chủy
chuí ㄔㄨㄟˊ

chủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái roi ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Roi đánh ngựa.
2. (Danh) "Chủy sở" hình phạt đánh trượng (thời xưa).
3. (Động) Đánh roi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái roi đánh ngựa.
② Hình đánh trượng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Roi ngựa;
② Hình phạt đánh trượng;
③ Quất, quật, vụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái roi ngựa — Đánh bằng gậy. Dùng như hai chữ Chủy — Một âm là Thùy. Xem vần Thùy.
khuể, quái
guà ㄍㄨㄚˋ

khuể

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngại, làm trở ngại. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Tâm vô quái ngại" Tâm không vướng ngại.
2. § Có khi đọc là "khuể".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngại, làm trở ngại. Nay gọi các quan đang tại chức bị trách phạt là quái ngộ . Có khi đọc là chữ khuể. Tâm vô quái ngại tâm không vướng ngại (Bát nhã ba la mật đa tâm kinh ).

quái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trở ngại, ngăn cản

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngại, làm trở ngại. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Tâm vô quái ngại" Tâm không vướng ngại.
2. § Có khi đọc là "khuể".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngại, làm trở ngại. Nay gọi các quan đang tại chức bị trách phạt là quái ngộ . Có khi đọc là chữ khuể. Tâm vô quái ngại tâm không vướng ngại (Bát nhã ba la mật đa tâm kinh ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sự trở ngại;
② Cái giần, cái sàng;
③ Lo lắng, lo âu.
tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

quỹ
guǐ ㄍㄨㄟˇ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỡ bánh xe
2. vết bánh xe
3. đường sắt, đường ray

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng cách giữa hai bánh xe. ◇ Lễ Kí : "Kim thiên hạ xa đồng quỹ, thư đồng văn" , (Trung Dung ) Nay xe trong thiên hạ có khoảng cách giữa hai bánh xe như nhau, viết cùng một văn tự.
2. (Danh) Vết xe đi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Chu đạo kí hoại, binh xa chi quỹ giao ư thiên hạ, nhi hãn tri xâm phạt chi đoan yên" , , (Biện xâm phạt luận ).
3. (Danh) Mượn chỉ xe.
4. (Danh) Đường đi của xe lửa hoặc đường vận hành của các sao. ◇ Hoài Nam Tử : "Ngũ tinh tuần quỹ nhi bất thất kì hành" (Bổn kinh ) Năm sao noi theo quỹ đạo mà không sai đường đi của chúng.
5. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
6. (Danh) Phép tắc, pháp độ, quy củ.
7. (Danh) Một loại biên chế hộ khẩu thời xưa.
8. (Danh) Họ "quỹ".
9. (Động) Tuân theo, y theo. ◎ Như: "bất quỹ" không tuân theo phép tắc.
10. (Động) Tính toán, thống kê. ◎ Như: "quỹ sổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vết bánh xe chỗ trục hai bánh xe cách nhau. Ðường sắt xe hỏa, xe điện chạy gọi là thiết quỹ hay quỹ đạo .
② Con đường, các sao hành tinh đi xung quanh mặt trời gọi là quỹ đạo .
③ Phép tắc. Không tuân theo phép tắc gọi là bất quỹ . Kẻ mưu làm loạn gọi là mưu vi bất quỹ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vết xe;
② Đường xe: Đường ray, đường rầy; Trật đường rầy, trật bánh;
③ Nề nếp, mẫu mực, phép tắc, khuôn phép, khuôn khổ: Không theo phép tắc; Đi vào nề nếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết bánh xe đi — Đầu trục bánh xe — Đường đi của các hành tinh. Tức quỹ đạo – Phép tắc — Noi theo. Tuân giữ.

Từ ghép 7

hành
jīng ㄐㄧㄥ, yīng ㄧㄥ

hành

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân cây cỏ
2. cái chuôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân cây cỏ.
2. (Danh) Chuôi, cán (đồ vật).
3. (Danh) Lượng từ: sợi, cọng. ◎ Như: "tiểu thảo sổ hành" vài cọng cỏ con. ◇ Đỗ Phủ : "Sổ hành bạch phát na phao đắc, Bách phạt thâm bôi diệc bất từ" (Lạc du viên ca ) Mấy sợi tóc bạc vứt đi được, Trăm chén đầy rượu phạt cũng chẳng từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rò cây cỏ, thân cây cỏ.
② Cái chuôi. Một sợi tóc gọi là nhất hành phát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân cây cỏ;
② (văn) Cọng, sợi: Một cọng cỏ; Mấy sợi tóc bạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng cây, thân cây nhỏ — Cái cán, cái tay cầm.

Từ ghép 4

kiềm
ān ㄚㄋ, qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái kìm
2. giữ, kìm
3. cùm chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ hình cụ ngày xưa, dùng để kẹp cổ phạm nhân.
2. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa, lấy đồ bằng sắt kẹp cổ, tay, chân tội nhân.
3. (Danh) Cái kìm, cái giàm, cái kẹp. § Thông "kiềm" .
4. (Danh) Cái càng (động vật có đốt, như tôm, cua...).
5. (Động) Cầm giữ, giam cấm.
6. (Động) Dùng sắt kềm kẹp phạm nhân.
7. (Động) Ngậm miệng, khóa miệng. § Thông "kiềm" , "kiềm" . ◇ Trang Tử : "Khẩu kiềm nhi bất dục ngôn" (Điền Tử Phương ) Miệng ngậm không muốn nói.
8. (Tính) Xấu, ác.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kìm gắp.
② Một thứ hình phép ngày xưa, lấy sắt kẹp vào cổ. Có khi viết là hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái kìm: Kìm mỏ vịt; Kìm nhọn đầu; Êtô; Tấn công gọng kìm. Cv. ;
② Cặp, kẹp vào; Cặp bằng kìm;
③ Hình phạt kẹp bằng kìm (thời xưa);
④ Hãm, chặn. 【】kiềm chế [qiánzhì] Kìm hãm, kiềm chế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kiềm bằng sắt, dùng để kẹp đồ vật — Kiềm kẹp, trói buộc.

Từ ghép 3

cường, cưỡng
jiàng ㄐㄧㄤˋ, qiáng ㄑㄧㄤˊ, qiǎng ㄑㄧㄤˇ

cường

phồn thể

Từ điển phổ thông

mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, khỏe: Thân thể khỏe mạnh;
② Giỏi, cứng: Anh ấy là một người rất giỏi;
③ Khá: Đời sống ngày một khá hơn;
④ Trên, hơn, già, quá: Già (trên, quá, hơn) một phần ba;
⑤ (văn) Con mọt thóc gạo;
⑥ [Qiáng] (Họ) Cường. Xem [jiàng], [qiăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mọt gạo màu đen — Mạnh mẽ. Có sức mạnh — Có thừa. Hơn. Xem Cường bán — Một âm khác là Cưỡng.

Từ ghép 36

cưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gượng, miễn cưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ép buộc, gò ép: Ép buộc phải cho;
② Gượng: Cười gượng;
③ (văn) Kiên quyết, cực lực, cố sức: Kiên quyết liên minh với họ (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên); Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám cực lực can vua (Tả truyện: Hi công nhị niên). Xem [jiàng], [qiáng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại, không chịu tuân phục — Gắng sức. Cố dùng sức mà làm cho bằng được — Gò bó, không tự nhiên, gượng ép — Một âm khác là Cường.

Từ ghép 13

thế
shì ㄕˋ

thế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thế lực
2. tình hình, tình thế
3. hột dái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quyền lực. ◎ Như: "hữu tiền hữu thế" có tiền có thế, "trượng thế khi nhân" ỷ có quyền lực lấn ép người khác.
2. (Danh) Sức mạnh, uy lực. ◎ Như: "hỏa thế" sức mạnh của lửa, "thủy thế" sức của nước, "phong thế" sức của gió.
3. (Danh) Trạng thái của động tác. ◎ Như: "thủ thế" dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, cũng chỉ thủ pháp đánh đàn, "tư thế" 姿 dáng điệu.
4. (Danh) Hình mạo. ◎ Như: "sơn thế tranh vanh" thế núi chót vót, "địa thế bình thản" thế đất bằng phẳng.
5. (Danh) Tình hình, trạng huống. ◎ Như: "thì thế" tình hình hiện tại, "cục thế" cục diện.
6. (Danh) Cơ hội. ◇ Mạnh Tử : "Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế" , (Công Tôn Sửu thượng ) Tuy có trí tuệ, không bằng thừa cơ hội.
7. (Danh) Bộ sinh dục giống đực, hạt dái. ◎ Như: "cát thế" thiến (hình phạt thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thế, chỉ về cái sức hành động, như hỏa thế thế lửa, thủy thế thế nước. Tả cái hình trạng sự hành động gì cũng gọi là thế, như trận thế thế trận, tư thế 姿 dáng bộ, v.v.
② Thế lực, như uy thế oai thế, thanh thế , trượng thế cậy thế, v.v.
③ Hình thế hơn cả, như sơn thế tranh vanh thế núi chót vót, địa thế bình thản thế đất bằng phẳng, v.v.
④ Cái hạt dái. Một thứ hình thiến, đời xưa con giai phải cắt hạt dái gọi là cát thế . Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thế, quyền, sức: Cậy thế nạt người; Có của có thế; Sức nước;
② Tình hình, hình dạng, thế: Địa thế; Thế núi chót vót; Hình thế, tình thế, tình hình; 姿 Tư thế; Thời thế;
③ Bộ sinh dục giống đực, hòn dái: Hình phạt thiến dái (thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái quyền lực mạnh mẽ. Td: Quyền thế — Hình dạng. Td: Địa thế — Hòn dái đàn ông — Cái cách bày ra ngoài. Td: Thế trận. Đoạn trường tân thanh : » Thế công Từ mới giở ra thế hàng «.

Từ ghép 36

huy, đọa
duò ㄉㄨㄛˋ, huī ㄏㄨㄟ

huy

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rụng. ◎ Như: "đọa lạc" rơi xuống (chỗ thấp hèn), trụy lạc, "đọa nhập hải trung" rơi xuống biển. ◇ Sử Kí : "Hữu nhất lão phụ, y hạt, chí Lương sở, trực đọa kì lí di hạ" , , , (Lưu Hầu thế gia ) Có một cụ già, mặc áo vải thô, đến chỗ (Trương) Lương, liền đánh rớt chiếc giày xuống cầu.
2. (Tính) Lười biếng. § Thông "nọa" . ◎ Như: "đọa dân" người biếng nhác.
3. Một âm là "huy". (Động) Phá hoại, hủy hoại. § Thông "huy" . ◇ Tư trị thông giám : "Phạt quốc huy thành" (Vũ Đế Nguyên Quang nhị niên ) Đánh nước phá thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Rơi xuống, đổ, người mỗi ngày một hư hỏng gọi là đọa lạc .
② Mười, cùng nghĩa với chữ nọa .
③ Một âm là huy. Ðổ nát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phá hư — Một âm là Đọa.

đọa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rơi xuống, đổ
2. đổ nát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rơi, rụng. ◎ Như: "đọa lạc" rơi xuống (chỗ thấp hèn), trụy lạc, "đọa nhập hải trung" rơi xuống biển. ◇ Sử Kí : "Hữu nhất lão phụ, y hạt, chí Lương sở, trực đọa kì lí di hạ" , , , (Lưu Hầu thế gia ) Có một cụ già, mặc áo vải thô, đến chỗ (Trương) Lương, liền đánh rớt chiếc giày xuống cầu.
2. (Tính) Lười biếng. § Thông "nọa" . ◎ Như: "đọa dân" người biếng nhác.
3. Một âm là "huy". (Động) Phá hoại, hủy hoại. § Thông "huy" . ◇ Tư trị thông giám : "Phạt quốc huy thành" (Vũ Đế Nguyên Quang nhị niên ) Đánh nước phá thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Rơi xuống, đổ, người mỗi ngày một hư hỏng gọi là đọa lạc .
② Mười, cùng nghĩa với chữ nọa .
③ Một âm là huy. Ðổ nát.

Từ điển Trần Văn Chánh

Rơi xuống, sa đọa, suy sụp: Trụy lạc; Rơi xuống đất; Rơi xuống biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rơi xuống. Ngã xuống — Hư hỏng. Lười biếng.

Từ ghép 4

kiêu, kiều
qiáo ㄑㄧㄠˊ

kiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. ◎ Như: "kiều mộc" cây cao. ◇ Thi Kinh : "Xuất tự u cốc, Thiên vu kiều mộc" , (Tiểu nhã , Phạt mộc ) Từ hang sâu ra, Bay lên cây cao. § Ý nói chim nó còn biết chọn chỗ cao, huống chi người. Nay dùng hai chữ "kiều thiên" để tỏ ý lên chốn cao thượng sáng láng.
2. (Tính) Gian xảo, giả dối.
3. (Tính) Nóng tính, dễ nổi giận.
4. (Phó) Giả, hư cấu. ◎ Như: "kiều trang" ăn mặc giả lốt, cải trang.
5. (Danh) Tên một thứ cây. § Xem "kiều tử" .
6. (Danh) Cái móc trên cái giáo để buộc tua.
7. (Danh) Họ "Kiều".
8. Một âm là "kiêu". § Thông "kiêu" .

Từ ghép 1

kiều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cao
2. giả trang

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. ◎ Như: "kiều mộc" cây cao. ◇ Thi Kinh : "Xuất tự u cốc, Thiên vu kiều mộc" , (Tiểu nhã , Phạt mộc ) Từ hang sâu ra, Bay lên cây cao. § Ý nói chim nó còn biết chọn chỗ cao, huống chi người. Nay dùng hai chữ "kiều thiên" để tỏ ý lên chốn cao thượng sáng láng.
2. (Tính) Gian xảo, giả dối.
3. (Tính) Nóng tính, dễ nổi giận.
4. (Phó) Giả, hư cấu. ◎ Như: "kiều trang" ăn mặc giả lốt, cải trang.
5. (Danh) Tên một thứ cây. § Xem "kiều tử" .
6. (Danh) Cái móc trên cái giáo để buộc tua.
7. (Danh) Họ "Kiều".
8. Một âm là "kiêu". § Thông "kiêu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cao, như kiều mộc cây cao. Kinh thi nói: xuất tự u cốc, thiên vu kiều mộc từ hang tối ra, thiên lên cây cao, ý nói chim nó còn biết chọn chỗ cao, huống chi người, nay dùng hai chữ kiều thiên để tỏ ý lên chốn cao thượng sáng láng, là nói theo cái ý này vậy.
② Giả, như kiều trang ăn mặc giả lốt.
③ Cái móc trên cái dáo.
④ Cùng nghĩa với chữ kiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao: Rừng cây cao;
② Cải trang, giả trang: Cải trang. Cv. ;
③ (văn) Cái móc trên cây giáo;
④ (văn) Như (bộ );
⑤ [Qiáo] (Họ) Kiều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao mà cong lại. Td: Kiều mộc ( thân cây cao mà cong ) — Cái cán giáo mác, chỗ ráp vào lưỡi giáo mác — Giả dối, không thật — » Bóng kiều mong gởi thân la «( Hoa Tiên ).

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.