muộn, môn
mēn ㄇㄣ, mèn ㄇㄣˋ

muộn

phồn thể

Từ điển phổ thông

bực bội, buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn bực, khổ não. ◎ Như: "phiền muộn" buồn phiền. ◇ Thủy hử truyện : "Hồi đáo gia trung, muộn muộn bất dĩ" , (Đệ nhị hồi) Trở về nhà, lòng buồn rười rượi.
2. (Tính) Bí, ngột ngạt. ◎ Như: "thiên khí khốc nhiệt, phòng gian hảo muộn" , khí trời nóng bức, trong phòng ngột ngạt quá.
3. (Tính) Ồ ồ (tiếng, âm thanh). ◎ Như: "na nhân thuyết thoại chẩm ma muộn thanh muộn khí đích" người đó nói giọng sao mà ồ ồ thế.
4. (Tính) Ù lì, không linh hoạt, không lên tiếng. ◎ Như: "muộn đầu muộn não" đầu óc nặng nề ù lì.
5. (Động) Đậy kín cho ngấm, hãm. § Cũng viết là "muộn" . ◎ Như: "bả thái tái muộn nhất hội nhi" đem món ăn hầm lại một lúc.
6. (Động) Ở lâu một chỗ, lẩn quẩn. ◎ Như: "biệt lão muộn tại gia lí" đừng lẩn quẩn ù lì ở trong nhà.
7. (Động) Chất chứa, giấu kín. ◎ Như: "hữu thoại tựu thuyết xuất lai, bất yếu muộn tại tâm lí" , có gì muốn nói hãy nói ra, không nên chất chứa trong lòng.
8. (Danh) Lòng buồn bã, tâm tình buồn bực. ◎ Như: "bài ưu giải muộn" xua đuổi âu lo giải tỏa u sầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Buồn bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, buồn bực, sầu muộn: Buồn chết người; Buồn rười rượi, buồn tênh;
② Kín mít, không thông hơi: Toa xe kín. Xem [men].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Oi, khó thở: Oi bức; Gian phòng này không mở cửa sổ, ngạt thở quá;
② Đậy kín cho ngấm: Trà mới pha, đậy kín cho ngấm một lát hãy uống;
③ (đph) (Tiếng nói) ồ ồ: Anh ấy nói chuyện giọng ồ ồ;
④ Lẩn quẩn: Đừng lẩn quẩn mãi ở nhà. Xem [mèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn phiền — Một âm là Môn. Xem Môn. Hoa Tiên có câu: » Cắt phiền phó hẳn con gươm, thôi đừng muộn đắp sầu đơm khó lòng «.

Từ ghép 11

môn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Khoảnh khắc — Một âm là Muội. Xem Muội.
hấp
xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ

hấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đóng lại
2. phù hợp, tương xứng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ kí hấp, Hòa lạc thả trạm" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Anh em hòa hợp, Thật là vui vẻ.
2. (Động) Thu lại, đóng lại. ◎ Như: "tịch hấp" mở đóng.
3. (Động) Hút vào. § Thông "hấp" . ◇ Thi Kinh : "Duy nam hữu Cơ, Tái hấp kì thiệt" , (Tiểu nhã , Đại đông ) Phương nam có sao Cơ, Lại hút cái lưỡi của nó vào.
4. (Động) Tụ tập. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hấp tập gia môn, Khuynh động nhân vật" , (Thế thuyết tân ngữ , Bài điều 調) Tụ tập gia tộc, Náo động người vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Hợp, như dư luận hấp nhiên 輿 dư luận hợp nhau.
② Thu liễm, đóng lại. Như tịch hấp mở đóng.
③ Dẫn, kéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hòa thuận, hợp: 輿 Dư luận hợp nhau;
② Thu lại, co lại, đóng lại: Mở đóng;
③ Dẫn, kéo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Đưa dẫn tới — Thịnh nhiều.
ưu
yōu ㄧㄡ, yòu ㄧㄡˋ

ưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hơn, xuất sắc
2. nhiều, thừa thãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sung túc, dồi dào. ◎ Như: "ưu ác" thừa thãi.
2. (Tính) Tốt đẹp, hơn, trội. § Đối lại với "liệt" . ◎ Như: "ưu đẳng" hạng rất tốt, "ưu tú" vượt trội. ◇ Tấn Thư : "Tham danh bỉ dự, thùy liệt thùy ưu" , (Thúc truyện ) So sánh danh dự, ai kém ai hơn?
3. (Tính) Yếu đuối, nhu nhược. ◎ Như: "ưu nhu quả đoán" nhu nhược thiếu quyết đoán.
4. (Tính) Nhàn nhã, nhàn rỗi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách tính ưu dật" (Trịnh Thái truyện ) Trăm họ nhàn rỗi.
5. (Tính) Khoan hòa, hòa hoãn.
6. (Động) Thắng hơn.
7. (Động) Thuận hợp, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Kì đức ưu thiên địa nhi hòa âm dương, tiết tứ thì nhi điều ngũ hành" , 調 (Nguyên đạo ) Đức ấy thuận với trời đất mà hợp với âm dương, đúng bốn mùa mà nhịp cùng ngũ hành.
8. (Động) Đối đãi trọng hậu. ◇ Hán Thư : "Sơ, Thiên Thu niên lão, thượng ưu chi, triều kiến, đắc thừa tiểu xa nhập cung điện trung" , , , , 殿 (Xa Thiên Thu truyện ).
9. (Động) Đùa bỡn. ◇ Tả truyện : "Trường tương ưu, hựu tương báng dã" , (Tương Công lục niên ) Thường đùa bỡn nhau, lại chê bai nhau.
10. (Động) Khen ngợi, tán dương.
11. (Danh) Phường chèo, đào kép. ◎ Như: "bài ưu" người đóng tuồng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Túng nhiên ngẫu sanh ư bạc tộ hàn môn, đoạn bất năng vi tẩu kiện bộc, cam tao dong nhân khu chế giá ngự, tất vi kì ưu danh xướng" , , , (Đệ nhị hồi) Dù có lỡ sinh vào những nhà cửa nghèo hèn, không đến nỗi làm tôi đòi cam chịu sai khiến, mà hẳn cũng là đào kép giỏi hoặc danh ca.
12. (Danh) Chỉ múa nhạc, tạp hí.
13. (Danh) Bầy tôi làm trò ngày xưa. ◎ Như: "Ưu Mạnh" , "Ưu Chiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, như ưu ác thừa thãi.
② Thừa, như ưu vi thừa sức làm.
③ Hơn, như ưu thắng liệt bại hơn được kém thua.
④ Phường chèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt đẹp, ưu việt, trội, khá, thừa, hơn: Phẩm hạnh và học hành đều tốt;
② (cũ) Đào kép, phường chèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Dư giả — Tốt. Hơn. Khá hơn. Tục ngữ: » Ưu thắng liệt bại « — Kép hát. Đào hát.

Từ ghép 23

an trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sắp xếp, sắp đặt, bày bố

Từ điển trích dẫn

1. An phóng, an bài, sắp đặt chỗ ở. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đẳng quá liễu tàn đông, xuân thiên tái dữ tha môn thu thập phòng ốc, lánh tác nhất phiên an trí bãi" , , (Đệ tam hồi) Đợi qua hết cuối đông sang xuân sẽ lại cùng họ thu xếp phòng ốc, sắp đặt chỗ ở một lượt cho xong.
2. Đi ngủ, nghỉ ngơi. ◇ Trương Trạc : "Thì kí huân hoàng, thả hoàn phòng thất, thứ Trương Lang cộng nương tử an trí" , , (Du tiên quật ) Trời đã hoàng hôn, hãy trở về nhà, (người con dòng thứ) Trương Lang cùng nương tử nghỉ ngơi.
3. Kính từ, dùng để mời người khác đi nghỉ ngơi. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Hòa thượng tống xuất Chu Tiến đích phạn lai, nhất điệp lão thái diệp, nhất hồ nhiệt thủy. Chu Tiến dã cật liễu. Khiếu liễu an trí, các tự hiết tức" , , . . , (Đệ nhị hồi) Vị hòa thượng đưa cơm ra cho Chu Tiến, một đĩa rau, một bầu nước nóng. Chu Tiến ăn xong. Hòa thượng bảo Chu Tiến hãy đi nghỉ, ai nấy tự đi ngủ.
4. Đời Tống, biếm trích quan lại gọi là "an trí" . § Nặng hơn nữa gọi là "biên quản" .
phủ
fǔ ㄈㄨˇ

phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái rìu, cái búa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái búa (công cụ dùng để chặt cây, chặt củi...).
2. (Danh) Cái búa (khí cụ để giết người hoặc dùng trong hình phạt thời xưa). ◇ Ban Bưu : "Ngộ chiết túc chi hung, phục phủ việt chi tru" , (Vương mệnh luận ) Mắc phải họa chặt chân, chịu giết vì búa rìu.
3. (Danh) Của dùng, phí dụng. ◎ Như: "tư phủ" đồ tiêu dùng, cũng như ta nói củi nước vậy.
4. (Động) Sửa lại, tu bổ. ◎ Như: "phủ chính" sửa lại cho đúng.
5. (Động) Dùng búa chặt, phá. ◇ Liêu trai chí dị : "Công nộ, phủ kì môn" , (Tiểu Thúy ) Ông giận, lấy búa phá cửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái búa.
② Của dùng, như tư phủ đồ ăn dùng, cũng như ta nói củi nước vậy.
③ Sửa lại, như phủ chính sửa lại cho đúng, đem văn chương của mình nhờ người sửa lại cho gọi là phủ chính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái rìu;
② (văn) Chặt bằng rìu: Chặt vỡ tảng băng đem nấu cháo (Tào Tháo: Khổ hàn hành);
③ Cái phủ (một loại binh khí thời xưa);
④ (văn) Của để dùng: Đồ để ăn dùng, củi nước;
⑤ (văn) Sửa lại. 【】phủ chính [fưzhèng] (khiêm) Nhờ người khác chữa hộ bài văn. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái rìu chặt cây — Dùng rìu mà chặt.

Từ ghép 12

Từ điển trích dẫn

1. Nhà quyền quý, chức tước lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà quyền quý, chức tước lớn. Bài Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát có câu: » Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn. «.
bì ㄅㄧˋ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sông Bí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Bí", thuộc tỉnh "Hà Nam" .
2. (Danh) Nước suối. ◇ Thi Kinh : "Bí chi dương dương, Khả dĩ lạc cơ" , (Trần phong , Hoành môn ) (Nhìn) nước suối cuốn trôi, Có thể vui mà quên đói.
3. (Động) Rỉ ra, tiết ra. ◎ Như: "phân bí" rỉ ra, bài tiết.
4. (Tính) Nhanh, tuôn tuôn (dáng nước chảy).

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Bí.
② Phòi ra, phàm chất lỏng vì ép mà do các lỗ nhỏ chảy ra đều gọi là bí.
③ Suối chảy tuôn tuôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông Bí (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc);
② Tên huyện (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc): Huyện Bí Dương. Xem [mì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiết ra, rỉ ra;
② (văn) Suối chảy tuôn tuôn. Xem [Bì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng suối chảy — Tên sông, tức Bí thủy, thuộc địa phận tỉnh Hà Nam — Tên của một huyện tỉnh Hà Nam, tức Bí Dương — Cũng đọc âm Tất.
phả, phổ
pǔ ㄆㄨˇ

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách ghi chép sự việc theo thứ tự. Td: Gia phả ( sách chép sự liên lạc giữ nhiều người trong nhà theo các đời trước sau ) Chép thành bài bản — Cũng đọc Phổ. Xem thêm Phổ.

Từ ghép 5

phổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phổ, phả, sổ, bảng ghi: Phổ nhạc; Gia phả; Niên phổ;
② (văn) Khúc hát, bản nhạc;
③ Vững lòng, vững tâm, chắc chắn: Anh ấy làm việc chắc chắn lắm; Vững lòng; Không vững tâm; Việc này chẳng chắc chắn gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sổ để ghi chép sự việc. Td: Gia phổ ( Sổ sách ghi chép liên hệ các đời và mọi người trong họ ) — Dùng dấu hiệu để ghi chép âm nhạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thưa rằng bạc mệnh khúc này, phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ « — Cũng đọc Phả.

Từ ghép 7

nghê
ní ㄋㄧˊ

nghê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều màu
2. cầu vồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu vồng. ◎ Như: "nghê thuờng" cái xiêm có màu sắc của cầu vồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu vồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cầu vồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cầu vồng ( mống trời ) — Nghê thường: thứ xiêm của nàng tiên. Theo Đường thư: Đường minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy các nàng tiên nữ mặc áo cách chim ( vũ y ) đeo xiêm mùi cầu vồng ( nghê thường ), hát bài Tây thiên điệp khúc 西調 Trở về chỉ còn nhớ mang máng nhằm lúc có Tiết Đô Sứ từ Tây Lương 西 đem khúc hát Bà la môn đến hiến, Minh Hoàng truyền đem sửa sang nhuận sắc lại đổi tên là khúc ( Nghê thường vũ y ). » Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 4

phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.