long, lũng, sủng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ, máng ㄇㄤˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

con rồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con rồng;
Long, rồng, thuộc về vua chúa: Long bào; Long sàng;
③ (Một số) loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng: Khủng long;
④ (văn) Con ngựa cao to: Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long (Chu lễ: Hạ quan, Canh nhân);
⑤ Khí thế của mạch núi (nói về phép xem phong thủy);
⑥ [Lóng] Sao Long: Sao Long xuất hiện mà tế cầu mưa (Tả truyện: Hoàn công ngũ niên);
⑦ [Lóng] (Họ) Long. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng — Chỉ ông vua — Mạch núi chạy, tiếng gọi riêng của thầy phong thủy — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 49

lũng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lũng đoạn (dùng như , bộ ).

sủng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con rồng. § Người xưa nói rồng làm mây và mưa, là một trong bốn giống linh.
2. (Danh) Tượng trưng cho vua.
3. (Danh) Ngựa cao tám thước trở lên gọi là "long".
4. (Danh) Lối mạch núi đi gọi là "long". ◎ Như: nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là "long mạch" .
5. (Danh) Chỉ người tài giỏi phi thường. ◇ Sử Kí : "Ngô kim nhật kiến Lão Tử, kì do long da!" , (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!
6. (Danh) Cổ sanh học chỉ loài bò sát (ba trùng ) có chân và đuôi rất lớn. ◎ Như: "khủng long" , "dực thủ long" .
7. (Danh) Vật dài hình như con rồng. ◎ Như: "thủy long" vòi rồng (ống dẫn nước chữa lửa).
8. (Danh) Đồ dệt bằng chất hóa học. ◎ Như: "ni long" nylon.
9. (Danh) Họ "Long".
10. (Tính) Thuộc về vua. ◎ Như: "long sàng" giường vua, "long bào" áo vua. ◇ Thủy hử truyện : "Long thể bất an" (Đệ nhất hồi) Mình rồng chẳng yên.
11. Một âm là "sủng". § Thông "sủng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng.
② Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, lợi cả muôn vật, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh.
③ Lại dùng để ví với các ông vua. Cho nên vua lên ngôi gọi là long phi .
④ Ngựa cao tám thước trở lên gọi là long.
⑤ Lối mạch núi đi gọi là long. Như nhà xem đất (thầy địa lí) kêu là long mạch vậy.
⑥ Nói ví dụ người phi thường.
⑦ Một âm là sủng. Cùng nghĩa với chữ sủng .
hổ
hǔ ㄏㄨˇ, hù ㄏㄨˋ

hổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con hổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hùm, cọp. § Tục gọi là "lão hổ" .
2. (Danh) Họ "Hổ".
3. (Danh) Vật có hình dạng như miệng hổ hả ra. ◎ Như: "hổ khẩu" chỗ khe giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. § Vì thế nên bấm đốt tay tính số gọi là "nhất hổ" . Lối đánh cờ ba quân đứng ba góc cũng gọi là "hổ". § Xem thêm từ này: "hổ khẩu" .
4. (Tính) Mạnh mẽ, uy vũ. ◎ Như: "hổ tướng" tướng dũng mãnh, "hổ bôn" dũng sĩ, "hổ trướng" trướng hùm (chỗ quan võ ngồi).

Từ điển Thiều Chửu

① Con hổ.
② Dùng để tỉ dụ cái sức oai mạnh. Như hổ bôn kẻ dũng sĩ, hổ trướng trướng hùm, chỗ quan võ ngồi.
③ Vật gì hình như cái mồm hếch về một bên đều gọi là hổ. Như chỗ khe ngón tay cái với ngón tay trỏ gọi là hổ khẩu . Vì thế nên bấm đốt tay tính số gọi là nhất hổ . Lối đánh cờ ba quân đứng ba góc cũng gọi là hổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Hổ, cọp, hùm. (Ngb) Can đảm, dũng mãnh: Mãnh tướng (hổ tướng). Cg. [lăohư];
② Như [hư];
③ (văn) Vật có hình dạng như miệng con hổ hả ra: Kẽ giữa ngón tay cái với ngón tay trỏ;
④ [Hư] (Họ) Hổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cọp — Chỉ sự dũng mãnh — Chỉ các loài vật có hại.

Từ ghép 30

Từ điển trích dẫn

1. Sáu cuốn binh thư tương truyền là do "Thái Công Vọng" , tức "Khương Tử Nha" làm ra, gồm: Văn thao, Vũ thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao và Khuyển thao ("văn, vũ, long, hổ, báo, khuyển" , , , , , ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáu cuốn binh thư trong bộ binh thư cổ Trung Hoa tương truyền là do Thái Công Vọng, tức Khương Tử Nha làm ra, gồm: Văn thao, Vũ thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao và Khuyển thao — Cũng chỉ tài lục bị. » Lục thao tam lược ai bì « ( Lục Vân Tiên ).
bặc, phu, phúc, phục
fú ㄈㄨˊ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bặc — Các âm khác là Phúc, Phục.

phu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

phúc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấp trứng ( nói về chim gà ) — Các âm khác là Bặc, Phục. Xem các âm này.

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. áp mặt vào
2. ẩn nấp
3. bái phục, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

Từ điển Thiều Chửu

① Nép, nằm phục xuống.
② Nấp, giấu, như phục binh giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúi xuống: Cúi đầu xuống bàn;
② Lên xuống: Chỗ này dâng lên, chỗ kia lắng xuống;
③ Ẩn nấp, ẩn náu, phục: Phục kích; Ngày ẩn đêm ra (hoạt động);
④ Ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hạ (sơ phục, trung phục và mạt phục);
⑤ Khuất phục, cúi đầu thừa nhận: Chịu thua; Nhận tội;
⑥ (văn) Kính, cúi (đặt trước động từ, biểu thị sự tôn kính đối với đối phương, thường dùng trong thể văn thư tín, tấu sớ...): , Cúi (kính) mong ngài lấy cái tình nghĩa đồng minh mà ra lệnh cho các tướng sĩ tiến quân đánh về phía bắc (Gia Cát Lượng: Dữ Tôn Quyền thư); Cúi nghĩ;
⑦ (điện) Vôn;
⑧ [Fú] (Họ) Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi sát mặt xuống đất. Td: Phủ phục. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra « — Ẩn giấu. Núp kín. Td: Mai phục — Chịu theo. Td: Khuất phục — Chịu tội. Td: Phục chu ( bị xử chém ).

Từ ghép 27

bàn, phiền
fán ㄈㄢˊ, pán ㄆㄢˊ

bàn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cuộn khúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuộn khúc, uốn khúc. ◎ Như: "long bàn" rồng cuộn khúc.
2. (Động) § Xem "bàn cứ" .
3. (Danh) § Xem "bàn đào" .
4. Một âm là "phiền". (Danh) Một thứ sâu ở đáy chum vại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cuộn khúc, co lại mà núp. Như bàn long rồng cuộn khúc.
② Chiếm cứ một nới gọi là bàn cứ .
③ Cùng nghĩa với chữ bàn , vật gì tròn mà dẹt gọi là bàn. Như bàn đào quả đào.
④ Một âm là phiền. Một thứ sâu ở đáy chum vại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Uốn khúc, cuộn khúc, cuộn tròn: Rồng uốn hổ ngồi; Con rắn cuộn tròn trên nhánh cây. (Ngb) Nơi hiểm trở;
② (văn) Dẹt (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Nằm phục — Quanh co — Dùng như chữ Bàn .

Từ ghép 8

phiền

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuộn khúc, uốn khúc. ◎ Như: "long bàn" rồng cuộn khúc.
2. (Động) § Xem "bàn cứ" .
3. (Danh) § Xem "bàn đào" .
4. Một âm là "phiền". (Danh) Một thứ sâu ở đáy chum vại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cuộn khúc, co lại mà núp. Như bàn long rồng cuộn khúc.
② Chiếm cứ một nới gọi là bàn cứ .
③ Cùng nghĩa với chữ bàn , vật gì tròn mà dẹt gọi là bàn. Như bàn đào quả đào.
④ Một âm là phiền. Một thứ sâu ở đáy chum vại.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Một loài sâu ở dưới đáy chum vại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài sâu sống ở nơi ẩm thấp, như đáy chum, vại — Một âm là Bàn. Xem Bàn.
giáng, hàng
jiàng ㄐㄧㄤˋ, xiáng ㄒㄧㄤˊ, xiàng ㄒㄧㄤˋ

giáng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sa xuống, rớt xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu khuất phục, chịu thua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phản quốc nghịch tặc, hà bất tảo hàng" , (Đệ nhất hồi ) Quân giặc phản nước, sao không sớm đầu hàng?
2. (Động) Làm cho tuân phục, chế phục. ◎ Như: "hàng long phục hổ" chế phục được rồng cọp.
3. Một âm là "giáng". (Động) Xuống, ở bực trên xuống bực dưới. ◎ Như: "giáng quan" quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm.
4. (Động) Rụng xuống. ◎ Như: "sương giáng" sương xuống.
5. (Động) Hạ cố, chiếu cố (dùng cho nhân vật tôn quý). ◎ Như: "quang giáng" quang lâm.
6. (Động) Ban cho, gieo xuống. ◎ Như: "giáng phúc" ban phúc. ◇ Thi Kinh : "Hạo thiên bất huệ, Giáng thử đại lệ" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Trời cao không thương thuận, Gieo xuống những điều ngang trái to tát như vậy.
7. (Động) Nén. ◎ Như: "giáng tâm tương tùng" nén lòng cùng theo.
8. § Ghi chú: Xét chữ này ngày xưa đọc là "hàng" cả. Về sau mới chia ra chữ "hàng" dùng về nghĩa hàng phục, và chữ "giáng" với nghĩa là xuống, như "thăng giáng" lên xuống, "hạ giáng" giáng xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Rụng xuống. Như sương hàng sương xuống.
② Phục, hàng phục.
③ Một âm là giáng. Xuống, ở bực trên đánh xuống bực dưới gọi là giáng. Như giáng quan quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm.
③ Nên. Như giáng tâm tương tùng nên lòng cùng theo theo. Xét chữ này ngày xưa học là chữ hàng cả. Về sau mới chia ra chữ hàng dùng về nghĩa hàng phục, mà nói về thăng giáng lên xuống, hạ giáng giáng xuống, thì đọc là giáng cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuống: Nhiệt độ hạ xuống;
② Rơi (xuống): Mưa rơi, mưa; Sương xuống;
③ Hạ, giảm, giáng: Hạ thấp; Giáng chức;
④ Chiếu cố, hạ cố;
⑤ (văn) Nén xuống: Nén lòng đi theo. Xem [xiáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạ thấp xuống. Rơi xuống — Một âm khác là Hàng. Xem Hàng.

Từ ghép 12

hàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hàng phục, đầu hàng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu khuất phục, chịu thua. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phản quốc nghịch tặc, hà bất tảo hàng" , (Đệ nhất hồi ) Quân giặc phản nước, sao không sớm đầu hàng?
2. (Động) Làm cho tuân phục, chế phục. ◎ Như: "hàng long phục hổ" chế phục được rồng cọp.
3. Một âm là "giáng". (Động) Xuống, ở bực trên xuống bực dưới. ◎ Như: "giáng quan" quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm.
4. (Động) Rụng xuống. ◎ Như: "sương giáng" sương xuống.
5. (Động) Hạ cố, chiếu cố (dùng cho nhân vật tôn quý). ◎ Như: "quang giáng" quang lâm.
6. (Động) Ban cho, gieo xuống. ◎ Như: "giáng phúc" ban phúc. ◇ Thi Kinh : "Hạo thiên bất huệ, Giáng thử đại lệ" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Trời cao không thương thuận, Gieo xuống những điều ngang trái to tát như vậy.
7. (Động) Nén. ◎ Như: "giáng tâm tương tùng" nén lòng cùng theo.
8. § Ghi chú: Xét chữ này ngày xưa đọc là "hàng" cả. Về sau mới chia ra chữ "hàng" dùng về nghĩa hàng phục, và chữ "giáng" với nghĩa là xuống, như "thăng giáng" lên xuống, "hạ giáng" giáng xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Rụng xuống. Như sương hàng sương xuống.
② Phục, hàng phục.
③ Một âm là giáng. Xuống, ở bực trên đánh xuống bực dưới gọi là giáng. Như giáng quan quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm.
③ Nên. Như giáng tâm tương tùng nên lòng cùng theo theo. Xét chữ này ngày xưa học là chữ hàng cả. Về sau mới chia ra chữ hàng dùng về nghĩa hàng phục, mà nói về thăng giáng lên xuống, hạ giáng giáng xuống, thì đọc là giáng cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu hàng, hàng: Thà chết không hàng;
② (Làm cho) khuất phục, hàng phục, chế ngự: Vật này chế ngự vật kia. Xem [jiàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chịu thua mà xin theo — Một âm khác là Giáng. Xem Giáng.

Từ ghép 8

cứ
jù ㄐㄩˋ

cứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngồi xoạc chân chữ bát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi dãi thẻ, ngồi xoạc chân ra, ngồi xoạc chân chữ bát, ngồi xổm. ◇ Nguyễn Du : "Xuất giả khu xa nhập cứ tọa" (Phản Chiêu hồn ) Ra ngoài thì ruổi xe, vào nhà ngồi xoạc chân chễm chệ.
2. (Động) Ngồi.
3. (Động) Dựa vào, tựa. ◇ Trương Hành : "Ư hậu tắc cao lăng bình nguyên, cứ Vị cứ Kính" , (Tây kinh phú 西) Ở sau thì gò cao bình nguyên, nương tựa vào sông Vị sông Kính.
4. (Động) Chiếm giữ. ◎ Như: "bàn cứ" chiếm đóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngồi dãi thẻ, người xưa ngồi ở chiếu xoạc chân ra, ngồi xoạc chân chữ bát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngồi, ngồi xổm, ngồi xoạc chân chữ bát;
② Chiếm giữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi xổm.

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rồng nằm hổ ngồi, chỉ thế đất hiểm yếu.
tốn
xùn ㄒㄩㄣˋ

tốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trốn lẩn, lánh đi
2. kém

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, lẩn. ◇ Thư Kinh : "Ngô gia mạo tốn vu hoang" (Vi tử ) Các bậc lão thành trong nhà ta đều trốn nơi hoang dã.
2. (Động) Nhường, từ bỏ. ◇ Hậu Hán Thư : "Hoàng đế tốn vị, Ngụy vương Phi xưng thiên tử" , (Hiếu Hiến đế kỉ ) Hoàng đế nhường ngôi, Ngụy vương là Phi xưng làm thiên tử.
3. (Động) Kém hơn, không bằng. ◎ Như: "lược tốn nhất trù" hơi kém ơn một bậc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhị hổ hoàn tu tốn nhất long" (Đệ nhất hồi ) Hai hổ chung quy kém một rồng. § Ghi chú: Hai hổ chỉ Quan Vũ và Trương Phi, một rồng chỉ Lưu Bị.
4. (Động) Khiêm cung. ◎ Như: "khiêm tốn" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bị tốn tạ" (Đệ ngũ hồi) (Lưu) Bị khiêm tốn không nhận.
5. (Tính) Kém cỏi.
6. (Danh) Họ "Tốn".

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn, lẩn.
② Tự lánh đi.
③ Nhún thuận.
④ Kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhường, từ bỏ;
② Khiêm tốn, nhún nhường, nhún thuận, nhũn nhặn;
③ (văn) Kém hơn: Kém hơn một bậc;
④ (văn) Trốn, lẩn, tự lánh đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòa thuận. Nhường nhịn — Trốn tránh. Từ chối — Nhường lại. Xem Tốn vị — Thua kém. Tự cho mình thua kém người khác. Nhún nhường. Td: Khiêm tốn.

Từ ghép 6

bình, băng, phanh
bēng ㄅㄥ, bīng ㄅㄧㄥ, bǐng ㄅㄧㄥˇ

bình

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỗn tạp — Một âm khác là Phanh.

băng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xà cạp, dải buộc che chân dưới đầu gối. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tựu hào tiệm biên thoát liễu hài miệt, giải hạ thối băng hộ tất, trảo trát khởi y phục, tòng giá thành hào lí tẩu quá đối ngạn" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Võ Tòng bèn ở bên đường hào cởi giày vớ, tháo dải buộc chân che đầu gối, xắn quần áo, theo hào thành lội chân sang bờ bên kia.
2. (Động) Đan, bện. ◇ Viên Hoành Đạo : "Triêu băng mộ chức, vị dư thúc đốc gia chánh, thậm cần khổ" , , (Thư đại gia chí thạch minh ) Sớm đan tối dệt, vì tôi coi sóc việc nhà, hết sức vất vả.
3. (Động) Kế tục, tiếp nối. ◇ Hậu Hán Thư : "Tương băng vạn tự" (Ban Bưu truyện hạ ) Tiếp nối muôn đời sau.
4. (Động) Buộc, trói. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Tội nhân nhập ngục, giáo ngục tử băng tại lang thượng" , (Quyển thập ngũ, Sử hoằng triệu long hổ quân thần hội ) Tội nhân vào ngục, sai ngục tốt trói ở hành lang.

phanh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây — Nối sợi dây đứt. Nối lại. Tiếp nối — Một âm là Bình. Xem Bình.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.