lãm
lǎn ㄌㄢˇ, làn ㄌㄢˋ

lãm

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, ngắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem. ◎ Như: "nhất lãm vô dư" xem rõ hết thảy. ◇ Nguyễn Trãi : "Lãm huy nghĩ học minh dương phượng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
2. (Động) Đọc duyệt. ◎ Như: "bác lãm quần thư" đọc rộng các sách.
3. (Động) Chịu nhận, nghe theo. ◇ Chiến quốc sách : "Đại Vương lãm kì thuyết, nhi bất sát kì chí thật" , (Tề sách nhị, Trương Nghi vị Tần liên hoành ) Đại Vương nghe lời đó mà không xét cái thực tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem. Như bác lãm xem rộng, lên cao coi khắp bốn phía gọi là nhất lãm vô dư xem rõ hết thảy. Nguyễn Trãi : Lãm huy nghĩ học minh dương phượng nhìn ánh sáng muốn học chim phượng gáy vừng đông.
② Chịu nhận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem, ngắm: Xem rộng; Phòng đọc sách; Nhìn thấy tất cả, xem khắp bốn phía; Cái tình (sinh ra) khi nhìn ngắm cảnh vật;
② (văn) Chịu nhận;
③ (Họ) Lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem. Coi. Hoa Tiên có câu: » Lãm qua chuẩn doãn lời tâu. Cờ sai gươm hộp mặc dầu tiện nghi «.

Từ ghép 18

trịch
zhī ㄓ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

rơi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ném, gieo xuống. ◎ Như: "trịch thiết bính" ném đĩa sắt (thể thao). ◇ Đặng Trần Côn : "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao" (Chinh Phụ ngâm ) Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
2. (Động) Bỏ, vứt bỏ. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhật nguyệt trịch nhân khứ" (Tạp thi ) Ngày tháng bỏ người đi.
3. (Động) Nhảy, chồm lên. ◇ Chu Hạ : "Trừng ba nguyệt thượng kiến ngư trịch, Vãn kính diệp đa văn khuyển hành" , (Vãn đề giang quán ) Sóng trong trăng lên thấy cá nhảy, Đường tối lá nhiều nghe chó đi.
4. (Động) Xin người giao hoàn vật gì (khiêm từ). ◎ Như: Trong thơ từ thường hay dùng "trịch hạ" nghĩa là thỉnh xin giao cho vật gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Ném.
② Cho, trong thơ từ thường hay dùng chữ trịch hạ nghĩa là cho đồ gì.
③ Chồm lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ném, phóng: Ném đĩa;
② (văn) Chồm lên. Xem [zhi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Gieo, đổ: Đổ súc sắc; Đánh canh bạc cuối cùng, đánh bài liều. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống — Gieo xuống. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn: » Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao « ( Bà Đoàn Thị Điểm dịch: Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao ). ).

Từ ghép 6

tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sạch sẽ
2. đóng vai hề

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch sẽ, thanh khiết. ◎ Như: "khiết tịnh" rất sạch, "song minh kỉ tịnh" cửa sổ sáng ghế sạch.
2. (Tính) Thuần, ròng. ◎ Như: "tịnh lợi" lời ròng, "tịnh trọng" trọng lượng thuần (của chất liệu, không kể những phần bao, chứa đựng bên ngoài).
3. (Tính) Lâng lâng, yên lặng. ◎ Như: "thanh tịnh" trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "thanh tịnh" làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là "tịnh độ" , chỗ tu hành gọi là "tịnh thất" . Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là "vãng sinh tịnh độ" .
4. (Động) Làm cho sạch, rửa sạch. ◎ Như: "tịnh thủ" rửa tay.
5. (Phó) Toàn, toàn là. ◎ Như: "tịnh thị thủy" toàn là nước.
6. (Phó) Chỉ, chỉ có. ◎ Như: "tịnh thuyết bất cán" chỉ nói không làm.
7. (Danh) Vai tuồng trong hí kịch Trung Quốc. Tùy theo các loại nhân vật biểu diễn, như dũng mãnh, cương cường, chính trực hoặc là gian ác... mà phân biệt thành: "chánh tịnh" , "phó tịnh" , "vũ tịnh" , "mạt tịnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sạch sẽ, phàm cái gì tinh nguyên không có cái gì làm lẫn lộn tạp nhạp đều gọi là tịnh, lâng lâng không có gì cũng gọi là tịnh.
② Ðạo Phật lấy thanh tịnh làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là tịnh độ , chỗ tu hành gọi là tịnh thất , v.v. Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là vãng sinh tịnh độ . Phép tu theo phép cầu vãng sinh làm mục đích gọi là tông tịnh độ .
③ Ðóng vai thằng hề.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch: nước sạch; Lau bàn cho sạch; Ăn sạch;
② Toàn (là), chỉ: Trên giá sách toàn là sách khoa học kĩ thuật; Chỉ nói không làm;
③ Thực, tịnh, ròng: Trọng lượng thực, trọng lượng tịnh; Lãi thực, lãi ròng;
④ Thanh tịnh, rỗng không;
⑤ (văn) Vai thằng hề (trong tuồng Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong vắt — Rất trong sạch — Rất yên lặng.

Từ ghép 5

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ giọt, giỏ giọt
2. giọt nước
3. lọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhỏ giọt, rưới xuống. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo lịch tửu thiết thệ" (Đệ tứ hồi) (Tào) Tháo đổ rượu cất lời thề.
2. (Động) Rỉ ra.
3. (Động) Lọc. ◎ Như: "lịch tửu" lọc rượu.
4. (Động) Dốc ra, biểu lộ. ◇ Đỗ Quang Đình : "Thị cảm lịch khẩn phi tâm, Kiền thành hối quá" , (Tam hội tiếu lục từ ) Dám dốc lòng khẩn thiết, Chân thành hối lỗi.
5. (Danh) Giọt (nước, rượu, nước mắt...). ◇ Sử Kí : "Thị tửu ư tiền, thì tứ dư lịch" , (Hoạt kê truyện , Thuần Vu Khôn truyện ) Hầu rượu ở trước mặt, thỉnh thoảng ban cho mấy giọt rượu thừa.
6. (Danh) Nhựa, chất lỏng.
7. (Danh) Tên hồ ở Quảng Đông.
8. (Trạng thanh) "Tích lịch" tí tách (tiếng giọt rơi).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ giọt (nước chảy từng giọt xuống).
② Lọc.
③ Tích lịch tí tách (tiếng mưa tuyết).
④ Giọt rượu thừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ giọt: Máu nhỏ giọt;
② Giọt (rượu thừa): Giọt còn lại;
③ (văn) Lọc;
④ Xem [xilì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần rượu uống cạn, còn thừa lại trong chén — Nước nhỏ giọt xuống.

Từ ghép 5

kiền

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm gỗ lớn, có công dụng như cái thớt, để kê đầu kẻ tử tội lên đó mà chém.
diêm, diễm, kiền
qián ㄑㄧㄢˊ, xún ㄒㄩㄣˊ, yàn ㄧㄢˋ

diêm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhúng thịt vào nước sôi. Nhúng tái — Một âm là Diễm.

diễm

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngọn lửa, ánh lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn lửa, ánh lửa. § Cũng như "diễm" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Diễm — Một âm là Diêm.

kiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

trụn thịt vào nước sôi cho chín tái

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trụn thịt vào nước sôi cho chín tái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sách địa lí của Phạm Đình Hổ, học giả thời Lê mạt Nguyễn sơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêm trang kính trọng.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ mụ dầu hay tú bà (tức "bảo mẫu" ).
2. Cũng chỉ mụ già dùng lời ngon ngọt dụ người để mưu đồ lợi ích.
3. Mụ chằng (tiếng mắng chửi).

Từ điển trích dẫn

1. Nhắm vào một mục tiêu hoặc một phương hướng. ◇ Tôn Tử : "Tịnh địch nhất hướng, thiên lí sát tướng" , (Cửu địa ) Dồn quân địch vào một hướng, từ ngàn dặm giết tướng địch.
2. Một mạch. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Kim nhân độc thư, đa thị tòng đầu nhất hướng khán đáo vĩ" , (Quyển 120) Nay người ta đọc sách, phần nhiều xem một mạch từ đầu tới cuối.
3. Ý chí chuyên nhất, một niềm. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Tự gia thả nhất hướng thanh tâm tố quan, mạc doanh tư lợi" , (Dữ trung xá nhị tử tam giam bộ tứ thái chúc 簿) Tự mình hãy một niềm với lòng trong sạch làm quan, không mưu cầu lợi riêng.
4. Hoài, mãi, từ trước đến nay. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Túc hạ thị thùy? Ngã nhất hướng bất tằng nhận đắc" ? (Đệ tam thập ngũ hồi) Túc hạ là ai? Tôi vẫn mãi không nhận ra.
5. Khoảnh khắc, giây lát, trong chớp mắt. ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Mục Liên nhất hướng chí thiên đình, nhĩ lí duy văn cổ nhạc thanh" , (Đại Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu ) Mục Liên trong nháy mắt lên tới thiên đình, trong tai chỉ nghe tiếng nhạc trống.
6. Hôm nọ, một dạo, một chặng thời gian trong quá khứ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ nhân giá nhất hướng tha bệnh liễu, sự đa, giá đại nãi nãi tạm quản kỉ nhật" , , (Đệ lục thập ngũ hồi) Chỉ vì hôm nọ mợ ấy bị bệnh, nhiều việc, mợ Cả phải trông tạm công việc (trong phủ) mấy hôm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.