hưng, hứng
xīng ㄒㄧㄥ, xìng ㄒㄧㄥˋ

hưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức dậy
2. hưng thịnh
3. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấy lên, nổi lên, khởi sự, phát động, hưng khởi: Hưng binh, dấy quân; Trăm việc phế bỏ đều hưng khởi; Nổi lên làm nhiều việc xây đắp nhà cửa; Dấy lên nhiều lời gièm pha;
② Dậy, thức dậy: Thức khuya dậy sớm;
③ Hưng vượng, hưng thịnh, thịnh hành: Mới hưng thịnh, mới trỗi dậy;
④ (đph) Cho phép, được (thường dùng để phủ định): Không được nói bậy;
⑤ (đph) Có lẽ: Anh ấy có lẽ đến cũng có lẽ không đến;
⑥ [Xing] (Họ) Hưng. Xem [xìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Nổi dậy — Khởi phát. Bắt đầu vào công việc — Thịnh vượng. Tốt đẹp hơn lên — Một âm là Hứng.

Từ ghép 18

hứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hứng thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng thú, hứng, vui: Giúp vui; Mất vui, cụt hứng;
② Thể hứng (trong thơ ca).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Nổi dậy trong lòng — Một âm là Hưng.

Từ ghép 12

lạn
làn ㄌㄢˋ

lạn

giản thể

Từ điển phổ thông

nát, nhừ, chín quá

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nát, nhừ, nhão, loãng: Bùn lầy; Thịt bò ninh nhừ lắm;
② Chín nẫu, lụn bại: chín nẫu; Đào và nho dễ bị nẫu lắm; Ngày càng lụn bại;
③ Rách, nát, vụn: Đồng nát; 穿 Áo mặc đã rách;
④ Rối ren, lộn xộn;
⑤ (văn) Sáng: Rực rỡ;
⑥ (văn) Bỏng lửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

thống
tǒng ㄊㄨㄥˇ

thống

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mối tơ
2. dòng, hệ thống
3. thống trị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mối tơ. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiển chi tính vi ti, nhiên phi đắc công nữ chử dĩ nhiệt thang nhi trừu kì thống kỉ, tắc bất năng thành ti" , , (Thái tộc huấn ) Bản chất của kén tằm là làm ra tơ, nhưng không được nữ công nấu nước sôi và kéo ra thành mối sợi, thì không thành tơ được.
2. (Danh) Các đời nối dõi không dứt. ◎ Như: "huyết thống" dòng máu, "truyền thống" liên hệ từ đời này sang đời khác. ◇ Chiến quốc sách : "Thiên hạ kế kì thống, thủ kì nghiệp, truyền chi vô cùng" , , (Tần sách tam ) Thiên hạ nối tiếp các thế hệ, giữ sự nghiệp của mình, truyền lại mãi về sau không dứt.
3. (Danh) Kỉ cương, cương yếu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghi thừa hồng nghiệp, vi vạn thế thống" , (Đệ tứ hồi) Xứng đáng kế thừa nghiệp lớn, làm khuôn phép cho muôn đời.
4. (Danh) Họ "Thống".
5. (Động) Cầm đầu, lĩnh đạo. ◎ Như: "thống lĩnh" suất lĩnh, cầm đầu tất cả.
6. (Phó) Hợp lại, tổng hợp. ◎ Như: "thống kê" tính gộp, "thống xưng" gọi chung.
7. (Tính) Tròn và rỗng (có hình ống). § Thông "đồng" . ◎ Như: "trường thống mã ngoa" giày ống cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Mối tơ. Sự gì có manh mối có thể tìm ra được gọi là thống hệ . Ðời đời nối dõi không dứt cũng gọi là thống, như ngôi vua truyền nối nhau gọi là hoàng thống , thánh hiền nối nhau gọi là đạo thống , v.v.
② Tóm trị, như thống lĩnh tóm lĩnh cả. Chức quan cầm đầu một nước dân chủ gọi là tổng thống .
③ Hợp lại, như thống nhất hợp cả làm một.
④ Ðầu gốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tất cả, gồm cả, tổng quát: Bao quát; Tất cả, hết thảy;
② Manh mối, hệ thống: Huyết thống;
③ (văn) Mối tơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối tơ — Gom các mối tơ lại — Trông coi bao gồm — Nối tiếp nhau có thứ tự.

Từ ghép 24

sa, sá
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ, suō ㄙㄨㄛ

sa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cát, bãi cát
2. khàn, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Đãi, thải, gạn, sàng: Đãi sạn trong gạo ra. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cát, đất cát, bãi cát: Đất cát; Gió cát mịt trời;
② Nhỏ như cát: Đường cát;
③ (văn) Quả chín quá hoen ra từng vết;
④ Tiếng khản: Khản tiếng;
⑤ [Sha] (Họ) Sa. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cát. Hạt cát. Thành ngữ: Hằng hà sa số ( số cát ở sông Hằng, ý nói nhiều lắm ) — Cặn bã lắng xuống. Xem Sa thải — Chín nhừ, nhừ thành bột, thành cát.

Từ ghép 31

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng rè rè, tiếng khàn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cát. ◎ Như: "phong sa" đất cát bị gió thổi bốc lên, "nê sa" bùn và cát.
2. (Danh) Bãi cát. ◇ Thi Kinh : "Phù ê tại sa" (Đại nhã , Phù ê ) Cò le ở bãi cát.
3. (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một "sa", vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là "sa". ◎ Như: "kim sa" , "thiết sa" .
4. (Danh) Họ "Sa".
5. (Tính) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là "sa". ◎ Như: "sa nhương đích tây qua" 西 ruột dưa hấu chín.
6. (Tính) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎ Như: "sa đường" đường cát, "sa chỉ" giấy nhám.
7. (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎ Như: "sa thải" đãi bỏ.
8. Một âm là "sá". (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎ Như: "sá ách" khản tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cát.
② Ðất cát.
③ Bãi cát.
④ Ðãi, thải, gạn đi, như sa thải đãi bỏ bớt đi.
③ Sa môn thầy tu. Dịch âm tiếng Phạm, Tàu dịch nghĩa là cần tức, nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
④ Sa di tiếng nhà Phật, đàn ông đi tu, thụ đủ mười điều giới của nhà Phật, dẹp hết tính ác, chăm làm việc thiện gọi là sa di, ta gọi là chú tiểu, về đàn bà thì gọi là sa di ny .
⑤ Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa.
⑥ Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa.
⑥ Một âm là sá. Tiếng rè rè, tiếng khàn.
hoàng, hoảng
huǎng ㄏㄨㄤˇ, huàng ㄏㄨㄤˋ

hoàng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa, sáng rõ. § Cũng như chữ . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Điện quang hoảng diệu" (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Chớp nhoáng sáng chói.
2. (Động) Rọi sáng, chói. ◎ Như: "đăng quang thái lượng, hoảng đắc nhân nhãn tình đô tĩnh bất khai" , ánh đèn sáng quá, chói mắt mở ra không được.
3. (Động) Thoáng qua, lướt qua. ◎ Như: "tòng nhãn tiền hoảng quá" thoáng qua trước mắt.
4. (Danh) Họ "Hoảng".
5. Một âm là "hoàng". (Động) Dao động, lay động. ◎ Như: "thụ chi lai hồi hoảng" cành cây lay động.
6. (Động) Lắc lư, đung đưa. ◎ Như: "diêu đầu hoảng não" lắc đầu lắc cổ.

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lóa mắt, chói mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng sủa, sáng rõ. § Cũng như chữ . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Điện quang hoảng diệu" (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Chớp nhoáng sáng chói.
2. (Động) Rọi sáng, chói. ◎ Như: "đăng quang thái lượng, hoảng đắc nhân nhãn tình đô tĩnh bất khai" , ánh đèn sáng quá, chói mắt mở ra không được.
3. (Động) Thoáng qua, lướt qua. ◎ Như: "tòng nhãn tiền hoảng quá" thoáng qua trước mắt.
4. (Danh) Họ "Hoảng".
5. Một âm là "hoàng". (Động) Dao động, lay động. ◎ Như: "thụ chi lai hồi hoảng" cành cây lay động.
6. (Động) Lắc lư, đung đưa. ◎ Như: "diêu đầu hoảng não" lắc đầu lắc cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lay, lắc, rung, đưa: Cành cây đưa đi đưa lại, cành cây lay động. Xem [huăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng, chói, loáng: Loáng qua mắt; Lưỡi sáng loáng; Mặt trời chói đến nỗi không mở được mắt;
② Thoáng, loáng (một cái), thoáng qua: Ngoài cửa sổ có bóng người, thoáng một cái không thấy nữa. Xem [huàng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Nhiều ánh sáng.

Từ ghép 2

manh
méng ㄇㄥˊ, míng ㄇㄧㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mầm cỏ
2. bừa cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm cây cỏ. ◇ Hàn Dũ : "Thu qua vị lạc đế, Đống dụ cường trừu manh" , (Thạch đỉnh liên cú ) Dưa thu chưa rụng cuống, Khoai đông đã nhú mầm mạnh mẽ.
2. (Danh) Điềm, dấu hiệu, mầm mống của sự vật sắp phát sinh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thánh nhân kiến vi dĩ tri manh, kiến đoan dĩ tri mạt" , (Thuyết lâm ) Thánh nhân nhìn cái nhỏ mà biết mầm mống sự vật phát sinh, nhìn đầu mối mà biết lúc cuối.
3. (Danh) Người dân, nhân dân. § Thông "manh" . ◎ Như: "manh " dân chúng. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tam thiên thế giới trung, Nhất thế chư quần manh" , (Pháp sư công đức ) Trong ba nghìn thế giới, Tất cả các chúng sinh.
4. (Danh) Họ "Manh".
5. (Động) Nẩy mầm. ◎ Như: "manh nha" nẩy mầm. ◇ Vương Dật : "Bách thảo manh hề hoa vinh" (Thương thì ) Trăm cây cỏ nẩy mầm hề hoa tươi tốt.
6. (Động) Sinh ra, xảy ra. ◎ Như: "nhị họa vị manh" ngăn họa từ lúc chưa xảy ra. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược manh dị tâm, tất hoạch ác báo" , (Đệ lục thập tam hồi) Nếu (sau này) sinh lòng khác (thay lòng đổi dạ), ắt bị ác báo.
7. (Động) Bừa cỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm cỏ, cây cỏ mới mọc đều gọi là manh nẩy mầm.
② Nói sự gì mới có điềm ra cũng gọi là manh. Như nhị họa vị manh ngăn họa từ lúc chưa xảy ra.
③ Bừa cỏ.
④ Cùng nghĩa với chữ manh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm (cỏ), nảy mầm, nảy nở, mầm mống;
② Mới xảy ra: Ngăn họa khi chưa xảy ra;
③ (văn) Bừa cỏ;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mầm cây — Chỉ sự bắt đầu.

Từ ghép 3

diệp, hiệp
shè ㄕㄜˋ, xié ㄒㄧㄝˊ, yè ㄜˋ

diệp

giản thể

Từ điển phổ thông

lá cây

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cổ văn là chữ "hiệp" . § Vần cổ lầm lạc, người nhà Tống sửa lại các chữ không hợp vần gọi là "hiệp vận" .
2. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên huyện: Diệp huyện (ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lá: Lá tre;
② Thời kì, đời: Thời kì cuối thế kỉ 18; Cuối triều ;
③ Tờ (như [yè], bộ );
④ [Yè] (Họ) Diệp Xem [xié] (bộ ).

Từ ghép 2

hiệp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cổ văn là chữ "hiệp" . § Vần cổ lầm lạc, người nhà Tống sửa lại các chữ không hợp vần gọi là "hiệp vận" .
2. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cổ văn là chữ . Vần cổ lầm lạc, người nhà Tống sửa lại các chữ không hợp vần gọi là hiệp vận .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hài hòa, hòa hợp, ăn khớp. Xem [yè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Hiệp .
lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

giản thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "lễ" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ lễ

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết giản dị của chữ Lễ .

Từ ghép 3

hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" ( minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
giam
jiān ㄐㄧㄢ

giam

giản thể

Từ điển phổ thông

phong, bịt, ngậm

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khép, bịt, ngậm lại, phong lại: Ngậm miệng không nói;
② Gởi: Người gởi: Cường, Bộ văn hóa Hà Nội (cách đề ngoài phong bì);
③ (văn) Bì thơ, phong thơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.