pó ㄆㄛˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bà già
2. mẹ chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bà già (phụ nữ lớn tuổi). ◎ Như: "lão bà bà" .
2. (Danh) Mẹ hoặc phụ nữ ngang hàng với mẹ. ◇ Nhạc phủ thi tập : "A bà bất giá nữ, na đắc tôn nhi bão" , (Hoành xuy khúc từ ngũ , Chiết dương liễu chi ca nhị ) Mẹ ơi, không lấy chồng cho con gái, thì làm sao có cháu mà bồng.
3. (Danh) Bà (mẹ của mẹ) hoặc phụ nữ ngang hàng với bà. ◎ Như: "ngoại bà" bà ngoại, "di bà" bà dì.
4. (Danh) Tục gọi mẹ chồng là "bà". ◇ Hồng Lâu Mộng : "Duy hữu na đệ thập cá tức phụ thông minh linh lị, tâm xảo chủy quai, công bà tối đông" , , (Đệ ngũ thập tứ hồi) Chỉ có người con dâu thứ mười là thông minh lanh lợi, khéo léo mồm mép, bố mẹ chồng rất thương.
5. (Danh) Vợ. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Đại tiến lai, hiết liễu đam nhi, tùy đáo trù hạ. Kiến lão bà song nhãn khốc đích hồng hồng đích" , , . (Đệ nhị thập tứ hồi) Vũ Đại vào nhà, đặt gánh rồi đi theo xuống bếp. Thấy vợ hai mắt khóc đỏ hoe.
6. (Danh) Ngày xưa gọi phụ nữ làm một nghề nào đó là "bà". ◎ Như: "môi bà" bà mối, "ổn bà" bà mụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bà, đàn bà già gọi là bà. Tục gọi mẹ chồng là bà.
② Bà sa dáng múa lòa xòa, dáng đi lại lật đật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bà (chỉ người đàn bà lớn tuổi): Bà già;
② Bà (trước đây chỉ người đàn bà trong một nghề gì): Bà mối, bà mai;
③ Mẹ chồng: Mẹ chồng nàng dâu;
④ 【】bà sa [pósuo] Quay tròn, đu đưa, lắc lư, lòa xòa, đưa qua đưa lại: Múa may quay tròn; Ngoài đường bóng cây đu đưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người đàn bà già — Tiếng gọi mẹ của cha mình — Người mẹ chồng.

Từ ghép 24

bác, chuyên, đoàn
bó ㄅㄛˊ, tuán ㄊㄨㄢˊ

bác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đánh, tát
2. bắt lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, tát. ◇ Chiến quốc sách : "Kinh Kha trục Tần vương, nhi tốt hoàng cấp vô dĩ kích Kha, nhi nãi dĩ thủ cộng bác chi" , , (Yên sách tam ) Kinh Kha đuổi bắt vua Tần, mà quần thần hoảng hốt, gấp gáp không có gì để đánh Kha, phải dùng tay không mà đập.
2. (Động) Bắt lấy. ◇ Bắc sử : "Kiến nhất xích thố, mỗi bác triếp dật" , (Tề Cao tổ thần vũ đế bổn kỉ ) Thấy một con thỏ màu đỏ, mỗi lần định bắt, nó liền chạy trốn.
3. (Động) Đánh nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, tát.
② Bắt lấy.
③ Ðánh nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh, tát;
② Đánh nhau;
③ Bắt, bắt lấy, vồ: Đánh giáp lá cà; Mèo vồ chuột;
④ Đập, chạy: Mạch chạy, mạch đập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ — Lấy, giữ — Đánh, đập vào.

Từ ghép 6

chuyên

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nắm cổ.

đoàn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nắm lại thành hình tròn, vo tròn, chét: Nắm cơm; Nắm đất;
② (văn) Nương theo: Nương gió cả mà bay lên (Trang tử).
ngang, ngưỡng, nhạng
áng , yǎng ㄧㄤˇ, yàng ㄧㄤˋ

ngang

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang ngang : Vẻ dũng mãnh, không biết sợ — Một âm là Ngưỡng. Xem Ngưỡng.

ngưỡng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng lên
2. kính mến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngẩng đầu, ngửa mặt lên. ◇ Nhạc Phi : "Ngưỡng thiên trường khiếu" (Nộ phát xung quan từ ) Ngẩng mặt lên trời kêu một tiếng dài.
2. (Động) Hướng lên. ◇ Hoài Nam Tử : "Đông nhật chí tắc dương thừa âm, thị dĩ vạn vật ngưỡng nhi sanh" , (Thiên văn ) Ngày đông đến thì dương cưỡi âm, do đó vạn vật hướng lên mà sinh.
3. (Động) Kính mộ. ◎ Như: "cửu ngưỡng đại danh" lâu nay kính mộ đại danh.
4. (Động) Từ dùng trong công văn thời xưa: (1) Đối với bậc trên biểu thị tôn kính: khẩn cầu, kính mong. ◎ Như: "ngưỡng khẩn giám sát" kính mong soi xét. (2) Đối với bậc dưới để ra lệnh. ◎ Như: "lệnh ngưỡng tuân chiếu" xin hãy tuân theo.
5. (Động) Dựa vào, trông cậy. ◎ Như: "ngưỡng trượng" nhờ cậy, "ngưỡng lại" dựa vào. ◇ Liêu trai chí dị : "Vấn sở nghiệp, tắc ngưỡng nữ thập chỉ" , (Hiệp nữ ) Hỏi sinh sống bằng nghề gì thì nói chỉ trông cậy vào hai bàn tay của cô con gái.
6. (Danh) Họ "Ngưỡng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngửa, ngửng, ngước lên: Ngửng đầu lên; Nằm ngửa;
② Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, kính mến: Kính ngưỡng; Ngưỡng mộ danh lớn đã lâu; , ? Núi Thái Sơn sắp đổ, ta biết ngưỡng vọng nơi nào? (Luận ngữ);
Nương tựa: Nương cậy người khác, nhờ cậy;
④ Gấp mong (từ dùng trong công văn thời xưa, của cấp trên gởi ra lệnh cho cấp dưới): Gấp mong các châu huyện miễn trừ sai dịch (Cựu Đường thư);
⑤ [Yang] (Họ) Ngưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cao lên, nhấc lên — Ngẩng đầu, ngẩng mặt — Kính trọng và yêu mến — Trông đợi.

Từ ghép 17

nhạng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.
ngai, nhai
āi ㄚㄧ, ái ㄚㄧˊ

ngai

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (2).

nhai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chống cự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống cự, kháng cự.
2. (Động) Lần lữa, trì hoãn. § Thông "ai" .
3. (Động) Nương nhờ. § Thông "ai" . ◇ Khán tiền nô : "Khả liên kiến yêm vô nhai vô ỷ, vô chủ vô kháo" , (Đệ tam chiết ) Đáng thương thấy ta không (nơi) nương tựa, không có chủ, chẳng (ai) nhờ cậy.
4. (Động) Bị, chịu. § Thông "ai" . ◎ Như: "nhai đả" bị đánh đòn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân khởi lai, tiện giác thân thể phát trọng, đầu đông mục trướng, tứ chi hỏa nhiệt. Tiên thì hoàn tránh trát đích trụ, thứ hậu nhai bất trụ, chỉ yêu thụy trước" , 便, , . , , (Đệ thập cửu hồi) Tập Nhân dậy, thấy người khó chịu, đầu nhức, mắt húp, chân tay nóng bức. Lúc đầu còn cố gượng, sau không chịu nổi, chỉ muốn ngủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chống cự.
② Lần lữa, bị đánh đòn cũng gọi là nhai đả .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống cự lại — Kéo dài ra.
tao, táo
sāo ㄙㄠ, sào ㄙㄠˋ

tao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi thịt tanh hôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi hôi, thối, tanh, khai. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan hàm cam khổ, tị biện phân phương tinh tao" , (Vinh nhục ) Miệng phân biệt chua mặn ngọt đắng, mũi phân biệt được thơm tho tanh hôi.
2. Một âm là "táo". (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◎ Như: "hại táo" xấu hổ.
3. (Động) Sỉ nhục, làm nhục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Táo nhĩ nương đích, hạt liễu nhãn tình, bính khởi ngã lai liễu!" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Đéo mẹ nhà mày! Mắt đui rồi hả, đụng cả vào tao!

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi thịt tanh hôi.
② Thẹn đỏ mặt. Ta quen đọc là chữ táo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hôi, hôi tanh, khai: 尿 Mùi khai nước đái; Hôi nách. Xem [sào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỡ heo đã có mùi hôi — Một âm là Táo. Xem Táo.

táo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thẹn đỏ mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi hôi, thối, tanh, khai. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan hàm cam khổ, tị biện phân phương tinh tao" , (Vinh nhục ) Miệng phân biệt chua mặn ngọt đắng, mũi phân biệt được thơm tho tanh hôi.
2. Một âm là "táo". (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◎ Như: "hại táo" xấu hổ.
3. (Động) Sỉ nhục, làm nhục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Táo nhĩ nương đích, hạt liễu nhãn tình, bính khởi ngã lai liễu!" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Đéo mẹ nhà mày! Mắt đui rồi hả, đụng cả vào tao!

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi thịt tanh hôi.
② Thẹn đỏ mặt. Ta quen đọc là chữ táo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thẹn đỏ mặt, ngượng, xấu hổ: Thẹn đỏ mặt; Không biết xấu hổ. Xem [sao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ sệt thẹn thùng — Một âm là Tao. Xem Tao.

Từ ghép 1

bằng, bẵng
píng ㄆㄧㄥˊ

bằng

giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngồi tựa ghế
2. dựa vào, căn cứ vào

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tựa ghế. Một âm là bẵng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ) nghĩa ①;
② (văn) Tựa ghế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựa, tựa, bằng, nương tựa, nương cậy, nhờ cậy, dựa vào, dựa theo, nhờ vào, theo, căn cứ vào: Tựa vào lan can; Căn cứ vào sở thích của cá nhân; Theo lương tâm mà nói; Dựa vào chỗ hiểm yếu để chống lại; Nhờ vào sự cố gắng của chính mình; Chỉ dựa vào kinh nghiệm; Căn cứ vào sự thực; Trên ngựa gặp nhau không giấy bút, nhờ anh nhắn giúp báo bình yên (Sầm Tham: Phùng nhập kinh sứ); Tự giữ dựa vào thành (dựa vào thành để tự giữ) (Ngụy thư: Bùi Lương truyện); Ngồi dựa vào ghế;
② Mặc, tùy, dù: Mặc anh ta là ai; Dù anh khuyên như thế nào, anh ấy cũng không nghe;
③ Bằng chứng: Có bằng chứng hẳn hoi; Không đủ để làm chứng cớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ghế dựa — Dựa lưng vào.

Từ ghép 3

bẵng

giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Tựa ghế. Một âm là bẵng.
bàng, phòng
fáng ㄈㄤˊ, páng ㄆㄤˊ

bàng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà. ◎ Như: "lâu phòng" nhà lầu, "bình phòng" nhà không có tầng lầu.
2. (Danh) Buồng. ◎ Như: "thư phòng" phòng sách, "ngọa phòng" buồng ngủ.
3. (Danh) Ngăn, tổ, buồng. ◎ Như: "phong phòng" tổ ong, "liên phòng" gương sen, "lang phòng" buồng cau.
4. (Danh) Sao "Phòng", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
5. (Danh) Chi, ngành (trong gia tộc). ◎ Như: "trưởng phòng" chi trưởng, "thứ phòng" chi thứ.
6. (Danh) Vợ. ◎ Như: "chánh phòng" vợ chính. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chuyển thác tha hướng Chân gia nương tử yếu na Kiều Hạnh tác nhị phòng" (Đệ nhị hồi) Nhờ nói với vợ họ Chân xin cưới Kiều Hạnh làm vợ hai.
7. (Danh) Chức quan "phòng". ◎ Như: "phòng quan" các quan hội đồng chấm thi (ngày xưa).
8. (Danh) Lượng từ: (1) Dùng chỉ số thê thiếp. (2) Dùng đếm số người thân thích trong nhà. ◎ Như: "ngũ phòng huynh đệ" năm người anh em. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết di ma thướng kinh đái lai đích gia nhân bất quá tứ ngũ phòng, tịnh lưỡng tam cá lão ma ma, tiểu nha đầu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Khi Tiết phu nhân vào kinh, mang theo chẳng qua bốn năm người làm trong nhà, vài ba bà già và lũ hầu con.
9. (Danh) Họ "Phòng".
10. Một âm là "bàng". (Danh) "A Bàng" tên cung điện nhà Tần .
11. § Có khi dùng như chữ "phòng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái buồng.
② Ngăn, buồng. Như phong phòng tổ ong, liên phòng hương sen, lang phòng buồng cau, v.v.
③ Sao phòng, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
④ Chi, trong gia tộc chia ra từng chi gọi là phòng. Như trưởng phòng chi trưởng, thứ phòng chi thứ, v.v.
⑤ Quan phòng, các quan hội đồng chấm thi ngày xưa gọi là phòng quan .
⑥ Một âm là bàng. A bàng tên cung điện nhà Tần. Có khi dùng như chữ phòng .

phòng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

căn phòng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà. ◎ Như: "lâu phòng" nhà lầu, "bình phòng" nhà không có tầng lầu.
2. (Danh) Buồng. ◎ Như: "thư phòng" phòng sách, "ngọa phòng" buồng ngủ.
3. (Danh) Ngăn, tổ, buồng. ◎ Như: "phong phòng" tổ ong, "liên phòng" gương sen, "lang phòng" buồng cau.
4. (Danh) Sao "Phòng", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
5. (Danh) Chi, ngành (trong gia tộc). ◎ Như: "trưởng phòng" chi trưởng, "thứ phòng" chi thứ.
6. (Danh) Vợ. ◎ Như: "chánh phòng" vợ chính. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chuyển thác tha hướng Chân gia nương tử yếu na Kiều Hạnh tác nhị phòng" (Đệ nhị hồi) Nhờ nói với vợ họ Chân xin cưới Kiều Hạnh làm vợ hai.
7. (Danh) Chức quan "phòng". ◎ Như: "phòng quan" các quan hội đồng chấm thi (ngày xưa).
8. (Danh) Lượng từ: (1) Dùng chỉ số thê thiếp. (2) Dùng đếm số người thân thích trong nhà. ◎ Như: "ngũ phòng huynh đệ" năm người anh em. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết di ma thướng kinh đái lai đích gia nhân bất quá tứ ngũ phòng, tịnh lưỡng tam cá lão ma ma, tiểu nha đầu" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Khi Tiết phu nhân vào kinh, mang theo chẳng qua bốn năm người làm trong nhà, vài ba bà già và lũ hầu con.
9. (Danh) Họ "Phòng".
10. Một âm là "bàng". (Danh) "A Bàng" tên cung điện nhà Tần .
11. § Có khi dùng như chữ "phòng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái buồng.
② Ngăn, buồng. Như phong phòng tổ ong, liên phòng hương sen, lang phòng buồng cau, v.v.
③ Sao phòng, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
④ Chi, trong gia tộc chia ra từng chi gọi là phòng. Như trưởng phòng chi trưởng, thứ phòng chi thứ, v.v.
⑤ Quan phòng, các quan hội đồng chấm thi ngày xưa gọi là phòng quan .
⑥ Một âm là bàng. A bàng tên cung điện nhà Tần. Có khi dùng như chữ phòng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà: Một ngôi nhà, một căn nhà; Nhà ngói; Nhà lầu;
② Phòng, buồng: Phòng ngủ; Phòng đọc sách;
③ Ngăn, buồng (những thứ kết cấu từng ô như kiểu phòng): Tổ ong, bộng ong; Cái gương sen;
④ Một nhánh trong gia tộc, chi: Trưởng nhánh, chi trưởng; Chi thứ;
⑤ Sao Phòng (trong nhị thập bát tú);
⑥ Như [fáng] (bộ );
⑦ Quan phòng: Quan trong hội đồng chấm thi thời xưa;
⑧ [Fáng] (Họ) Phòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà Phụ, ở hai bên ngôi nhà chính — Căn buồng trong nhà. Phần trong nhà được ngăn cách ra. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Bóng cờ tiếng trống xa xa, sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng « — Cái túi đựng các mũi tên thời xưa — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú.

Từ ghép 44

hạn
hàn ㄏㄢˋ

hạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nắng
2. hạn hán, cạn khô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nắng mãi không mưa. ◇ Nguyễn Du : "Ngô văn nội cố tần niên khổ hoang hạn" (Trở binh hành ) Ta nghe dân trong vùng nhiều năm khổ đại hạn.
2. (Tính) Khô, cạn. ◎ Như "khí hậu can hạn" thời tiết khô cạn.
3. (Tính) Thuộc về đường bộ. ◎ Như: "hạn lộ" đường bộ. ◇ Thủy hử truyện : "Thử gian yêu khứ Lương san bạc tuy chỉ sổ lí, khước thị thủy lộ, toàn vô hạn lộ" , , (Đệ thập nhất hồi) Từ đây đến Lương Sơn Bạc tuy chỉ có vài dặm, nhưng đều là đường thủy, hoàn toàn không có đường bộ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðại hạn, nắng mãi không mưa gọi là hạn.
② Cạn, như hạn lộ đường cạn, đường bộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạn, hạn hán (nắng lâu không có mưa): Chống hạn; Trời hạn; Đảm bảo thu hoạch dù hạn hay lụt;
② Khô, cạn.【】hạn điền [hàntián] Ruộng khô, ruộng nương, ruộng cạn, đất nương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắng lâu không mưa. Chẳng hạn Đại hạn — Trên bờ, trên cạn ( trái với dưới nước ).

Từ ghép 7

thi
shī ㄕ

thi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thây người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thần "Thi", ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là "thi", đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
2. (Danh) Thây, xác chết. ◎ Như: "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (sống như cái xác không hồn).
3. (Danh) Họ "Thi".
4. (Động) Chủ trì. ◇ Thi Kinh : "Thùy kì thi chi, Hữu Tề quý nữ" , (Triệu nam , Thải bình ) Ai trông coi việc đó (cơm canh), Có con gái út nước Tề.
5. (Động) Bày, dàn. ◎ Như: ◇ Tả truyện : "Sở Vũ vương Kinh thi" (Trang Công tứ niên ) Vua Vũ nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
6. (Động) Làm vì, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình. ◎ Như: "thi vị" giữ ngôi hão, "thi quan" làm quan thừa (bù nhìn). ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần thi, ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là thi, đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
② Thây, người chết chưa chôn gọi là thi, kẻ sống mà không có tinh thần, tục mỉa là kẻ hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi.
③ Chủ, như kinh Thi nói thùy kì thi chi, hữu Tề quý nữ ai thửa chủ việc cơm canh, có con gái út nước Tề.
④ Bầy, như Tả truyện chép Sở Vũ vương Kinh thi vua Sở Vũ-vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
⑤ Ngồi không, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình gọi là thi, như thi vị ngôi hão, thi quan , quan thừa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xác chết, thây (người chết), thi hài: Khám nghiệm xác chết; Xác thịt (cái xác) không hồn, giá áo túi cơm;
② (cũ) Thần thi (đứa bé thay mặt thần trong lúc cúng tế thời cổ);
③ (văn) Chủ (trông coi, phụ trách): Ai chủ việc đó (việc cơm canh) (Thi Kinh);
④ (văn) Bày ra, dàn ra: Vũ Vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh (Tả truyện);
⑤ (văn) Như cái thây ma, hão, ngồi không, bù nhìn: Ngôi vị hão; Quan thừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thây người chết, thây ma, tử thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng đầu — Bày ra — Thây người chết. Td: Tử thi — Người giữ chức vụ làm vì, không thật sự làm việc — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thi.

Từ ghép 3

mô, mẫu
mú ㄇㄨˊ, mǔ ㄇㄨˇ, wú ㄨˊ, wǔ ㄨˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

mẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ
2. con cái, giống cái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ.
② Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu, như mẫu tài tiền vốn.
③ Tiếng gọi tôn các đàn bà tôn trưởng, như cô mẫu bà cô, cữu mẫu bà mợ.
④ Giống cái, như mẫu kê gà mái, mẫu trệ lợn sề, v.v.
⑤ Một âm là mô. Men, mẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ: Mẹ con; Mẹ già;
② Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô; Mợ; Thím;
③ Mái, cái: Gà mái; Bò cái;
④ Bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Đai ốc, êcu;
⑤ Mẹ (chỉ căn nguyên): Thất bại là mẹ thành công;
⑥ Mẹ, cái: Tàu mẹ; Máy cái;
⑦ [Mư] (Họ) Mẫu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người Mẹ — Tiếng tôn kính, gọi người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Td: Lão Mẫu — Loài vật cái. Con cái, con mái — Tiền vốn ( coi như mẹ đẻ của tiền lời ).

Từ ghép 81

a mẫu 阿母ân mẫu 恩母âu mẫu 歐母bá mẫu 伯母bảo mẫu 保母bảo mẫu 鴇母bảo mẫu 鸨母châu mẫu 珠母chủ mẫu 主母chư mẫu 諸母cô mẫu 姑母cữu mẫu 舅母di mẫu 姨母dị mẫu 異母dưỡng mẫu 養母đích mẫu 嫡母đồng mẫu 同母giả mẫu 假母gia mẫu 家母gia tổ mẫu 家祖母giáo mẫu 教母hậu mẫu 后母hậu mẫu 後母ích mẫu 益母kế mẫu 繼母kế mẫu 继母lão mẫu 老母lệnh mẫu 令母mạnh mẫu 孟母mẫu âm 母音mẫu bản 母板mẫu dương 母羊mẫu đạo 母道mẫu đệ 母第mẫu giáo 母教mẫu hậu 母后mẫu hệ 母係mẫu hệ 母系mẫu kê 母雞mẫu kê 母鸡mẫu mã 母馬mẫu mã 母马mẫu nan nhật 母難日mẫu nghi 母儀mẫu ngữ 母語mẫu ngữ 母语mẫu ngưu 母牛mẫu quốc 母國mẫu số 母數mẫu tài 母財mẫu thân 母亲mẫu thân 母親mẫu tử 母子mộc mẫu 木母nãi mẫu 嬭母nghĩa mẫu 义母nghĩa mẫu 義母ngoại tổ mẫu 外祖母ngược mẫu 瘧母nhạc mẫu 岳母nhũ mẫu 乳母ô liêm mẫu 乌蔹母ô liêm mẫu 烏蘝母phân mẫu 分母phó mẫu 傅母phụ mẫu 父母quốc mẫu 國母sản mẫu 產母sư mẫu 師母tàm mẫu 蠶母tằng tổ mẫu 曾祖母thánh mẫu 聖母thân mẫu 親母thứ mẫu 庶母tiên mẫu 先母tòng mẫu 從母tổ mẫu 祖母tự mẫu 字母từ mẫu 慈母vân mẫu 雲母xuất mẫu 出母

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.