Từ điển trích dẫn

1. Bí mật tìm tòi tung tích hoặc chỉ người dẫn đường. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Tại ngã bệnh đích thì hậu, hốt nhiên lai liễu cá nhãn tuyến, báo thuyết hữu nhất tông tư hóa minh nhật quá quan" , , (Đệ thập nhị hồi).
2. Tia nhìn, ánh mắt, mục quang. ◇ Vương Tây Ngạn 西: "Song ngoại đích nùng vụ hoàn một hữu tiêu tán, ngã y nhiên bả nhãn tuyến di hướng na hôi mông mông đích nhất phiến" , (Cổ ốc , Đệ nhất bộ bát).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tia mắt. Ánh mắt.

bàn bạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rộng lớn, mênh mông

Từ điển trích dẫn

1. Mênh mông, hùng tráng. ◇ Quách Phác : "Hổ Nha kiệt thụ dĩ ngật tốt, Kinh Môn khuyết tủng nhi bàn bạc" , (Giang phú ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiệu của vị giáo chủ Hoàng giáo ở Tây Tạng. Đạt-lại, phiên âm tiếng Mông Cổ, có nghĩa là biển lớn, ý nói đạo hạnh của vị giáo chủ mênh mông như biển lớn.

Từ điển trích dẫn

1. Ở bên trong tiếp ứng trợ giúp kẻ ở ngoài. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đổng Trác dư đảng Lí Mông, Vương Phương tại thành trung vi tặc nội ứng, thâu khai thành môn, tứ lộ tặc quân nhất tề ủng nhập" , , , (Đệ cửu hồi) Dư đảng của Đổng Trác là Lí Mông, Vương Phương ở trong thành làm nội công cho giặc, lén mở cửa thành, bốn mặt quân giặc kéo ùa vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở trong để đáp lại hành động của kẻ ngoài.

Từ điển trích dẫn

1. Mênh mang, mênh mông, bao la. ◇ Thi Kinh : "Hà thủy dương dương" (Vệ phong , Thạc nhân ) Nước Hoàng hà mênh mang.
2. Đông người.
3. Tốt đẹp, thiện mĩ.
4. Phảng phất, tựa hồ. ◇ Lễ Kí : "Dương dương hồ như tại kì thượng" , (Trung Dung ) Tựa hồ như là ở trên đó.
5. Khoan thai, thư hoãn.
6. Dồi dào, sung mãn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khán chí thử đoạn, ý thú dương dương, sính trước tửu hứng, bất cấm đề bút" , , , (Đệ thập bát hồi) Đọc đến đoạn đó thấy thú vị quá, đang khi tửu hứng, liền cầm bút viết.
7. Đắc ý, thích thú. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, vinh nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
8. Bơ vơ, không nơi nương tựa. ◇ Khuất Nguyên : "Thuận phong ba dĩ tòng lưu hề, yên dương dương nhi vi khách" , (Cửu chương , Ai Dĩnh ) Thuận sóng gió trôi theo dòng hề, bơ vơ làm khách không nhà.
9. Trang trọng, kính cẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước mênh mông — Vẻ tự đắc.

Từ điển trích dẫn

1. Thế nước mênh mông, bát ngát. ◇ Khuất Nguyên : "Hạo hạo Nguyên Tương, phân lưu cốt hề" , (Sở từ , Cửu chương ) Mênh mông sông Nguyên sông Tương, chia hai chảy xiết hề.
2. Lớn rộng. ◇ Cổ thi : "Hoàn cố vọng cựu hương, Trường lộ mạn hạo hạo" , (Thiệp giang thải phù dong ) Ngoảnh đầu ngóng nhìn về quê cũ, Đường dài rộng bao la.
3. Thế gió, sức gió đập mạnh.
4. Tiếng to lớn hoặc ồn ào, huyên náo. ◇ Tô Thức : "Thị nhân dữ nha thước, Hạo hạo đồng nhất thanh" , (Chân hưng tự các ) Kẻ chợ với chim quạ chim thước, Huyên náo cùng một thứ tiếng như nhau.

Từ điển trích dẫn

1. Yên lặng, không tiếng động. ◇ Tần Quan : "Mạc mạc khinh hàn thướng tiểu lâu" (Hoán khê sa ) Lặng lẽ se lạnh lên lầu nhỏ.
2. Bày bố la liệt, đầy dẫy. ◇ Vương Duy : "Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ" (Tích vũ võng xuyên trang tác ) Đầy khắp ruộng nước cò trắng bay.
3. Mù mịt. ◇ Đỗ Phủ : "Binh qua trần mạc mạc" (Thu nhật Quỳ phủ vịnh hoài ) Chinh chiến bụi mịt mù.
4. Mênh mông, quảng khoát. ◇ La Ẩn : "Mạc mạc khán vô tế" (Tỉnh thí thu phong sanh quế chi ) Mênh mông nhìn không bờ bến.
5. Lãnh đạm, không quan tâm. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiên kim bất năng mãi thử hữu, hà nãi thị chi mạc mạc?" , (Liễu Sinh ) Nghìn vàng cũng không mua được một người như thế, làm sao mà đối đãi lạnh nhạt vậy?
6. Um tùm, mậu thịnh, ngào ngạt. ◇ Cảnh Diệu Nguyệt 耀: "Mạc mạc phương hinh bách trân trọng" (Lạc hoa thiên ) Ngào ngạt hương thơm bao trân quý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mờ mịt — Vẻ nhiều, thịnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che trùm — Màn che, che xung quanh gọi là Bình, che ở trên gọi là Mông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lâm râm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.