dĩnh
yǐng ㄧㄥˇ

dĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bông lúa, ngọn lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn lúa, đầu bông lúa. ◇ Thư Kinh : "Đường Thúc đắc hòa, dị mẫu đồng dĩnh" , (Vi tử chi mệnh ) Đường Thúc có được thứ lúa, khác khu ruộng mà cùng một ngọn lúa.
2. (Danh) Đầu nhọn, mũi nhọn (dao, dùi, v.v.). ◇ Tả Tư : "Câu trảo cứ nha, tự thành phong dĩnh" , (Ngô đô phú ) Móc móng cưa răng, tự thành mũi nhọn.
3. (Danh) Ngòi bút, đầu bút lông. ◎ Như: "thố dĩnh" ngọn bút lông.
4. (Danh) Người có tài năng xuất chúng. ◇ Tam quốc chí : "Giai đương thế tú dĩnh" (Lục Tốn truyện ) Đều là những người tài năng tuấn tú đương thời.
5. (Tính) Thông minh. ◎ Như: "thông dĩnh" thông minh. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân giáo chi độc, dĩnh ngộ phi thường, chỉ thị nhất quá, vô tái vấn giả" , , , (Tiểu Tạ ) Nhân đó, (sinh) dạy cho đọc sách, (nàng) thông minh hết sức, chỉ bảo qua một lượt (là nhớ) không phải hỏi lại.
6. (Tính) Khác lạ, đặc xuất. ◎ Như: "tân dĩnh" mới lạ, tân kì.

Từ điển Thiều Chửu

① Bông lúa, ngọn lúa, mũi dao mũi dùi cũng gọi là dĩnh.
② Ngòi bút.
③ Khác lạ, người hay vật gì hơn cả trong đám trong loài gọi là dĩnh dị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày bông (ngô, lúa);
② Đầu nhọn bút lông, ngòi bút;
③ (văn) Mũi dao, mũi dùi;
④ Thông minh, khác lạ hơn người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây lúa — Chỉ chung vật gì có hình thù nhọn, chẳng hạn ngọn bút, hoặc đầu nhọn của chiếc dùi — Chỉ tài ba vượt hẳn người thường.

Từ ghép 2

hội
kuì ㄎㄨㄟˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vỡ ngang
2. tan lở
3. thua trận
4. bỏ chạy tán loạn
5. dân bỏ người cai trị trốn đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỡ tràn, nước dâng cao chảy tràn. ◎ Như: "hội đê" vỡ đê.
2. (Động) Phá vỡ. ◎ Như: "hội vi nhi bôn" phá vòng vây mà chạy.
3. (Động) Vỡ lở, tan vỡ, thua chạy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tam lộ giáp công, tặc chúng đại hội" , (Đệ nhất hồi ) Theo ba đường giáp đánh, quân giặc tan vỡ.
4. (Động) Lở loét, thối nát. ◇ Liêu trai chí dị : "Quảng sang hội xú, triêm nhiễm sàng tịch" , (Phiên Phiên ) Ung nhọt bể mủ, thúi tha làm thấm ướt dơ dáy cả giường chiếu. ◇ Lưu Cơ : "Hàng hữu mại quả giả, thiện tàng cam, thiệp hàn thử bất hội" , , (Mại cam giả ngôn ) Ở Hàng Châu có người bán trái cây, khéo giữ cam, qua mùa lạnh mùa nóng (mà cam vẫn) không thối nát.
5. (Tính) Vẻ giận dữ. ◇ Thi Kinh : "Hữu quang hữu hội, Kí di ngã dị" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) hung hăng giận dữ, Chỉ để lại cho em những khổ nhọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Vỡ ngang. Nước phá ngang bờ chắn mà chảy tóe vào gọi là hội, như hội đê vỡ đê.
② Tan lở, dân bỏ người cai trị trốn đi gọi là hội.
③ Vỡ lở, binh thua trận chạy tán loạn gọi là hội.
④ Nhọt sẩy vỡ mủ cũng gọi là hội.
⑤ Giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Loét, mưng, rữa: Mưng mủ. Xem [kuì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, tan vỡ: Vỡ đê; Quân địch tan vỡ;
② Phá vỡ, chọc thủng: Phá vỡ vòng vây;
③ Loét, lở: Lở loét;
④ (văn) Giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lở ra, vỡ ra — Tan nát.

Từ ghép 3

thương
cāng ㄘㄤ

thương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rét lạnh
2. biển khơi, mênh mông
3. chất lượng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lạnh.
2. (Tính) Xanh lục. § Thông "thương" . ◇ Đỗ Phủ : "Nhất ngọa thương giang kinh tuế vãn, Kỉ hồi Thanh Tỏa điểm triều ban" , (Thu hứng ) Nằm nơi dòng sông xanh, kinh sợ năm đã muộn, (Nhớ) đã mấy lần trước cửa Thanh Tỏa xem duyệt thứ vị các quan trong triều.
3. (Danh) "Thương lang" : (1) Tên sông. Còn gọi là "Hán thủy" . (2) Nước màu xanh. ◇ Lục Cơ : "Phát tảo ngọc đài hạ, Thùy ảnh thương lang uyên" , (Đường thượng hành ) Rong hiện ra dưới đài ngọc, Rủ bóng xuống vực nước xanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Thương lang sông Thương Lang.
② Rét lạnh.
③ Bể khơi, mông mênh, như thương hải bể khơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biển khơi, mênh mông, màu xanh nước biển: Biển xanh;
② (văn) Rét lạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh lẽo — Màu xanh. Như chữ Thương .

Từ ghép 1

thao, trù, trừu
chóu ㄔㄡˊ, diào ㄉㄧㄠˋ, tāo ㄊㄠ

thao

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các thứ dệt bằng tơ: vóc, lụa. ◎ Như: "trù đoạn" lụa là.
2. (Động) Chằng buộc, làm cho chắc chắn.
3. (Động) Vấn vương, triền nhiễu, quấn quýt.
4. (Tính) Đông đặc, dày đặc. § Thông "trù" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ quân tử nữ, Trù trực như phát" , (Tiểu nhã , Đô nhân sĩ ) Người con gái quyền quý kia, Tóc nàng thẳng và dày đặc.
5. Một âm là "thao". (Động) Cất, chứa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðông đặc.
② Trù mâu ràng buộc.
③ Các thứ dệt bằng tơ.
④ Một âm là thao. cất, chứa.

trù

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các thứ dệt bằng tơ: vóc, lụa. ◎ Như: "trù đoạn" lụa là.
2. (Động) Chằng buộc, làm cho chắc chắn.
3. (Động) Vấn vương, triền nhiễu, quấn quýt.
4. (Tính) Đông đặc, dày đặc. § Thông "trù" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ quân tử nữ, Trù trực như phát" , (Tiểu nhã , Đô nhân sĩ ) Người con gái quyền quý kia, Tóc nàng thẳng và dày đặc.
5. Một âm là "thao". (Động) Cất, chứa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðông đặc.
② Trù mâu ràng buộc.
③ Các thứ dệt bằng tơ.
④ Một âm là thao. cất, chứa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lụa, vóc: Tơ lụa;
② 【】trù mâu [chóumóu] (văn) a. Vấn vương, vướng víu, ràng rịt: Tình ý vấn vương; b. Lo liệu từ trước: Tính toán trước, chuẩn bị trước (khi chưa mưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc lại. Trói cột lại — Hàng tơ lụa.

Từ ghép 3

trừu

phồn thể

Từ điển phổ thông

quấn sợi, xe sợi
hồi, khoái
kuài ㄎㄨㄞˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yết hầu, cổ họng.
2. (Danh) Họ "Khoái".
3. (Động) Nuốt xuống.
4. (Phó) Vừa ý, sướng thích, thoải mái. § Thông "khoái" .
5. (Tính) "Khoái khoái" rộng rãi sáng sủa. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh, Khoái khoái kì chánh" , (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng, Mặt giữa rộng rãi và sáng sủa.
6. Một âm là "hồi". (Thán) ◇ Ngoạn giang đình : "Phần hương đính lễ tắc cá tạ hoàng thiên a! Hồi hồi!" ! ! (Đệ nhất chiệp ) Đốt hương đảnh lễ cảm tạ hoàng thiên a! Ô hô!

khoái

phồn thể

Từ điển phổ thông

nuốt vào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yết hầu, cổ họng.
2. (Danh) Họ "Khoái".
3. (Động) Nuốt xuống.
4. (Phó) Vừa ý, sướng thích, thoải mái. § Thông "khoái" .
5. (Tính) "Khoái khoái" rộng rãi sáng sủa. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh, Khoái khoái kì chánh" , (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng, Mặt giữa rộng rãi và sáng sủa.
6. Một âm là "hồi". (Thán) ◇ Ngoạn giang đình : "Phần hương đính lễ tắc cá tạ hoàng thiên a! Hồi hồi!" ! ! (Đệ nhất chiệp ) Đốt hương đảnh lễ cảm tạ hoàng thiên a! Ô hô!

Từ điển Thiều Chửu

① Nuốt xuống.
② Khoái khoái rộng rãi sáng sủa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuốt;
② 【】khoái khoái [kuàikuài] (văn) Rộng rãi sáng sủa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nuốt xuống.
thù
chóu ㄔㄡˊ

thù

phồn thể

Từ điển phổ thông

thù địch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lại, đối đáp, ứng đáp. ◇ Thi Kinh : "Vô ngôn bất thù, Vô đức bất báo" , (Đại nhã , Ức ) Không có lời nào nói ra mà không được đáp lại, Không có ân đức nào mà không được báo đền.
2. (Động) Ngang nhau. ◇ Hán Thư : "Giai thù hữu công" (Hoắc Quang truyện ) Đều có công ngang nhau.
3. (Động) Phù hợp, thích đương. ◇ Sử Kí : "Ư thị thượng sử ngự sử bộ trách Ngụy Kì sở ngôn Quán Phu, pha bất thù, khi mạn" 使簿, , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Do đó nhà vua sai ngự sử theo sổ chép tội trạng, xem những lời Ngụy Kỳ nói về Quán Phu, thấy có nhiều chỗ không phù hợp, cho là Ngụy Kỳ lừa dối nhà vua.
4. (Động) Ứng nghiệm. ◇ Sử Kí : "Kì phương tận, đa bất thù" , (Phong thiện thư ) Hết cách mà phần lớn không ứng nghiệm.
5. (Động) Đối chiếu, so sánh. ◎ Như: "hiệu thù" đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem chỗ sai lầm.
6. (Động) Đền trả, đền bù. ◎ Như: "thù trị" trả đủ số.
7. (Danh) Cừu thù, thù hận. ◇ Nguyễn Trãi : "Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ" (Đề kiếm ) Đã rửa sạch nỗi nhục ngàn năm của thù nước.
8. (Danh) Họ "Thù".

Từ điển Thiều Chửu

① Đáp lại, tùy câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mối gọi là thù.
② Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù. Như thù trị trả đủ như số.
③ Ngang nhau.
④ Đáng.
⑤ Ứng nghiệm.
⑥ Cừu thù, thù hằn.
⑦ So sánh, như đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem có sai lầm không gọi thù hiệu thù .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối thủ, kẻ thù;
② Thù hằn;
③ Thù đáp, đáp lại, đền trả ngang mức: Trả đủ như số;
④ Ngang nhau;
⑤ Đáng;
⑥ Ứng nghiệm;
⑦ So sánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Thù .

Từ ghép 4

vị, vựng
huì ㄏㄨㄟˋ, wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loài, loại
2. phân loại
3. tập hợp, thu thập

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, loại. ◎ Như: "tự vị" . ◇ Dịch Kinh : "Sơ cửu: Bạt mao như, dĩ kì vị, chinh cát" : , , (Thái quái ) Sơ cửu: Nhổ rễ cỏ mao, lấy theo từng loại, tiến lên thì tốt.
2. (Danh) § Thông "vị" .
3. (Động) Xếp từng loại với nhau, tụ tập. ◎ Như: "vị tập" tụ tập.
4. § Ghi chú: Âm "vị" theo Khang Hi tự điển : "vu thiết quý âm vị" . Trong âm Hán-Việt thường đọc là "vựng", thí dụ: "ngữ vựng" . Có thể vì đã lẫn lộn với chữ "vựng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, xếp từng loại với nhau gọi là vị tập . Ta quen đọc là vựng.
② Cùng nghĩa với chữ vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xếp những thứ cùng loại lại với nhau: Tập hợp các thứ cùng loại, sưu tập;
② Con nhím (dùng như , bộ , và , bộ ). Xem [huì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại. Chỉ chung những thứ cùng một loài, một giống, một họ. Td: Tự vị ( bộ sách xếp các chữ theo từng loại ).

Từ ghép 4

vựng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. loài, loại
2. phân loại
3. tập hợp, thu thập

Từ điển Thiều Chửu

① Loài, xếp từng loại với nhau gọi là vị tập . Ta quen đọc là vựng.
② Cùng nghĩa với chữ vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xếp những thứ cùng loại lại với nhau: Tập hợp các thứ cùng loại, sưu tập;
② Con nhím (dùng như , bộ , và , bộ ). Xem [huì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài. Hạng — Gom lại theo từng hạng, từng loại. Td: Ngữ vựng ( chữ xếp theo từng loại ) — Cũng đọc Vị. Xem thêm Vị.

Từ ghép 1

li, ly
chí ㄔˊ, lí ㄌㄧˊ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa ô. ◇ Liêu trai chí dị : "Li mã sanh câu hĩ, mẫu dã" , (Tam sanh ) Con ngựa ô đẻ con rồi, (đó là một) con đực.
2. (Danh) "Li câu" một bài thơ tiễn biệt ngày xưa. Vì thế văn từ tặng kẻ đi xa gọi là "li ca" .
3. (Danh) "Li châu" : (1) Ngọc châu ở dưới cổ con "li long" . § Tục gọi những câu văn lột được hết chỗ yếu ước là "tham li đắc châu" . (2) Tên khác của "long nhãn" .
4. (Phó) Sóng đôi, ngang hàng. ◇ Trương Hành : "Li giá tứ lộc" 鹿 (Tây kinh phú 西) Đóng xe ngang hàng bốn hươu.

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa ô

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa ô.
② Li câu một bài thơ tiễn biệt ngày xưa. Vì thế văn từ tặng kẻ đi xa gọi là li ca .
③ Li châu hòn ngọc châu ở dưới cổ con li long . Tục gọi những câu văn lột được hết chỗ yếu ước là thâm li đắc châu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngựa ô;
② Con li long (theo truyền thuyết là một loài động vật, dưới cằm có viên ngọc châu);
③ Lái chiếc xe do hai ngựa kéo;
④ Đặt kề nhau, ngang hàng;
⑤ [Lí] Núi Li (ở phía đông nam huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài ngựa tốt, lông đen tuyền — Con rồng đen, còn gọi là Li long — Thắng hai con ngựa vào xe, ngựa cặp đôi mà kéo xe.
ki, ky, kĩ, kỹ
qí ㄑㄧˊ, yǐ ㄧˇ

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ đựng vật, có ba chân.
2. (Danh) Cái giá để binh khí.
3. § Ghi chú: Một âm là "ki". (Danh) Một loại đục. ◇ Thi Kinh : "Kí phá ngã phủ, Hựu khuyết ngã ki" , (Bân phong , Phá phủ ) Đã làm hư cây búa của ta, Lại làm mẻ cái đục của ta.
4. (Danh) Họ "Ki".

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đục

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc, cái chõ có chân gọi là kĩ.
② Lan kĩ cái giá để các đồ binh, cái giá để cung nỏ. Một âm là kì. Cái đục.

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ đựng vật, có ba chân.
2. (Danh) Cái giá để binh khí.
3. § Ghi chú: Một âm là "ki". (Danh) Một loại đục. ◇ Thi Kinh : "Kí phá ngã phủ, Hựu khuyết ngã ki" , (Bân phong , Phá phủ ) Đã làm hư cây búa của ta, Lại làm mẻ cái đục của ta.
4. (Danh) Họ "Ki".

kỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vạc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vạc, cái chõ có chân gọi là kĩ.
② Lan kĩ cái giá để các đồ binh, cái giá để cung nỏ. Một âm là kì. Cái đục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vạc, chõ (có chân);
② Một loại đục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nồi bằng đồng, lớn, có ba chân — Họ người.

Từ điển trích dẫn

1. Mệnh trời, ý trời. § Trời là chủ tể muôn vật, mệnh vận đều do trời định đoạt. ◇ La Đại Kinh : "Thả nhân chi sanh dã, bần phú quý tiện, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú phân, các tự hữu định, vị chi thiên mệnh, bất khả cải dã" , , , , , , (Hạc lâm ngọc lộ ) Phàm người ta ở đời, nghèo giàu sang hèn, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú cho, đều đã định sẵn, gọi là mệnh trời, không thể thay đổi.
2. Phép tắc, quy luật tự nhiên.
3. Ngày xưa, quyền vua do trời trao cho, cho nên mệnh vua coi như mệnh trời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cửu văn công chi đại danh, kim hạnh nhất hội. Công kí tri thiên mệnh, thức thì vụ, hà cố hưng vô danh chi binh?" , . , , (Đệ cửu thập tam hồi) Lâu nay nghe đại danh của ngài (chỉ Khổng Minh), nay may mắn được gặp mặt. Ngài đã là người biết mệnh trời (tức là mệnh vua Thái tổ Võ hoàng đế), hiểu thời vụ, cớ sao lại cất quân vô danh làm vậy?
4. Thiên phú. ◇ Lễ Kí : "Thiên mệnh chi vị tính" (Trung Dung ) Cái mà trời phú cho gọi là tính.
5. Tuổi trời, tuổi thọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự sắp đặt của trời cho mỗi người — Chỉ cuộc đời và sự sống chết của mỗi người.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.