đình
tíng ㄊㄧㄥˊ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sét dữ, sét lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng sét đùng đùng. ◎ Như: ◇ Thi Kinh : nói "như đình như lôi" như sét như sấm.
2. (Danh) Tia chớp. ◇ Hoài Nam Tử : "Tật lôi bất cập tắc nhĩ, tật đình bất hạ yểm mục" , (Binh lược ) Sấm lớn không kịp bịt tai, chớp nhanh không kịp che mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng sét dữ. Như Kinh Thi nói như đình như lôi như sét như sấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sấm sét: Sấm sét; Như sét như sấm (Thi Kinh); Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy (Bình Ngô đại cáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng sấm vang động — Làm rung động. ChẤn Động — Chỉ sự giận dữ, làm ầm lên. Cũng nói là Lôi đình.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Sấm sét. ◇ Lưu Quân Tích : "Xích lịch lịch na điện quang xế nhất thiên gia hỏa khối, Hấp lực lực lôi đình chấn bán bích băng nhai" , (Lai sanh trái , Đệ tam chiệp).
2. Tỉ dụ mạnh dữ. Cũng chỉ quân đội mạnh mẽ tấn tốc. ◇ Tam quốc chí : "Đương tốc phát lôi đình, hành quyền lập đoán, vi kinh hợp đạo, thiên nhân thuận chi" , , , (Vương Xán truyện ).
3. Chỉ giận dữ của đế vương hoặc bậc tôn giả (kính xưng). ◇ Hậu Hán Thư : "(Bành) Tu bài cáp trực nhập, bái ư đình, viết: Minh phủ phát lôi đình ư chủ bộ, thỉnh văn kì quá" , , : 簿, (Độc hành truyện , Bành Tu ).
4. Phiếm chỉ giận dữ, thịnh nộ. ◇ Ngô Tổ Tương : "Bảo trưởng đại phát lôi đình, phách đài lôi trác đích bả Tam Quan mạ liễu nhất đốn" , (San hồng , Nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sấm sét — Chỉ sự giận dữ mãnh liệt — Cũng chỉ vẻ oai nghiêm dữ tợn của ông quan xử án. Đoạn trường tâm thanh có câu: » Đục trong thân cũng là thân, yếu thơ vâng chịu trước sân lôi đình «.
lôi, lỗi
léi ㄌㄟˊ, lèi ㄌㄟˋ

lôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sấm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sấm. ◎ Như: "lôi điện" sấm chớp.
2. (Danh) Vũ khí nổ, mìn. ◎ Như: "địa lôi" vũ khí nổ chôn dưới đất, "thủy lôi" vũ khí nổ dùng dưới nước.
3. (Danh) Họ "Lôi".
4. (Phó) Vang, to (âm thanh). ◇ Khuất Nguyên : "Hoàng chung hủy khí, ngõa phủ lôi minh" , (Sở từ , Bốc cư ) Chuông vàng bỏ nát, nồi đất kêu vang.
5. (Phó) Nhanh lẹ, mau. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Thiên lí lôi trì" (Tấn vấn ) Nghìn dặm ruổi mau.

Từ điển Thiều Chửu

① Sấm. Như lôi điện sấm sét.
② Dùng thuốc nổ nhồi vào trong cái ống sắt to dùng để phá thành phá lũy hay phá tàu chiến gọi là lôi. Chôn ở dưới đất gọi là địa lôi , thả ở mặt nước gọi là thủy lôi .
③ Họ Lôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sấm: Sấm nổ, sấm dậy.【lôi điện [léi diàn] Sấm sét;
② Mìn, vũ khí nổ, lôi: Mìn; Thủy lôi; Cài (đặt, chôn, thả, rải) mìn; Quét mìn;
③ [Léi] (Họ) Lôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng sấm. Truyện Trê có câu: » Lệ rằng quan pháp như lôi, chỉ đâu đánh đấy chẳng thôi là lành «. — Một âm là Lỗi. Xem lỗi.

Từ ghép 18

lỗi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại đá lớn chất sẵn ở mặt thành thời xưa, dùng để chống cự quân giặc đánh thành — Đánh trống — Một âm là Lôi. Xem Lôi.
tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cất giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đem binh khí thu lại mà giấu đi.
2. (Động) Thu, xếp lại. ◇ Thi Kinh : "Uyên ương tại lương, Tập kì tả dực" , (Tiểu nhã , Uyên ương ) Uyên ương ở trên rường nhà, Xếp lại cánh trái.
3. (Động) Ngừng, thôi. ◎ Như: "tập nộ" ngừng giận. ◇ Nam sử : "Nguyện tướng quân thiểu tập lôi đình" (Ngu Lệ truyện ) Mong tướng quân dẹp bớt cơn giận dữ lôi đình.
4. (Danh) Họ "Tập".

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu cất đi, phục binh vào một nơi gọi là tập, ẩn núp một chỗ không cho người biết cũng gọi là tập, như tập ảnh hương viên ẩn náu ở chốn làng mạc không chịu ra đời.
② Cụp lại.
③ Dập tắt.
④ Cấm chỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thu cất, cất giấu, thu về: Thu binh, ngừng chiến;
② Cụp lại, giấu giếm, ẩn núp, ẩn náo: Cụp cánh; Nguôi giận; Ẩn náu nơi chốn làng mạc;
③ Dập tắt;
④ Cấm chỉ;
⑤ [Jí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán lính ẩn núp để rình đánh úp giặc — Thâu góp — Thôi. Ngừng lại — Họ người.
phích, tích
pī ㄆㄧ

phích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích lịch, phích lịch )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "phích lịch" .
2. (Động) Sấm sét đánh gẫy, đổ. ◇ Đỗ Phủ : "Lôi đình phích trường tùng" (Kính kí tộc đệ đường ) Sấm sét đánh gãy cây thông cao.
3. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tích".

Từ điển Thiều Chửu

① Sét đánh thình lình gọi là phích lịch . Ta quen đọc là chữ tích.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sét đánh thình lình, sét. 【】phích lịch [pilì] Sét đánh thình lình, tiếng sét bất ngờ: Sét đánh ngang tai; Tin anh ấy chết khác nào tiếng sét thình lình truyền tới.

Từ ghép 3

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tích lịch, phích lịch )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "phích lịch" .
2. (Động) Sấm sét đánh gẫy, đổ. ◇ Đỗ Phủ : "Lôi đình phích trường tùng" (Kính kí tộc đệ đường ) Sấm sét đánh gãy cây thông cao.
3. § Ghi chú: Ta quen đọc là "tích".

Từ điển Thiều Chửu

① Sét đánh thình lình gọi là phích lịch . Ta quen đọc là chữ tích.

Từ ghép 3

đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người viên chức đúng đầu một phủ thời trước. Truyện Trê Cóc có câu: » Trình đơn trước mặt công đình, Phủ quan nổi giận lôi đình thét vang «.
hoanh
hēng ㄏㄥ, hōng ㄏㄨㄥ, jùn ㄐㄩㄣˋ

hoanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng động lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng động rất lớn: ầm ầm, huỳnh huỵch, đùng đùng, v.v. ◇ Hàn Dũ : "Hoanh nhiên chấn động như lôi đình" (Hoa San nữ ) Đùng đùng chấn động như sấm sét.
2. (Động) Nổ, vỡ, bắn.
3. (Danh) "A hoanh" chưởng lí Hồi Giáo, người giảng dạy kinh sách Hồi Giáo.
4. (Danh) Họ "Hoanh".

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng động lớn, tiếng to.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ầm (tiếng động lớn): Ầm một tiếng. Xem (bộ );
② 【】a hoanh [ahong] Thầy tế (Hồi giáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nói lớn, oang oang.

Từ ghép 1

kiếp
jié ㄐㄧㄝˊ

kiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ăn cướp, ép buộc
2. tai họa
3. số kiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cướp đoạt. ◎ Như: "kiếp lược" cướp đoạt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim dạ Tào Nhân tất lai kiếp trại" (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đêm nay Tào Nhân tất đến cướp trại.
2. (Động) Bức bách, bắt ép. ◎ Như: "kiếp chế" ép buộc. ◇ Sử Kí : "Thành đắc kiếp Tần vương, sử tất phản chư hầu xâm địa" , 使 (Kinh Kha truyện ) Nếu có thể uy hiếp vua Tần, bắt phải trả lại chư hầu những đất đai đã xâm chiếm.
3. (Danh) Số kiếp, đời kiếp, gọi đủ là "kiếp-ba" (phiên âm tiếng Phạn "kalpa"). § Ghi chú: Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một "tiểu kiếp" . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là "trung kiếp" . Trải qua bốn trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) là một "đại kiếp" (tức là 80 tiểu kiếp). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tự đương vĩnh bội hồng ân, vạn kiếp bất vong dã" , (Đệ nhất hồi) Xin mãi mãi ghi nhớ ơn sâu, muôn kiếp không quên vậy.
4. (Danh) Tai nạn, tai họa. ◎ Như: "hạo kiếp" tai họa lớn, "kiếp hậu dư sanh" sống sót sau tai họa. ◇ Liêu trai chí dị : "Kim hữu lôi đình chi kiếp" (Kiều Na ) Nay gặp nạn sấm sét đánh.
5. Tục quen viết là , , .

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy.
② Ăn hiếp, như kiếp chế bắt ép.
③ Số kiếp, đời kiếp, tiếng Phạm là kiếp ba . Tính từ lúc người ta thọ được 84 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84 000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một tiểu kiếp . Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là trung kiếp . Trải qua bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không là một đại kiếp (tức là 80 tiểu kiếp). Tục quen viết là ,,.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp: Cướp giật; Cướp bóc; Đốt nhà cướp của;
② Tai họa: Tai họa lớn;
③ (văn) Hiếp: Hiếp chế, bắt ép;
④ Kiếp, số kiếp, đời kiếp: Tiểu kiếp; Đại kiếp; Trung kiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng uy lực mà bức bách — Cướp đoạt. Như chữ Kiếp — Điều rủi ro gặp phải. Td: Tai kiếp — Tiếng nhà Phật, chỉ một khoảng thời gian dài. Ta còn hiểu là một đời người, một cuộc sống.

Từ ghép 5

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ quốc gia. Cũng chỉ luật lệ khắt khe của người làm việc triều đình ( ông quan ). Truyện Trê Cóc có câu: » Lệ rằng quan pháp như lôi, Chỉ đâu đánh đó chẳng đâu là lành «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.