch cổ tay bên trái thì trầm sác, quan bên trái thì trầm phục; mạch cổ tay bên phải thì nhỏ mà không có sức, quan bên phải thì hư mà không có thần.
3. (Danh) Họ "Thốn".
4. (Tính) Ngắn ngủi, nhỏ bé, ít ỏi. ◎ Như: "thốn bộ nan hành" tấc bước khó đi, "thốn âm khả tích" tấc bóng quang âm đáng tiếc. ◇ Sử Kí : "Thần, Đông Chu chi bỉ nhân dã, vô hữu phân thốn chi công, nhi vương thân bái chi ư miếu nhi lễ chi ư đình" , , , (Tô Tần truyện ) Thần là kẻ quê mùa ở Đông Chu, không có chút công cán gì mà nhà vua bái thần ở miếu, kính lễ thần ở triều.
5. (Động) Giúp đỡ, hiệp trợ. ◇ Tây du kí 西: "Lưỡng điều côn hướng chấn thiên quan, Bất kiến thâu doanh giai bàng thốn" , (Đệ lục thập hồi) Hai cây gậy vung lên chấn động cửa trời, Chẳng thấy hơn thua cùng trợ giúp.

Từ điển Thiều Chửu

① Tấc, mười phân là một tấc.
② Nói ví dụ các sự nhỏ bé. Như thốn bộ nan hành tấc bước khó đi, thốn âm khả tích tấc bóng quang âm khá tiếc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấc (= 1/10 thước): Một tấc vải; Tay không tấc sắt. (Ngr) Ngắn ngủi, hẹp hòi, nông cạn, nhỏ bé, ít ỏi: Tấm lòng tấc cỏ; Tấc thời gian đáng tiếc; Tầm mắt hẹp hòi;
② (y) Mạch cổ tay ( nói tắt);
③ [Cùn] (Họ) Thốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tấc, một phần mười của thước ta — Một tấm. Một cái — Tên một bộ chữ Hán, bộ Thốn.

Từ ghép 9

nông
nóng ㄋㄨㄥˊ

nông

phồn thể

Từ điển phổ thông

người làm ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ruộng, trồng trọt, cầy cấy.
2. (Động) Cần cù, cố gắng. ◇ Kê Khang : "Ngũ cốc dịch thực, nông nhi khả cửu" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Ngũ cốc thay đổi trồng trọt, cố gắng thì có thể được lâu dài.
3. (Danh) Nghề làm ruộng, trồng trọt. § Ngày xưa cho "sĩ" học trò, "nông" làm ruộng, "công" làm thợ, "thương" đi buôn: là "tứ dân" .
4. (Danh) Người làm ruộng, người làm việc canh tác. ◇ Luận Ngữ : "Phàn Trì thỉnh học giá, tử viết: Ngô bất như lão nông" , : (Tử Lộ ) Phàn Trì xin học làm ruộng, Khổng Tử nói: Ta không bằng một nông phu già.
5. (Danh) Quan coi về việc ruộng nương.
6. (Danh) Họ "Nông".
7. (Tính) Thuộc về nhà nông. ◎ Như: "nông cụ" đồ dùng của nhà nông, "nông xá" nhà ở thôn quê.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề làm ruộng.
② Kẻ làm ruộng.
③ Ngày xưa cho sĩ học trò, nông làm ruộng, công làm thợ, thương đi buôn là tứ dân .
④ Quan coi về việc ruộng nương.
⑤ Họ Nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghề làm ruộng, nông nghiệp: Nông cụ; Làm nghề nông;
② Người làm ruộng, nông dân: Trung nông;
③ (cũ) Quan coi về việc ruộng nương;
④ [Nóng] (Họ) Nông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm ruộng. Ca dao có câu: » Anh ơi cố chí canh nông, mười phần ta cũng giữ trong tám phần « — Người làm ruộng — Gắng sức.

Từ ghép 29

lan
lán ㄌㄢˊ

lan

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoa lan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây hoa lan. § Có nhiều thứ, là giống hoa rất quý. Hoa lan thơm lắm, nên dầu thơm cũng gọi là "lan du" . Có thứ gọi là "trạch lan" tức cây mần tưới trừ được mọt sách, cho nên nhà chứa sách gọi là "lan tỉnh vân các" , đài ngự sử gọi là "lan đài" . Mùi lan sực nức nên lại dùng để ví dụ tình ý hợp nhau. ◎ Như: "lan giao" nói tình bạn chơi với nhau rất quý mến, "lan ngọc" tiếng mĩ xưng, dùng để khen ngợi các con em người khác (xem: "chi lan ngọc thụ" ). "Mộc lan" cây mộc lan, hoa thơm, vỏ cây cũng thơm, cổ nhân dùng để làm nhà. Còn có những tên là: "mộc bút" , "mộc liên" , "tân di" , "tân di" .
2. (Danh) Họ "Lan".

Từ điển Thiều Chửu

① Cây hoa lan. Có nhiều thứ, là giống hoa rất quý. Hoa lan thơm lắm, nên dầu thơm cũng gọi là lan du . Có thứ gọi là trạch lan tức cây mần tưới trừ được mọt sách, cho nên nhà chứa sách gọi là lan tỉnh vân các , đài ngự sử gọi là lan đài , v.v.
② Mùi lan sực nức nên lại dùng để ví dụ cái cỡ tình ý hợp nhau. Như lan giao nói tình bạn chơi vơí nhau rất quý mến, lan ngọc dùng để khen ngợi các con em nhà bạn.
③ Mộc lan cây mộc lan, vỏ cũng thơm, cổ nhân dùng để làm nhà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ lan (có hoa rất thơm);
② (cũ) Mộc lan;
③ [Lán] (Họ) Lan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, hoa có mùi thơm, tức cây lan, hoa lan. Td: Xuân lan ( hoa lan mùa xuân ). Đoạn trường tân thanh có câu: » Bóng hồng nhác thấy nẻo xa. Xuân lan Thu cúc mặn mà cả hai «. Lan có lắm tên: Bạch ngọc — Nhất điểm hồng — Tử cán — Tứ thời — Túy ông và Phong lan là một cây có lá dài hoa thơm ở núi thâm sơn, hoặc bám vào gốc cây và lèn đá mà tươi tốt. Có hoa đẹp hương thơm, người văn nhân liệt lan vào hạng cây sang quý, ví với quân vương, hoặc bạn bè văn chương hiền nhân quân tử. » Lan mấy đóa lạc loài sơn dã « ( Cung oán ngâm khúc ).

Từ ghép 31

luyến
liàn ㄌㄧㄢˋ

luyến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yêu, thương mến
2. tiếc nuối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Yêu, mến, nhớ. ◎ Như: "luyến ái" yêu thương, "luyến tích" mến tiếc.
2. (Động) Quấn quýt, vương vít. ◎ Như: "lưu luyến" quấn quýt không muốn rời nhau, "quyến luyến" thương yêu quấn quýt. ◇ Liêu trai chí dị : "Bả tí hoan tiếu, từ trí ôn uyển, vu thị đại tương ái duyệt, y luyến bất xả" , , , (Phong Tam nương ) (Hai người) nắm tay vui cười, chuyện vãn hòa thuận, thành ra yêu mến nhau, quyến luyến không rời.
3. (Danh) Họ "Luyến".

Từ điển Thiều Chửu

① Mến. Trong lòng vương vít vào cái gì không thể dứt ra được gọi là luyến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình ái, tình yêu: Mối tình đầu; Thất tình;
② Nhớ (nhung), mến, vương vít, luyến: Lưu luyến; Nhớ nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu mến quấn quýt, không rời xa, không quên — Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá quan này khúc Chiêu quân, nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia «.

Từ ghép 7

ấp
è , yì ㄧˋ

ấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vùng đất nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước, quốc gia (ngày xưa). ◇ Yên Đan Tử : "Phó bất dĩ man vực nhi Đan bất tiếu, nãi sử tiên sanh lai giáng tệ ấp" , 使 Không cho nước Yên là đất mọi rợ cũng như Đan này là kẻ bất tiếu, mà khiến tiên sinh đến thăm tệ quốc.
2. (Danh) Kinh thành, thủ đô. ◇ Lí Bạch : "Thang cập Bàn Canh, ngũ thiên kì ấp" , (Vi Tống Trung Thừa thỉnh đô Kim Lăng biểu ) Vua Thang tới vua Bàn Canh, năm lần dời đô.
3. (Danh) Thành thị. ◎ Như: "thành ấp" thành thị.
4. (Danh) Đất được phong cho. ◎ Như: "thực ấp" , "thái ấp" đất phong cho quan để cai quản lấy thuế làm bổng lộc.
5. (Phó) Buồn rầu, lo lắng. § Thông "ấp" . ◇ Khuất Nguyên : "Đồn uất ấp dư sá sế hề, Ngô độc cùng khốn hồ thử dã" , (Li tao ) U uất buồn bã ta thất chí hề, Một mình khốn khổ thế này.

Từ điển Thiều Chửu

① Một tên riêng để gọi một khu đất. Ngày xưa tự xưng nước mình là tệ ấp , người cùng một huyện gọi là đồng ấp . Một mình đứng lên chiêu tập một số người cùng ở một chòm để khai khẩn ruộng nương cũng gọi là ấp.
② Ư ấp nghẹn hơi. Hơi bốc ngược lên chẹn chặt cổ họng không xuôi xuống được gọi là ư ấp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành phố, thị trấn: Đô thành, thành phố, thành thị; Thành phố rộng lớn;
② Huyện: Người cùng huyện;
③ (văn) Ấp (thời xưa, chỗ đất lớn là đô, chỗ đất nhỏ là ấp), nước chư hầu: 使 Ngài không cho nước Yên là đất của mọi rợ và Đan này bất tiếu, nên mới khiến cho tiên sinh đến nước tôi (Yên Đan tử);
④ Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước nhỏ, nước chư hầu thời cổ — Đất phong cho quan to — Một vùng đất. Lớn gọi là Đô, nhỏ gọi là Ấp — Chỉ một huyện — Một trong những bộ chữ Trung Hoa, viết chung những thành phần khác thì đứng bên phải dưới dạng .

Từ ghép 14

viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vườn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa. ◎ Như: "quả viên" vườn cây trái, "thái viên" vườn rau, "trà viên" vườn trà. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng hồi nghi thị cố viên xuân" (Đề sơn điểu hô nhân đồ ) Chiêm bao tưởng như về lại nơi vườn cũ mùa xuân.
2. (Danh) Chỗ để du lãm, nghỉ ngơi. ◎ Như: "công viên" , "du lạc viên" .
3. (Danh) Lăng tẩm, mồ mả của các vua chúa, phi tần thời xưa. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiên Lã Thái Hậu miếu chủ vu viên, tứ thì thượng tế" , (Quang Vũ đế kỉ hạ ) Dời miếu chủ của Lã Thái Hậu về lăng tẩm, bốn mùa cúng tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa.
② Chỗ để chơi riêng.
③ Lăng tẩm các vua đời xưa và mồ mả các phi tần cũng đều gọi là viên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vườn: Vườn rau; Vườn bách thú; Vườn bách thảo;
② Lăng tẩm, mồ mả (của vua chúa hoặc các phi tần thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vườn trồng hoa hoặc trồng cây cảnh, cây ăn trái. Truyện Hoa Tiên : » Trạng đầu may cũng cắm về cửa viên « — Phần mộ của vua và hoàng hậu.

Từ ghép 33

tinh thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. Linh khí của thiên địa vạn vật. ◇ Lễ Kí : "Khí như bạch hồng, thiên dã. Tinh thần hiện ư san xuyên, địa dã" , . , (Sính nghĩa ) Hơi khí như mống trắng, trời vậy. Linh khí hiện ra ở núi sông, đất vậy.
2. Tâm thần, thần chí. ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" . ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tinh thần điên đảo, hoảng hốt bất ninh" , (Đệ ngũ hồi) Tâm thần điên đảo, mơ hồ không yên ổn.
3. Tư tưởng hoặc chủ nghĩa. ◎ Như: "dân chủ tinh thần" tư tưởng dân chủ.
4. Khí lực, tinh lực. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hội tử hữu nhân, ngã dã một tinh thần liễu" , (Đệ lục hồi) Bây giờ đương có người, ta chẳng còn hơi sức nào nữa (để nghĩ đến việc đó).
5. Chỉ ý thức, tư duy hoặc trạng thái tâm lí nào đó (tâm lí học). ☆ Tương tự: "tâm linh" . ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình tốt đẹp trong con người. Đoạn trường tân thanh : » Mai cốt cách, tuyết tinh thần «.
điểm
diǎn ㄉㄧㄢˇ

điểm

giản thể

Từ điển phổ thông

điểm, chấm, nốt, giờ

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "điểm" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ điểm .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt, giọt: Hạt mưa;
② Chấm, vết: Vết mực; Vết bẩn;
③ Nét chữ (trong chữ Hán "");
④ (toán) Điểm: Điểm giao nhau của hai đường chéo; Điểm mốc;
⑤ Chấm, nét chấm, dấu chấm, điểm: Dấu chấm;
⑥ Chút ít, một ít, một tí: Ăn một ít bánh điểm tâm;
⑦ Điểm, điều, việc: Đề nghị hai điểm; Chúng tôi không đồng ý điều đó;
⑧ Nơi, chỗ, điểm: Khởi điểm, chỗ bắt đầu; Điểm sôi;
Phần, điểm, nét: Đặc điểm, nét riêng biệt;
⑩ Chấm, điểm: Chấm câu; Chấm một điểm nhỏ;
⑪ Gật (đầu): Anh ta gật gật đầu;
⑫ Nhỏ, tra: Nhỏ thuốc đau mắt;
⑬ Trồng, tra: Trồng lạc, trồng đậu phộng; Tra ngô;
⑭ Kiểm soát, xét, kiểm, đếm, điểm, gọi: Kiểm tiền, đếm tiền; Điểm danh, gọi tên;
⑮ Chọn ra, gọi, kêu: Chọn thức ăn, gọi món ăn;
⑯ Bảo, dạy bảo: Anh ta là người sáng dạ, bảo một tí là hiểu ngay;
⑰ Châm, đốt, thắp, nhóm: Thắp đèn, Nhóm lửa;
⑱ Giờ: Mười giờ sáng; ? Bây giờ đã mấy giờ rồi?;
⑲ Lúc, giờ: Đến giờ rồi, bắt đầu đi!;
⑳ (Bánh) điểm tâm, (bánh) ăn lót dạ: Bánh điểm tâm; Bánh ăn lót dạ buổi sáng;
㉑ (in) Cỡ chữ in;
㉒ Nhằm vào, nói đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết tắt của chữ Điểm .

Từ ghép 15

tử
zǐ ㄗˇ

tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây tử (dùng để đóng đàn; tượng trưng cho con)
2. khắc chữ lên bản gỗ
3. quê cha đất tổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây tử, dùng để đóng đàn.
2. (Danh) Đồ dùng làm bằng gỗ. ◎ Như: "tử cung" cỗ áo quan của vua thiên tử.
3. (Danh) Quê cha đất tổ, cố hương. ◎ Như: chỗ làng sinh ra mình gọi là "tử lí" hay "tang tử" .
4. (Danh) § Xem "kiều tử" .
5. (Danh) Họ "Tử".
6. (Động) Khắc chữ lên bản gỗ, xuất bản.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây tử, dùng để đóng đàn.
② Làm đồ gỗ, cỗ áo quan của vua thiên tử gọi là tử cung .
③ Khắc chữ lên bản gỗ.
④ Quê cha đất tổ, chỗ làng sinh ra mình gọi là tử lí hay tang tử .
⑤ Cây kiều cao mà ngửa lên, cây tử thấp mà cúi xuống, nên gọi cha con là kiều tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây thị;
② Bản khắc, khắc chữ (lên bản gỗ): Hiệu khắc chữ; Đưa đi khắc; Bản khắc gỗ (để in).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên cây. Người Trung Hoa thời xưa thường trồng cây tử ở trước nhà — Chỉ quê nhà — Đồ gỗ. Đồ mộc — Cái áo quan. Đoạn trường tân thanh : » Sắm sanh nếp tử xe châu «.

Từ ghép 5

lược
lüě , lüè , lǔ ㄌㄨˇ

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cướp lấy, tước đoạt
2. nét phảy
3. đánh đòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đoạt lấy, cướp lấy. ◎ Như: "xâm lược" lấn tới cướp bóc. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Phụ dữ phu câu vi đạo sở sát, tẫn lược kim bạch" , (Tạ Tiểu Nga truyện ) Cha và chồng đều bị bọn cường đạo sát hại, cướp sạch tiền bạc, lụa là.
2. (Động) Phẩy, phất, lướt nhẹ qua. ◇ Tô Thức : "Hữu cô hạc hoành giang đông lai, (...) kiết nhiên trường minh, lược dư chu nhi tây dã" , (...) , 西 (Hậu Xích Bích phú ) Có một con hạc lẻ bay ngang sông, từ phía đông lại, (...) rít kêu một tiếng dài, lướt ngang thuyền tôi mà qua hướng tây.
3. (Danh) Nét phẩy trong chữ Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy, như xâm lược xâm cướp.
② Phẩy ngang, nét phẩy chữ gọi là lược.
③ Ðánh đòn (đánh bằng roi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp đoạt: Đoạt lấy;
② Lướt nhẹ qua: Gió mát lướt qua mặt; Chim én bay lướt trên mặt nước;
③ Đánh, quất, vụt (bằng roi);
④ (văn) Phẩy ngang;
⑤ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [lđâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Vơ lấy, vớ lấy: Vớ được một cây gậy đánh liền. Xem [lđè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp đoạt — Chặt đứt.

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.