hạp
hé ㄏㄜˊ, kě ㄎㄜˇ

hạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, sao chẳng (câu hỏi)
2. cánh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Biểu thị nghi vấn: sao? ◇ Tô Thức : "Hoa khai tửu mĩ hạp ngôn quy?" (Nhâm dần , hữu hoài Tử Do ) Hoa nở rượu ngon, sao nói đi về?
2. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao chẳng? ◇ Luận Ngữ : "Hạp các ngôn nhĩ chí?" (Công Dã Tràng ) Sao các anh chẳng nói ý chí của mình (cho ta nghe)?
3. (Động) Họp, hợp. ◇ Dịch Kinh : "Vật nghi, bằng hạp trâm" , (Dự quái ) Đừng nghi ngờ, các bạn bè sẽ mau lại họp đông.
4. (Danh) Họ "Hạp".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao? Sao chẳng? như Hạp các ngôn nhĩ chí? (Luận Ngữ ) sao chẳng nói ý chí của các anh (cho ta nghe)?
② Hợp. Dịch Kinh , quẻ Dự : Vật nghi, bằng hạp trâm đừng nghi ngờ, các bạn thanh khí sẽ lại giúp.
③ Cánh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sao chẳng (hợp âm của ): ? Sao chẳng đến mà xem?; ? Mỗi người sao không nói lên chí mình? (Luận ngữ); ? Sao chẳng san các kinh in ra để truyền dạy cho người đời sau? (Trần Thái Tông: Thiền tông chỉ nam tự);
② Hợp lại;
③ Cánh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao chẳng, sao không — Tại sao, thế nào — Dùng như chữ Hợp .
dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bờ ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bờ ruộng. ◇ Thi Kinh : "Trung điền hữu lư, Cương dịch hữu qua" , (Tiểu nhã , Tín nam san ) Trong ruộng có nhà, Bờ ruộng có (trồng) dưa.
2. (Danh) Bờ cõi, biên cảnh. ◎ Như: "cương dịch" biên giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Bờ ruộng. Bờ cõi nước ngoài cũng gọi là cương dịch . Bờ cõi khu lớn gọi là cương, bờ cõi khu nhỏ gọi là dịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bờ ruộng: Bờ ruộng có trồng dưa (Thi Kinh);
② Biên cảnh, biên giới, biên cương: Việc ở biên cương (Tả truyện: Chiêu công thập thất niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ ruộng — Ranh giới.

Từ ghép 1

trạch
zhái ㄓㄞˊ

trạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà ở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ ở, nhà. ◎ Như: "quốc dân trụ trạch" nhà của nhà nước hay đoàn thể tư nhân đầu tư xây cất cho dân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tài phú vô lượng, đa hữu điền trạch, cập chư đồng bộc" , , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Tiền của giàu có vô cùng, lắm ruộng nương nhà cửa và tôi tớ.
2. (Danh) Mồ mả. ◎ Như: "trạch triệu" phần mộ, mồ mả. ◇ Lễ Kí : "Đại phu bốc trạch dữ táng nhật" (Tạp kí ) Đại phu bói xem phần mộ và ngày chôn.
3. (Động) Ở, giữ. ◇ Thư Kinh : "Trạch tâm tri huấn" (Khang cáo ) Giữ lòng (ngay) và biết giáo huấn.
4. (Động) Yên định, an trụ. ◇ Thư Kinh : "Diệc duy trợ vương trạch thiên mệnh" (Khang cáo ) Cũng mưu giúp vua yên định mệnh trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà ở, ở vào đấy cũng gọi là trạch.
② Trạch triệu phần mộ (mồ mả). Nay gọi nhà ở là dương trạch , mồ mả là âm trạch là noi ở nghĩa ấy.
③ Yên định.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà (lớn và rộng): Nhà ở; Nhà cao vườn rộng;
② (văn) Ở vào nhà;
③ (văn) Yên định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà ở — Ở — Mồ mã — Yên tĩnh.

Từ ghép 16

chánh nghĩa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo nghĩa chính đáng. § Cũng như "công lí" .
2. Chú thích điển tịch thời xưa. ◎ Như: "ngũ kinh chính nghĩa" .

chính nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính nghĩa, đúng lý, hợp lý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải mà ai cũng nhìn nhận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn tiệc và uống rượu. Chỉ sự ăn uống tiệc tùng vui sướng. Truyện Hoa Tiên : » Trải tuần yến ẩm lưu tiên, Yên kinh lại gióng con thuyền ruổi mau «.

Từ điển trích dẫn

1. Giúp đỡ, che chở. ◇ Thủy hử truyện : "Lỗ Đạt giá nhân, nguyên thị ngã phụ thân lão Kinh lược xứ quân quan, vi nhân yêm giá lí vô nhân bang hộ, bát tha lai tố cá đề hạt" , , , (Đệ tam hồi) Lỗ Đạt người này là quân quan bên nha Kinh lược phụ thân tôi, vì chỗ bên tôi không có người giúp đỡ, nên chuyển hắn sang đây làm đề hạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ, che chở.

Từ điển trích dẫn

1. Thời Càn Long chiếu định hai mươi bốn sử thư (gồm Sử kí, Hán thư, v.v.) là "chánh sử" .
2. Hai thể sử thư: có kỉ truyện và biên niên sử, cũng gọi là "chánh sử" .
3. Khảo đính lịch sử. ◇ Vương Tích : "Sát tục san thi, y kinh chánh sử" , (Du Bắc San phú ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại sách chép sử hoặc do triều đình cho lệnh biên soạn hoặc được triều đình nhìn nhận.

nguy cấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nguy cấp, nguy ngập, nguy kịch

Từ điển trích dẫn

1. Nguy hiểm cấp bách. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hốt nhiên phi mã báo lai, thuyết Trương Tế, Phàn Trù lưỡng lộ quân mã, cánh phạm Trường An, kinh thành nguy cấp" , , , , (Đệ cửu hồi) Bỗng có thám mã lại báo rằng Trương Tế, Phàn Trù, hai cánh quân mã kéo vào Trường An, kinh thành nguy cấp lắm.
2. ☆ Tương tự: "khẩn cấp" , "khẩn trương" .
3. ★ Tương phản: "an toàn" , "an ổn" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi và gấp rút.
đề
tí ㄊㄧˊ

đề

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ đề

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "đề", có hạt rất nhỏ như hạt gạo.
2. (Danh) "Đề mễ" hạt gạo nhỏ. ◇ Trang Tử : "Kế Trung Quốc chi tại hải nội, bất tự đề mễ chi tại đại thương hồ?" , (Thu thủy ) Kể Trung Quốc ở trong bốn bể, chẳng cũng giống hạt gạo ở trong kho lớn sao?
3. (Danh) Lá cây của dương liễu mới mọc lại. ◇ Dịch Kinh : "Khô dương sanh đề" (Đại quá quái ) Cây dương khô mọc mầm lá mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ đề, trong có hạt gạo nhỏ. Trang Tử : Kế trung quốc chi tại hải nội, bất tự đề mễ chi tại đại thương hồ (Thu thủy ) kể Trung quốc ở trong bốn bể, chẳng cũng giống hạt gạo ở trong kho lớn sao? (ý nói rất nhỏ mà không đủ số, có lẽ là hạt kê).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cỏ đề (trong có hạt gạo): Hạt gạo trong trời không (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại lúa hạt nhỏ cực nhỏ.

Từ điển trích dẫn

1. Hạnh phúc vĩnh cửu. ◇ Thái Bình Thiên Quốc : "Tương tứ hải tàn yêu tru tận, tự hưởng vĩnh phúc ư vô cùng dã" , (Thạch Đạt Khai , Huấn dụ huyện lương dân các an sanh nghiệp vật thụ yêu hoặc kinh hoàng thiên tỉ sự ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn được hưởng lâu dài.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.