yếm
yàn ㄧㄢˋ

yếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

no chán, thỏa mãn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) No. ◇ Mạnh Tử : " lương nhân xuất, tắc tất yếm tửu nhục nhi hậu phản" , (Li Lâu hạ ) Người chồng đi ra ngoài thì tất say no rượu thịt rồi mới về.
2. (Động) Đầy đủ, thỏa mãn. ◎ Như: "yếm túc" đầy đủ, thỏa mãn, "tham cầu vô yếm" tham muốn không chán.

Từ điển Thiều Chửu

① No chán. Như yếm túc no đủ, thỏa mãn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) No nê;
② Đầy đủ, thỏa mãn: Thỏa mãn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn no bụng, không muốn ăn nữa — No đủ — Đầy đủ.

Từ ghép 4

uyên
yuān ㄩㄢ

uyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

vực sâu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vực sâu, chỗ nước sâu. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Thích Trường Sa, quan Khuất Nguyên sở tự trầm uyên, vị thường bất thùy thế, tưởng kiến vi nhân" : , , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Đến Trường Sa nhìn chỗ nước sâu nơi Khuất Nguyên trầm mình, không lần nào không nhỏ lệ, tưởng thấy hình ảnh ông.
2. (Danh) Nguồn gốc, căn nguyên. ◎ Như: "uyên nguyên" nguồn cội.
3. (Danh) Nơi người vật tụ tập. ◎ Như: "nhân tài uyên tẩu" nơi tụ hội nhân tài.
4. (Danh) Họ "Uyên".
5. (Tính) Sâu. ◎ Như: "học vấn uyên bác" học vấn sâu rộng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vực.
② Sâu, như học vấn sâu rộng gọi là uyên thâm hay uyên bác , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vực sâu, chỗ nước sâu: Khác nhau một trời một vực; Vực sâu nên cá mới sinh ra ở đó (Sử kí);
② Sâu: Suối sâu;
③ [Yuan] (Họ) Uyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ nước sâu. Vực sâu — Sâu xa.

Từ ghép 12

nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho ngay, chỉnh đốn. ◇ Sử Kí : "Hầu Sanh nhiếp tệ y quan, trực thướng tái công tử thượng tọa, bất nhượng" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Hầu Sinh sửa lại áo mũ rách rưới, bước thẳng lên xe ngồi luôn vào chỗ phía trên, không từ chối.
2. (Động) Thu lấy, chụp lấy. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình, "nhiếp thủ kính đầu" chụp tấm hình.
3. (Động) Vén lên, nâng. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên.
4. (Động) Thu hút. ◎ Như: "câu hồn nhiếp phách" thu bắt hồn vía. ◇ Cố Huống : "Từ thạch nhiếp thiết, bất nhiếp hồng mao" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Đá nam châm hút sắt, không hút lông chim hồng.
5. (Động) Duy trì, giữ gìn, bảo trì. ◇ Quốc ngữ : "Thành nhi bất thiên, nãi năng nhiếp cố" , (Tấn ngữ tứ) Thành công mà không dời đổi, mới có thể giữ vững.
6. (Động) Bắt lấy. ◎ Như: "câu nhiếp" tróc nã, tìm bắt.
7. (Động) Cai quản, thống lĩnh. ◎ Như: "thống nhiếp" thống lĩnh. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhiếp thiên địa chi chánh, bỉnh tứ hải chi duy" , (Trần Phiền truyện ) Cầm đầu khuôn phép trời đất, nắm giữ bờ cõi bốn bể.
8. (Động) Kiêm nhiệm, thay thế. ◎ Như: "nhiếp chánh" thay vua cai trị nước. ◇ Mạnh Tử : "Nghiêu lão nhi Thuấn nhiếp dã" (Vạn Chương thượng ) Vua Nghiêu già nên Thuấn thay thế mà trị nước vậy.
9. (Động) Phụ tá, giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Bằng hữu du nhiếp" (Đại nhã , Kí túy ) Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ.
10. (Động) Gần, sát gần, ép sát, bách cận. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian" , (Tiên tiến ) Nước có ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước lớn.
11. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "nhiếp sanh" dưỡng sinh. ◇ Thẩm Ước : "Thiện nhiếp tăng thọ" (Thần bất diệt luận ) Khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
12. Một âm là "nhiệp". (Tính) Yên định, an ổn. ◇ Hán Thư : "Thiên hạ nhiếp nhiên, nhân an sanh" , (Nghiêm Trợ truyện ) Thiên hạ an ổn, ai nấy ở yên với đời sống mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vén lên.
② Bắt lấy.
③ Thu nhiếp lại, như nhiếp ảnh chụp ảnh, nhiếp sinh thu nhiếp tinh thần để nuôi mình cho khỏe.
④ Trị cho nghiêm chỉnh, như trấn nhiếp lấy oai mà khiến cho ai nấy đều sợ không dám làm càn.
⑤ Kiêm, thay, nhiếp vị làm thay địa vị người khác.
⑥ Bị bức bách.
⑦ Vay mượn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Giúp đỡ — Đem, dẫn tới — Thay thế — Nuôi nấng — Đáng lẽ đọc Thiếp.

Từ ghép 10

phao
pāo ㄆㄠ

phao

phồn thể

Từ điển phổ thông

ném đi, vứt đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vứt bỏ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng trung phù tục, sự kham phao" (Lâm cảng dạ bạc ) Kiếp phù sinh trong mộng, việc đáng bỏ đi.
2. (Động) Ném, quăng. ◎ Như: "phao miêu" thả neo, "phao cầu" ném bóng, "phao chuyên dẫn ngọc" đưa ngói lấy ngọc (lời khiêm tốn ý nói đưa ra ý kiến tầm thường hoặc văn chương kém cỏi mà được người khác dẫn thành lời bàn cao xa hoặc văn chương tuyệt tác).
3. (Động) Bỏ rơi. ◎ Như: "bào đáo đệ tứ quyển, tha dĩ kinh bả tha nhân viễn viễn đích phao tại hậu đầu" , chạy tới vòng thứ tư, anh ấy đã bỏ rơi những người khác ở xa mãi đằng sau.
4. (Động) Ló ra, hiển lộ. ◎ Như: "phao đầu lộ diện" xuất đầu lộ diện.

Từ điển Thiều Chửu

① Ném đi, vứt đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quăng, ném, tung: Ném (tung) bóng;
② Bỏ, vứt, vứt bỏ: Bỏ vợ bỏ con; Anh ấy đã bỏ xa các vận động viên khác;
③ Bán tống, bán tháo, bán phá giá: Bán tống số hàng này đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống. Liệng đi — Bỏ đi. Không dùng nữa.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Vạch ra khuyết điểm, chỗ sai lầm. ◇ Bắc sử : "Chỉ trích kinh sử mậu ngộ, vi độc thư kí tam quyển, thì nhân phục tinh bác" , , (Vương Tuệ Long truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem cái xấu của người ta mà chê trách.

tiêu điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiêu điều, xơ xác

Từ điển trích dẫn

1. Vắng vẻ, tịch mịch. ◇ Khuất Nguyên : "San tiêu điều nhi vô thú hề, dã tịch mạc nhân" , (Sở từ , Viễn du ).
2. Chỉ kinh tế, chính trị... suy vi, yếu kém. ◇ Tào Ngu : "Nhĩ nan đạo bất tri đạo hiện tại thị diện tiêu điều, kinh tế khủng hoảng?" , ? (Nhật xuất , Đệ nhị mạc).
3. Thưa thớt, tản mát. ◇ Trương Bí : "San hà thảm đạm quan thành bế, Nhân vật tiêu điều thị tỉnh không" , (Biên thượng ).
4. Thiếu thốn. ◇ Vương Đoan Lí : "Hoàng kim dĩ tận, nang thác tiêu điều" , (Trùng luận văn trai bút lục , Quyển nhất).
5. Vẻ tiêu diêu, nhàn dật. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Tiêu điều phương ngoại, Lượng bất như thần; tòng dong lang miếu, thần bất như Lượng" , ; , (Thế thuyết tân ngữ , Phẩm tảo).
6. Vẻ gầy gò, ốm yếu. ◇ Đường Dần : "Tô Châu thứ sử bạch thượng thư, Bệnh cốt tiêu điều tửu trản sơ" , (Đề họa Bạch Lạc Thiên ).
7. Sơ sài, giản lậu. ◇ Chu Lượng Công : "Tiêu điều bộc bị hảo dong nhan, Thất thập hoài nhân thiệp viễn san" , (Tống Chu Tĩnh Nhất hoàn Cửu Hoa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn vắng lạnh lùng.

biến động

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến động

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa. ◇ Lão Xá : "Luân Đôn đích thiên khí biến động đích bất đại, khả thị biến động đắc ngận khoái" , (Nhị mã , Đệ tam đoạn bát) Khí trời Luân Đôn biến hóa không nhiều, nhưng khi mà biến hóa thì lại rất nhanh.
2. Thông đạt quyền biến. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Nhược năng khứ Diên Châu chi hiệp dĩ tự nhậm, phủ quan trung chi nhân tín, nhi hựu trầm viễn biến động, tắc hà địch chi cảm tiên tai?" , , , (Thượng Phạm Hi Văn thư ).
3. Biến loạn, động loạn. ◇ Tùy Thư : "Thiên hạ biến động, Tâm tinh kiến tường" , (Thiên văn chí trung ).
4. Di động, cải biến. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, di động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi mạnh mẽ thình lình.

Từ điển trích dẫn

1. Đút lót, đem tiền của mua chuộc người khác. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Triều đình tương trị tội, nhân hối lộ thập thường thị hạnh miễn" , (Đệ tam hồi) Triều đình đã toan trị tội, bởi có đút lót cho mười tên hoạn quan nên may mà không can gì.
2. Tiền của dùng để đút lót. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tả hữu mật báo Trương Nhượng, Nhượng đẳng chuyển cáo Hà Miêu, hựu đa tống hối lộ" , , (Đệ nhị hồi) Mấy đứa tả hữu mật báo với Trương Nhượng, bọn Trương Nhượng cáo lại với Hà Miêu, còn đem cho nhiều tiền của đút lót.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem tiền của đút lót cho người khác để chạy việc cho mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một cuốn sách chép các truyện danh nhân thần của Việt Nam. Một thuyết cho tác giả là Lí Tế Xuyên, danh sĩ đời Trần, một thuyết bảo tác giả là một nho sĩ đời Lí.

Từ điển trích dẫn

1. Vùng đất ở biên giới. § Cũng như "biên cảnh" .
2. Biên tế, giới hạn. ◇ Tư Mã Quang : "Ma mạch cực vọng vô biên cương" (Họa phạm cảnh nhân tây dã lão 西) Rừng cây gai đồng lúa mạch nhìn mút mắt không giới hạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Biên cảnh .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.