lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
qiú ㄑㄧㄡˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tù, giam giữ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giam. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tự niệm vô tội, nhi bị tù chấp" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Tự nghĩ không có tội mà bị bắt giam.
2. (Danh) Người có tội hoặc bị bắt giữ. ◎ Như: "tử tù" tù tử hình, "địch tù" quân địch bị bắt giữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ tù, bắt người có tội giam lại gọi là tù, người có tội cũng gọi là tù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ tù: Bị bỏ tù;
② Tù phạm, người bị tù: Tù tử hình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giam hãm, trói buộc ở một chỗ. Ca dao: » Rồng vàng nắm nước ao tù « — Bị giam vì có tội. Thơ Phan Bội Châu: » Chạy mỏi chân thì hãy ở tù « — Người bị giam vì có tội — Lính bên địch bị bắt sống.

Từ ghép 11

khoác, khuếch
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoác

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

khuếch

phồn thể

Từ điển phổ thông

mở rộng ra, nới rộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn, rộng. ◎ Như: "độ lượng khôi khuếch" độ lượng lớn lao. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Tư Mã binh pháp, hoành khuếch thâm viễn" : , (Tư Mã Nhương Tư truyện ) Thái Sử Công nói: Ta đọc binh pháp của Tư Mã (Nhương Tư), bao la sâu xa.
2. (Tính) Rỗng không. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử đại khuếch chi vũ, du vô cực chi dã" , (Tinh thần ) Khiến cho không gian trống rỗng, rong chơi ở cõi vô cùng.
3. (Danh) Vành ngoài, chu vi. ◎ Như: "luân khuếch" vành bánh xe, "nhĩ khuếch" vành tai.
4. (Động) Mở rộng. ◎ Như: "khuếch sung" mở rộng ra, "khai khuếch" mở mang, "khuếch đại" mở lớn.
5. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "khuếch thanh lậu tập" trừ khử những tập quán xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, như độ lượng khôi khuếch độ lượng lớn lao. Làm việc không thiết thực gọi là khuếch lạc , với đời không hợp cũng gọi là khuếch lạc.
② Mở, như khuếch sung mở rộng ra. Ðang nhỏ mà mở mang cho to lớn thêm gọi là khuếch sung.
③ Bỗng không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớn, lớn rộng, mênh mông, bao la: Bầu trời bao la; Độ lượng lớn lao;
② Khuôn, vành, phạm vi: Vành tai;
③ (văn) Mở: Mở rộng ra;
④ (văn) Rỗng không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Trống trải. Dọn cho trống đi.
sương
shuāng ㄕㄨㄤ

sương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sương (hơi nước bốc lên gặp lạnh đọng lại thành hạt nhỏ). ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Từ Châu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Thuốc nghiền nhỏ, phấn sáp màu trắng. ◎ Như: "diện sương" kem thoa mặt.
3. (Danh) Năm. ◇ Lí Bạch : "Bạch cốt hoành thiên sương" (Cổ phong ngũ thập cửu thủ ) Xương trắng vắt ngang ngàn năm.
4. (Tính) Trắng; biến thành màu trắng. ◇ Đỗ Phủ : "Sương bì lựu vũ tứ thập vi, Đại sắc tham thiên nhị thiên xích" , (Cổ bách hành ) Vỏ trắng (của cây bách cổ thụ), mưa gội, bốn chục ôm, Màu xanh đen cao ngất trời hai nghìn thước. ◇ Phạm Vân : "Bất sầu thư nan kí, Đãn khủng tấn tương sương" , (Tống biệt ).
5. (Tính) Trong trắng, cao khiết. ◎ Như: "sương nữ" (chỉ hoa mai), "sương tiết" . ◇ Lục Cơ : "Tâm lẫm lẫm dĩ hoài sương, Chí miễu miễu nhi lâm vân" , (Văn phú ).
6. (Tính) Lạnh lùng, lãnh khốc. ◇ Nam sử : "Vương tư viễn hằng như hoài băng, thử nguyệt diệc hữu sương khí" , (Lục Tuệ Hiểu truyện ).
7. (Tính) Nghiêm khắc. ◎ Như: "sương pháp" .
8. (Tính) Sắc, bén, nhọn. ◇ Tả Tư : "Cương thốc nhuận, sương nhận nhiễm" , (Ngô đô phú ).
9. (Động) Rơi rụng, tàn tạ (vì gặp phải sương móc). ◇ Mạnh Giao : "Sài lang nhật dĩ đa, Thảo mộc nhật dĩ sương" , (Cảm hoài ).

Từ điển Thiều Chửu

① Sương (vì hơi nước bốc lên gặp lạnh dót lại từng hạt nhỏ thánh thót rơi xuống gọi là sương. Nguyễn Du : Thu mãn phong lâm sương diệp hồng 滿 (Từ Châu đạo trung ) thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
② Hàng năm, năm. Lí Bạch : Bạch cốt hoành thiên sương xương trắng vắt ngang ngàn năm.
③ Thuốc nghiền thấy nhỏ trắng ra gọi là sương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sương, sương muối: 滿 Cỏ phủ đầy sương;
② Váng trắng, phấn trắng: Váng trắng, sương muối; Tóc sương, tóc bạc phơ;
③ Thuốc bột trắng;
④ Lãnh đạm, thờ ơ;
⑤ Trong trắng: Lòng nơm nớp ấp ủ một tâm tư trong trắng (Lục Cơ: Văn phú);
⑥ (văn) Năm: Xương trắng vắt ngang ngàn năm (Lí Bạch: Cổ phong ngũ thập cửu thủ); Mái nhà ẩn nấp cây ngàn năm (Ngô Mại Viễn: Trường tương tư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước đọng lại thành những giọt cực nhỏ. Đoạn trường tân thanh có câu » Hải đường lả ngọn đông lân, giọt sương gieo nặng cành xuân la đà « — Bạc trắng ( như sương ) — Bột thật nhỏ, thật mịn — Lạnh lùng ( như sương lạnh ) — Dùng như chữ Sương .

Từ ghép 20

nhị
èr ㄦˋ

nhị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chức phó
2. 2, hai, (như: , dùng để viết văn tự)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người trợ giúp, chức phụ tá. ◎ Như: "phó nhị" kẻ thừa tá, "trừ nhị" thái tử (chuẩn bị nối ngôi vua). ◇ Chu Lễ : "Nãi thi pháp vu quan phủ, nhi kiến kì chánh, lập kì nhị" , , (Thiên quan , Đại tể ) Bèn đặt ra phép tắc ở phủ quan, dựng chức chính, lập chức phó.
2. (Danh) Người tài sức ngang bằng, địch thủ.
3. (Danh) Hai. § Cũng như chữ "nhị" , dùng để viết các giấy tờ quan hệ cho không sửa được.
4. (Danh) Họ "Nhị".
5. (Động) Ngờ, hoài nghi. ◇ Thượng Thư : "Nhậm hiền vật nhị" () Dùng người hiền, đừng nghi ngờ.
6. (Động) Làm trái, làm phản. ◇ Tả truyện : "Thần bất cảm nhị" (Chiêu Công nhị thập niên ) Hạ thần không dám hai lòng.
7. (Động) Làm lại, làm lần nữa. ◇ Luận Ngữ : "Bất thiên nộ, bất nhị quá" , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
8. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
9. (Tính) Phó, thứ, phụ. ◎ Như: "nhị khanh" chức phó của quan khanh, "nhị thất" biệt thất, li cung, phó cung (của vua). ◇ Mạnh Tử : "Thuấn thượng kiến đế, đế quán sanh ư nhị thất" , (Vạn Chương hạ ) Ông Thuấn bái kiến vua (Nghiêu), vua tiếp đãi rể ở li cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức phó, như kẻ thừa tá gọi là phó nhị , thái tử gọi là trừ nhị v.v.
② Hai, cũng như chữ nhị , dùng để viết các giấy má quan hệ cho không chữa gian được nữa.
③ Ngờ, như nhậm hiền vật nhị (Thư Kinh ) dùng người hiền chớ có ngờ. Lòng không trung thành về một nơi, một bên nào gọi là nhị tâm .
④ Sai lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (chữ viết kép);
② (văn) Hai lòng, phản bội;
③ (văn) Chức phó: Thái tử; Người phụ tá;
④ (văn) Sai lầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết trang trọng của chữ Nhị — Tên người. Chẳng hạn bà Trưng Nhị ( là chữ Nhị này ).

kỉ luật

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Kỉ cương, pháp độ. ◇ Tả truyện : "Bách quan ư thị hồ giới cụ nhi bất cảm dịch kỉ luật" (Hoàn Công nhị niên ).
2. Quy củ, quy luật. ◇ Thiệu Ung : "Thù vô kỉ luật thi thiên thủ, Phú hữu vân san tửu nhất biều" , (Họa Triệu Sung Đạo bí thừa kiến tặng thi ) Còn riêng ngàn bài thơ không theo quy luật (nào cả), Sẵn có núi mây rượu một bầu.
3. Chỉ phép tắc trong quân đội. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Chỉ nhân vũ bị cửu thỉ, quân vô kỉ luật" , (Phạm Thu Nhi song kính trùng viên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Kỉ cương .

kỷ luật

phồn thể

Từ điển phổ thông

kỷ luật

sám hối

phồn thể

Từ điển phổ thông

sám hối, thú nhận tội

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) "Sám" là dịch âm tiếng Phạn "kṣama", nghĩa là dung nhẫn. "Sám hối" nghĩa là xin người khác dung nhẫn, tha thứ tội lỗi cho mình. ◇ Bát-nhã dịch : "Nhất giả lễ kính chư Phật; nhị giả xưng tán Như Lai; tam giả quảng tu cúng dường; tứ giả sám hối nghiệp chướng; ngũ giả tùy hỉ công đức; lục giả thỉnh chuyển pháp luân; thất giả thỉnh Phật trụ thế; bát giả thường tùy Phật học; cửu giả hằng thuận chúng sanh; thập giả phổ giai hồi hướng" ; ; ; ; ; ; ; ; ; (Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh , Quyển tứ 0 ○).
2. Hối lỗi, xưng tội (Thiên chúa giáo). ◎ Như: "tha tại thần phụ diện tiền sám hối tòng tiền sở phạm đích thác ngộ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn giận về tội lỗi của mình và thật lòng muốn sửa đổi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.