xū ㄒㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sùi sụt, khụt khịt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hà hơi bằng miệng hoặc thở ra bằng mũi. ◇ Đạo Đức Kinh : "Cố vật hoặc hành hoặc tùy, hoặc hư hoặc xuy" , (Chương 29) Cho nên vật hoặc đi hoặc theo, hoặc hà hơi hoặc thổi ra.
2. (Động) Than thở, thổn thức. ◇ Đỗ Phủ : "Lân nhân mãn tường đầu, Cảm thán diệc hư hi" 滿, (Khương thôn ) Người trong xóm đứng đầy đầu tường, Cũng cảm động và than thở.

Từ điển Thiều Chửu

① Hư hi sùi sụt.

Từ điển Trần Văn Chánh

】hư hi [xuxi] (văn) Nức nở, thổn thức: Nức nở khóc thầm. Cv. . Xem .
sa, sát
chà ㄔㄚˋ, shā ㄕㄚ

sa

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Phanh lại, hãm lại: Phanh xe lại; Ngừng máy, hãm máy. Xem [chà].

sát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái tháp thờ Phật, ngôi chùa
2. (xem: sát na )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cột phan. § Dịch âm tiếng Phạn "sát-đa-la", gọi tắt là "sát". ◎ Như: Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là "sát can" . Cũng chỉ cây cột dựng thẳng trước một Phật điện, cho biết đây là một tự viện hay một ngôi chùa.
2. (Danh) Thế giới, đất nước, cõi (tiếng Phạn: "kṣetra"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Diệc mãn thập phương sát" 滿 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Cũng khắp cả mười phương quốc độ.
3. (Danh) Cái tháp Phật.
4. (Danh) Bây giờ thường gọi chùa là "sát". ◎ Như: "cổ sát" chùa cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Dịch âm tiếng Phạm là sát sát, gọi tắt là sát. Cái cột phan. Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là sát can . Vì thế cái tháp của Phật cũng gọi là sát. Bây giờ thường gọi chùa là sát. Như cổ sát là chùa cổ.
② Sát na , một thời gian rất ngắn, chỉ trong một mối niệm có tới 90 sát na.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Gốc tiếng Phạn: Kṣetra) (Ngb) Chùa: Chùa cổ;
② 【】sát na [chànà] Khoảnh khắc thời gian rất ngắn; 【】sát thời [chàshí] Trong khoảnh khắc, tức khắc, chốc lát, trong chớp mắt. Như . Xem nghĩa ② (bộ ). Xem [sha].

Từ ghép 5

tự
xù ㄒㄩˋ

tự

phồn thể

Từ điển phổ thông

thuật lại, kể lại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◇ Hoài Nam Tử : "Tứ thì bất thất kì tự" (Bổn kinh ) Bốn mùa không sai thứ tự.
2. (Danh) Bài tựa (đặt ở đầu sách hoặc bài văn, để tóm lược điểm trọng yếu của sách hoặc bài văn). Cũng như "tự" .
3. (Động) Theo thứ tự hoặc cấp bậc mà thưởng công. ◎ Như: "thuyên tự" phong chức theo thứ tự, "tưởng tự" thưởng công theo thứ tự.
4. (Động) Bày tỏ, trình bày, kể. ◎ Như: "tự thuật" trần thuật, bày tỏ sự việc, "diện tự" gặp mặt bày tỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn Bảo Thoa tự nhiên hòa thẩm mẫu tỉ muội tự li biệt chi tình" (Đệ tứ thập cửu hồi) Lí Hoàn và Bảo Thoa, đương nhiên là cùng với thím và các chị em, kể lể những chuyện xa cách lâu ngày.
5. (Động) Tụ họp, họp mặt. ◎ Như: trong thiếp mời thường viết hai chữ "hậu tự" nghĩa là xin đợi để được họp mặt. ◇ Thủy hử truyện : "Thả thỉnh đáo san trại thiểu tự phiến thì, tịnh vô tha ý" , (Đệ thập nhị hồi) Hãy mời đến sơn trại họp mặt một lúc, thật chẳng có ý gì khác.
6. (Động) Xếp đặt, an bài thứ tự. ◇ Tào Thực : "Kiến quốc thừa gia, mạc bất tu tự" , (Xã tụng ) Kiến thiết nước nhà, không gì là chẳng sửa đổi xếp đặt thứ tự.
7. (Động) Tuôn ra, phát ra mối tình cảm. ◇ Vương Hi Chi : "Nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình" , (Lan Đình thi tự ) Một chén rượu một bài ngâm, cũng đủ hả hê mối cảm tình u ẩn.
8. § Còn có dạng viết khác là .

Từ điển Thiều Chửu

① Bày hàng, xếp, như thuyên tự cứ thứ tự mà phong chức, tưởng tự cứ thứ tự mà thưởng công, v.v.
② Ðầu mối (bài tựa), như làm một quyển sách gì thì rút cả đại ý trong sách ấy bày lên trên gọi là bài tự.
③ Tường bày, như sướng tự u tình bày rõ cái tình u ần.
④ Tụ họp, như trong thiếp mời thường viết hai chữ hậu tự nghĩa là xin đợi để được họp mặt.
⑤ Ðịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, kể, trình bày, bày tỏ: Nói chuyện thân mật; Bày tỏ tình cảm sâu kín trong lòng;
② Kể, thuật (bằng bút), viết;
③ Bài tự (lời nói đầu sách);
④ (văn) Xếp hàng theo thứ tự: Xếp theo thứ tự để phong chức; Xếp theo thứ tự thưởng công;
⑤ (văn) Tụ họp, họp mặt: Xin chờ để được họp mặt (từ dùng trong thiệp mời);
⑥ (văn) Định.

Từ ghép 1

đào
cháo ㄔㄠˊ, dào ㄉㄠˋ, shòu ㄕㄡˋ, tāo ㄊㄠ, táo ㄊㄠˊ

đào

phồn thể

Từ điển phổ thông

sóng lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sóng cả, sóng lớn. ◎ Như: "kinh đào hãi lãng" sóng gió hãi hùng. ◇ Cao Bá Quát : "Bất kiến ba đào tráng, An tri vạn lí tâm" , (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) Không thấy sóng lớn mạnh, Sao biết được chí lớn muôn dặm.
2. (Danh) Âm thanh giống như tiếng sóng vỗ. ◎ Như: "tùng đào" tiếng rì rào của thông. ◇ Âu Dương Huyền : "Hạ liêm nguy tọa thính tùng đào" (Mạn đề ) Buông mành ngồi thẳng nghe tiếng thông rì rào.

Từ điển Thiều Chửu

① Sóng cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sóng cả, sóng lớn: Sóng dữ; Sóng biển; Sóng gió hãi hùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng lớn. Chẳng hạn Ba đào ( chỉ chung sóng nước ).

Từ ghép 4

lân, lận
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bậc cửa
2. tiếng xe chạy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe.
2. (Danh) Bực cửa.
3. (Trạng thanh) "Lân lân" rầm rầm, xình xịch (tiếng xe chạy). ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi cung tên đều mang bên lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bực cửa.
② Lân lân xình xịch, tiếng xe đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sình sịch, rầm rầm. 【】lân lân [línlín] (văn) (thanh) Rầm rầm: Xe chạy rầm rầm, ngựa hí vang (Thi Kinh);
② (văn) Bực cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bánh xe — Tiếng bánh xe lăn. Tiếng xe chạy — Cái ngưỡng cửa.

Từ ghép 2

lận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Lận và Lận — Một âm là Lân — Cái bậc để bước lên xe.
sai, thoa
chā ㄔㄚ, chāi ㄔㄞ

sai

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thoa cài đầu của đàn bà, cái trâm. § Ta quen đọc là "thoa". ◎ Như: "kim thoa" trâm vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thoa cài đầu của đàn bà, cái trâm. Ta quen đọc là chữ thoa. Như kim thoa trâm vàng.

thoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

thoa, trâm cài đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thoa cài đầu của đàn bà, cái trâm. § Ta quen đọc là "thoa". ◎ Như: "kim thoa" trâm vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thoa cài đầu của đàn bà, cái trâm. Ta quen đọc là chữ thoa. Như kim thoa trâm vàng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Trâm (cài đầu): Cây trâm vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây kim lớn dùng để cài tóc của đàn bà thời xưa. Truyện Nhị độ mai : » Cành thoa xin tặng để làm của tin «.

Từ ghép 3

hiến, ta
suō ㄙㄨㄛ, xī ㄒㄧ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dâng, tặng, hiến
2. dâng biểu
3. bày tỏ
4. người hiền tài

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng, tặng (bề dưới dâng lên trên). ◎ Như: "phụng hiến" dâng tặng, "cống hiến" dâng cống. ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Long Nữ hiến châu thành Phật quả" (Viên Chiếu Thiền sư ) Long Nữ dâng châu thành Phật quả.
2. (Động) Biểu diễn. ◎ Như: "hiến kĩ" biểu diễn tài năng.
3. (Động) Biểu hiện, tỏ ra. ◎ Như: "hiến mị" ra vẻ nịnh nọt. ◇ Lão Xá : "Quan tiên sanh bổn phán vọng nữ nhi đối khách nhân hiến điểm ân cần" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Ông Quan vốn hi vọng con gái mình tỏ ra có chút ân cần đối với người khách.
4. (Danh) Người hiền tài. ◎ Như: "văn hiến" sách vở văn chương của một đời hay của một người hiền tài ngày xưa để lại. ◇ Thư Kinh : "Vạn bang lê hiến, cộng duy đế thần" , (Ích tắc ) Những bậc hiền tài trong dân muôn nước, đều là bầy tôi của nhà vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Dâng biểu.
② Người hiền, như văn hiến sách vở văn chương của một đời nào hay của một người hiền nào còn lại để cho người xem mà biết được chuyện cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiến, tặng, dâng, biếu, đóng góp: Tặng hoa; Quyên tặng;
② (văn) Hiến tế;
③ (văn) Dâng rượu cho khách;
④ Tỏ ra, thể hiện.【】hiến ân cần [xiànyinqín] Tỏ vẻ ân cần, xun xoe bợ đỡ;
⑤ Người hiền tài xưa: Sách vở và nhân vật hiền tài của một thời, tài liệu lịch sử, văn hiến; Người hiền tài trong dân chúng đều là bầy tôi của nhà vua (Thượng thư);
⑥ (văn) Chúc mừng;
⑦ [Xiàn] (Họ) Hiến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên. Người dưới đưa cho người trên — Kẻ hiền tài.

Từ ghép 13

ta

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Ta đậu — Một âm là Hiến — Xem Hiến.

Từ ghép 1

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh tụng, kiện, tranh biện phải trái

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tranh đoạt;
② Tranh tụng, kiện, tranh biện phải trái.

tránh

phồn thể

Từ điển phổ thông

can ngăn, khuyên can

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Can, ngăn, lấy lời nói thẳng mà ngăn người khỏi làm điều lầm lỗi. ◎ Như: "gián tránh" can ngăn, khuyến cáo.
2. (Động) Cạnh tranh, tranh chấp. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đấu tránh chi thanh, thậm khả bố úy" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Tiếng đánh nhau giành giựt thật là dễ sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Can, ngăn (lấy lời nói mà ngăn người khỏi làm điều lầm lỗi).
② Kiện, cãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Can ngăn, can gián, khuyên can.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn. Như chữ Tránh — Thưa kiện. Dùng lời lẽ mà giành lẽ phải về mình.

Từ ghép 1

hủy
huǐ ㄏㄨㄟˇ, huì ㄏㄨㄟˋ

hủy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hủy hoại, nát
2. chê, diễu, mỉa mai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phá bỏ, phá hoại. ◎ Như: "hủy hoại" phá hư, "hủy diệt" phá bỏ.
2. (Động) Chê, diễu, mỉa mai, phỉ báng. ◎ Như: "hủy mạ" chê mắng, "hủy dự tham bán" nửa chê nửa khen. ◇ Luận Ngữ : "Ngô chi ư nhân dã, thùy hủy thùy dự?" , (Vệ Linh Công ) Ta đối với người, có chê ai có khen ai đâu?
3. (Động) Đau thương hết sức (đến gầy yếu cả người). ◇ Tân Đường Thư : "(Trương Chí Khoan) cư phụ tang nhi hủy, châu lí xưng chi" (), (Hiếu hữu truyện ) (Trương Chí Khoan) để tang cha, đau thương hết sức, xóm làng đều khen ngợi.
4. (Động) Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hủy hoại, nát.
② Thương.
③ Chê, diễu, mỉa mai.
④ Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hủy, cháy: Thiêu hủy, đốt cháy; Vương thất như lửa cháy (Thi Kinh);
② Làm hỏng, làm hại, giết hại: Cái ghế này ai làm hỏng đấy?; Đã giết hại biết bao nhiêu người tốt;
③ (đph) Phá ra làm (thành): Hai ghế con này là lấy chiếc bàn cũ phá ra làm đấy;
④ Chê. 【】hủy dự [huêyù] Chê và khen: Nửa chê nửa khen;
⑤ (văn) Cầu cúng trừ vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phá hư — Hư hỏng — Nói xấu. Chế riễu.

Từ ghép 11

lũng
lǒng ㄌㄨㄥˇ

lũng

phồn thể

Từ điển phổ thông

(tên núi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên đất ở vùng Cam Túc, Thiểm Tây. ◇ Liêu trai chí dị : "Quân Lũng bất năng thủ, thượng vọng Thục da?" , (Hương Ngọc ) Chàng không giữ được đất Lũng, còn mong được đất Thục ư?
2. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Cam Túc" .
3. (Danh) Gò, đống. § Thông "lũng" . ◇ Nguyễn Du : "Mịch mịch Tây Giao khâu lũng bình" 西 (Dương Phi cố lí ) Đồng Tây vắng lặng, gò đống san bằng.
4. (Danh) Mồ mả. § Thông "lũng" .
5. (Danh) Lối đi ngăn thành thửa trong ruộng lúa. § Thông "lũng" .
6. (Tính) Thịnh vượng, hưng thịnh. ◇ Linh cữu kinh : "Nhật trung vi dương lũng, nhật tây nhi dương suy, nhật nhập dương tận nhi âm thụ khí hĩ" , 西, (Doanh vệ sanh hội ) Mặt trời ở giữa là dương thịnh, mặt trời ngả về tây thì dương suy, mặt trời lặn dương tận mà âm thụ khí vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất. Cùng nghĩa với chữ lũng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên núi: Lũng Sơn (ở giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc, Trung Quốc);
② (Tên gọi tắt của) tỉnh Cam Túc (Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất, chỉ tỉnh Cam Túc.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.