đề, đệ
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đề

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trán (trên đầu)
2. đề bài, tiêu đề

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◎ Như: "điêu đề" chạm trổ lên trán (tục lệ). ◇ Hán Thư : "Xích mi viên đề" (Tư Mã Tương Như truyện ) Mày đỏ trán tròn.
2. (Danh) Phần nêu lên trên, lên trước của bài văn hoặc thơ. ◎ Như: "đề mục" (gọi tắt là "đề") đầu bài nêu lên ý chỉ cho cả bài, "phá đề" mở đầu, "kết đề" đóng bài.
3. (Danh) Bài thi (khảo thí). ◎ Như: "tuyển trạch đề" bài thi tuyển, "thí đề" đề bài thi, "vấn đáp đề" bài thi vấn đáp.
4. (Danh) Dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "biểu đề" ghi dấu (dùng cho việc khai khẩn ruộng hoang).
5. (Danh) Tấu, sớ. ◎ Như: "đề thỉnh" sớ tấu xin dâng lên trên.
6. (Động) Ghi, kí, viết chữ lên trên. ◎ Như: "đề tiêm" viết vào thẻ, "đề ngạch" viết hoành phi (bức biển ngang để treo lên), "đề thi" đề thơ, "đề từ" đề lời văn.
7. (Động) Bình phẩm, phê bình. ◎ Như: "phẩm đề" bình phẩm.
8. (Động) Kể chuyện, nói tới. ◎ Như: "bất đề" không nói tới nữa (thường dùng trong tiểu thuyết xưa sau một hồi, một đoạn chuyện). ◇ Thủy hử truyện : "Thả bả nhàn thoại hưu đề, chỉ thuyết chánh thoại" , (Đệ thập hồi) Khỏi nói tới chuyện vặt vãnh, chỉ kể chuyện chính.
9. (Động) Gọi, kêu. ◇ Hàn Phi Tử : "Bi phù bảo ngọc nhi đề chi dĩ thạch" (Hòa Thị ) Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trán. Tục mán miền nam ngày xưa hay chạm trổ vào trán rồi bôi thuốc đỏ thuốc xanh vào gọi là điêu đề .
② Tiên đề lên, viết chữ lên trên khiến cho người trông thấy là biết ngay gọi là đề. Như viết vào cái thẻ gọi là đề tiêm , viết bức biển ngang gọi là đề ngạch . Như nói đề thi (đề thơ), đề từ (đề lời văn), v.v.
③ Ðề mục (đầu đề; đầu bài). Ðầu bài văn hay bài thơ, nêu cái ý chỉ lên để làm mẫu mực cho cả một bài gọi là đề mục , có khi gọi tắt là đề. Như đoạn đầu văn giải thích cả đại ý trong bài gọi là phá đề (mở đầu). Ðoạn cuối kết lại cho đủ ý nghĩa là kết đề (đóng bài).
④ Phẩm đề . Cũng như nghĩa chữ bình phẩm hay phẩm bình vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu đề, đề mục: Đề mục, đầu đề, đề bài; Việc khó, bài toán khó; Lạc đề quá xa;
② Đề chữ lên, viết lên: Đề thơ lên vách; Ghi tên, đề tên; Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: Khắc lên trán; Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán — Viết vào. Ca dao ta có câu: » Nàng về anh chẳng cho về, Anh nắm lấy áo anh đề câu thơ « — Bình phẩm, khen chê. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Thơ một túi phẩm đề cây nguyệt lộ. « — Nêu lên, đưa ra — Cái đầu bài đưa ra trong kì thi cho học trò làm — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

Từ ghép 17

đệ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Liếc nhìn — Một âm là Đề. Xem Đề.
chẩn, diễn, khẩn
tiǎn ㄊㄧㄢˇ, zhěn ㄓㄣˇ

chẩn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xoắn, vặn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xoăn lại, xoắn.
2. (Động) Vặn, chuyển, quay ngoặt lại. ◇ Mạnh Tử : "Chẩn huynh chi tí nhi đoạt chi thực" (Cáo tử hạ ) Vặn tay anh mà cướp lấy thức ăn.
3. Một âm là "diễn". (Tính) Lớp xớp, không nhẵn. ◇ Chu Lễ : "Lão ngưu chi giác diễn nhi thác" (Đông quan khảo công kí ) Sừng con bò già nhám và giao nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuyển, dây xoăn lại.
② Vặn, như chẩn kì huynh chi tí nhi đoạt chi thực (Mạnh Tử ) vặn tay anh mà cướp lấy ăn.
③ Một âm là diễn. Lớp xớp, không nhẵn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây xoăn lại, xoăn dây;
② Vặn: Vặn tay.

Từ ghép 1

diễn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xoăn lại, xoắn.
2. (Động) Vặn, chuyển, quay ngoặt lại. ◇ Mạnh Tử : "Chẩn huynh chi tí nhi đoạt chi thực" (Cáo tử hạ ) Vặn tay anh mà cướp lấy thức ăn.
3. Một âm là "diễn". (Tính) Lớp xớp, không nhẵn. ◇ Chu Lễ : "Lão ngưu chi giác diễn nhi thác" (Đông quan khảo công kí ) Sừng con bò già nhám và giao nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuyển, dây xoăn lại.
② Vặn, như chẩn kì huynh chi tí nhi đoạt chi thực (Mạnh Tử ) vặn tay anh mà cướp lấy ăn.
③ Một âm là diễn. Lớp xớp, không nhẵn.

khẩn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vặn, xoay đi — Ngang trái.
ấp
è , yì ㄧˋ

ấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vùng đất nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước, quốc gia (ngày xưa). ◇ Yên Đan Tử : "Phó bất dĩ man vực nhi Đan bất tiếu, nãi sử tiên sanh lai giáng tệ ấp" , 使 Không cho nước Yên là đất mọi rợ cũng như Đan này là kẻ bất tiếu, mà khiến tiên sinh đến thăm tệ quốc.
2. (Danh) Kinh thành, thủ đô. ◇ Lí Bạch : "Thang cập Bàn Canh, ngũ thiên kì ấp" , (Vi Tống Trung Thừa thỉnh đô Kim Lăng biểu ) Vua Thang tới vua Bàn Canh, năm lần dời đô.
3. (Danh) Thành thị. ◎ Như: "thành ấp" thành thị.
4. (Danh) Đất được phong cho. ◎ Như: "thực ấp" , "thái ấp" đất phong cho quan để cai quản lấy thuế làm bổng lộc.
5. (Phó) Buồn rầu, lo lắng. § Thông "ấp" . ◇ Khuất Nguyên : "Đồn uất ấp dư sá sế hề, Ngô độc cùng khốn hồ thử dã" , (Li tao ) U uất buồn bã ta thất chí hề, Một mình khốn khổ thế này.

Từ điển Thiều Chửu

① Một tên riêng để gọi một khu đất. Ngày xưa tự xưng nước mình là tệ ấp , người cùng một huyện gọi là đồng ấp . Một mình đứng lên chiêu tập một số người cùng ở một chòm để khai khẩn ruộng nương cũng gọi là ấp.
② Ư ấp nghẹn hơi. Hơi bốc ngược lên chẹn chặt cổ họng không xuôi xuống được gọi là ư ấp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành phố, thị trấn: Đô thành, thành phố, thành thị; Thành phố rộng lớn;
② Huyện: Người cùng huyện;
③ (văn) Ấp (thời xưa, chỗ đất lớn là đô, chỗ đất nhỏ là ấp), nước chư hầu: 使 Ngài không cho nước Yên là đất của mọi rợ và Đan này bất tiếu, nên mới khiến cho tiên sinh đến nước tôi (Yên Đan tử);
④ Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước nhỏ, nước chư hầu thời cổ — Đất phong cho quan to — Một vùng đất. Lớn gọi là Đô, nhỏ gọi là Ấp — Chỉ một huyện — Một trong những bộ chữ Trung Hoa, viết chung những thành phần khác thì đứng bên phải dưới dạng .

Từ ghép 14

ách, ải
ài ㄚㄧˋ, è

ách

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Ách . Một âm khác là Ải.

ải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chật hẹp
2. nơi hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơi hiểm trở, chỗ địa thế hiểm hóc. ◎ Như: "hiểm ải" chỗ hiểm trở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Mỗ bổn dục phiền túc hạ bả nhất cá tối khẩn yếu đích ải khẩu, chẩm nại hữu ta vi ngại xứ" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi có ý phiền tướng quân giữ một chỗ hết sức hiểm yếu, nhưng còn hơi ngại một chút.
2. (Tính) Hẹp hòi. ◇ Mạnh Tử : "Bá Di ải" (Công Tôn Sửu thượng ) Bá Di khí lượng hẹp hòi.
3. Một âm là "ách". (Động) Ngăn cách, cách tuyệt. ◇ Chiến quốc sách : "Tam quốc ải Tần" (Đông Chu sách ) Ba nước cách tuyệt nước Tần.
4. (Động) Ngăn trở, cản trở. ◇ Chiến quốc sách : "Hoài Vương hoăng, thái tử từ ư Tề Vương nhi quy, Tề Vương ách chi" , , (Sở sách nhị ) Hoài Vương băng, thái tử cáo biệt Tề Vương mà về, Tề Vương cản lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Nơi hiểm trở, chỗ địa thế hiểm hóc, giữ thì dễ mà đánh vào thì khó gọi là hiểm ải .
② Hẹp hòi. Như ông Mạnh Tử nói Bá Di ải ông Bá di hẹp hòi.
③ Cùng nghĩa với chữ ách .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiểm, hiểm hóc, hiểm trở, xung yếu: Nơi xung yếu; Cửa ải hiểm trở;
② Nhỏ, hẹp, hẹp hòi: Bụng dạ hẹp hòi; Ông Bá Di hẹp hòi (MaÅnh tử);
③ (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngăn trở, chẹn lại — Xa xôi cách trở — Một âm là Ách.

Từ ghép 8

tá, đả
dá ㄉㄚˊ, dǎ ㄉㄚˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tá, 12

Từ điển Trần Văn Chánh

Tá, lố (= 12 chiếc): Một tá bút chì; Hai lố khăn mặt. Xem [dă].

đả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đánh, đập

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "đả cổ" đánh trống.
2. (Động) Đánh nhau, chiến đấu. ◎ Như: "đả đấu" chiến đấu, "đả giá" đánh nhau, "đả trượng" đánh trận.
3. (Động) Tiêu trừ, trừ khử. ◎ Như: "đả trùng" diệt trùng, "đả thai" phá thai.
4. (Động) Phát ra, gởi đi, đánh, gọi. ◎ Như: "đả điện báo" đánh điện báo, "đả tín hiệu" gởi tín hiệu, "đả điện thoại" gọi điện thoại.
5. (Động) Bắn, nã. ◎ Như: "đả thương" bắn súng, "đả pháo" nã pháo.
6. (Động) Tiêm, bơm vào. ◎ Như: "đả châm" tiêm thuốc, "cấp xa thai đả khí" bơm ruột bánh xe.
7. (Động) Làm, chế tạo. ◎ Như: "đả tạo" chế tạo, "đả mao y" đan áo len.
8. (Động) Đào, đục. ◎ Như: "đả tỉnh" đào giếng, "đả đỗng" đục hang.
9. (Động) Đánh vỡ, làm hỏng. ◎ Như: "đả đản" đập vỡ trứng, "bất tiểu tâm bả oản đả liễu" không cẩn thận làm bể cái bát rồi.
10. (Động) Giương, cầm, xách. ◎ Như: "đả tán" giương dù, "đả đăng lung" xách lồng đèn.
11. (Động) Thu hoạch, bắt, hái, cắt, đốn. ◎ Như: "đả sài" đốn củi, "đả thủy" lấy nước, múc nước, "đả ngư" đánh (bắt) cá.
12. (Động) Mua, đong. ◎ Như: "đả du" đong (mua) dầu ăn, "đả tửu" mua rượu.
13. (Động) Làm chuyển động, vặn, mở cho chạy. ◎ Như: "đả đà" vặn bánh lái.
14. (Động) Tính toán, định, đặt, viết. ◎ Như: "đả chủ ý" có ý định, "đả thảo cảo" 稿 viết bản nháp, "đả cơ sở" đặt cơ sở.
15. (Động) Nêu, đưa ra. ◎ Như: "đả tỉ dụ" đưa ra thí dụ.
16. (Động) Làm việc, đảm nhiệm. ◎ Như: "đả công" làm công, làm mướn, "đả tạp" làm việc linh tinh.
17. (Động) Gõ, vẽ. ◎ Như: "đả tự" gõ (máy) chữ, "đả dạng" vẽ kiểu, vẽ mẫu.
18. (Động) Bôi, xoa, chà xát. ◎ Như: "đả lạp" bôi sáp, đánh xi.
19. (Động) Chỉ những động tác của thân thể: ngáp, run, lăn lộn, ... ◎ Như: "đả cổn" lộn nhào, "đả a khiếm" ngáp, "đả khạp thụy" ngủ gật.
20. (Động) Giao thiệp, hàn huyên. ◎ Như: "đả giao đạo" giao thiệp, qua lại với nhau.
21. (Giới) Từ, tự. ◎ Như: "đả minh thiên khởi ngã quyết tâm giới yên" từ mai trở đi tôi quyết tâm bỏ hút thuốc, "nâm đả na lí lai?" ông từ đâu đến?
22. (Danh) Võ thuật, võ công. ◎ Như: "luyện đả" luyện võ.
23. (Danh) Họ "Đả".
24. (Danh) Lượng từ: "đả thần" dịch âm tiếng Anh "dozen" (một tá, 12 cái).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh đập.
② Về đâu, như đả na lí tẩu chạy về đâu, cũng như chữ hướng . Lại có nghĩa là lấy, như đả lương lấy lương, cũng như chữ .
③ Ðả thần dịch âm chữ dozen, nghĩa là một tá (12 cái).
④ Làm, như bất đả cuống ngữ chẳng làm sự nói dối, đả ban thay làm bộ dạng khác, đả thính nghe ngóng, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh — Lấy tay mà đánh — Làm ra. Chế tạo. Chẳng hạn Đả xa ( chế tạo xe cộ ) — Lấy. Thu nhặt. Chẳng hạn Đả sài ( kiếm củi ) — Giơ cao lên và nắm chặt. Chẳng hạn Đả tản ( che dù ) — Một tá ( 12 cái ).

Từ ghép 81

ai đả 挨打ẩu đả 敺打ẩu đả 殴打ẩu đả 毆打bạch đả 白打bao đả thính 包打聽bất đả khẩn 不打緊công đả 攻打đả ấn 打印đả bại 打敗đả bài 打牌đả bại 打败đả ban 打扮đả bao 打包đả châm 打針đả châm 打针đả chẩn 打診đả chế 打制đả chế 打製đả chiết 打折đả cổn 打滾đả đảo 打倒đả điếm 打店đả điểm 打點đả đổ 打賭đả đổ 打赌đả động 打動đả giá 打架đả giao đạo 打交道đả hỏa 打伙đả hô 打呼đả hỗn 打混đả kết 打結đả kết 打结đả khai 打开đả khai 打開đả kích 打击đả kích 打擊đả kiếp 打劫đả liệp 打猎đả liệp 打獵đả lôi đài 打擂臺đả lượng 打量đả ngao 打熬đả nhiễu 打扰đả nhiễu 打擾đả phá 打破đả phát 打發đả phấn 打扮đả phiên 打翻đả quang 打光đả quang côn 打光棍đả quyền 打拳đả tảo 打扫đả tảo 打掃đả thị ngữ 打市語đả thính 打听đả thính 打聽đả thủ 打手đả thú 打趣đả thương 打伤đả thương 打傷đả tiêm 打尖đả tiến 打進đả tiếu 打醮đả toái 打碎đả toán 打算đả truân 打盹đả trượng 打仗đả tự 打字đả tử 打死đả tưởng 打槳đả tưởng can 打槳桿đoản đả 短打khảo đả 拷打loạn đả 亂打phách đả 拍打tiên đả 鞭打trượng đả 杖打vô tinh đả thái 無精打采xao đả 敲打
điện
diàn ㄉㄧㄢˋ

điện

giản thể

Từ điển phổ thông

1. điện
2. chớp

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: Dây thép gai này có điện;
② Bị điện giật: Điện giật;
③ Điện tín, điện báo, bức điện (nói tắt): Điện mừng; Điện khẩn;
④ Đánh điện, gởi điện: Đánh điện trả lời; Gởi điện mừng;
⑤ (văn) Soi tỏ: Trình để xem xét;
⑥ (văn) Nhanh như chớp: Nhanh như gió thổi chớp giật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 18

nguyện
yuàn ㄩㄢˋ

nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng mong cầu, sự mong muốn, hi vọng, kì vọng. ◎ Như: "tâm nguyện" niềm mong ước trong lòng, "chí nguyện" điều mong mỏi. ◇ Đào Uyên Minh : "Phú quý phi ngô nguyện, đế hương bất khả kì" , (Quy khứ lai từ ) Giàu sang chẳng phải là điều ta mong mỏi, cõi tiên không thể ước ao.
2. (Động) Kì vọng, mong đợi. ◇ Mạnh Tử : "Bất cảm thỉnh nhĩ, cố sở nguyện dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Chẳng dám xin, vốn mong chờ được như thế vậy.
3. (Động) Thích muốn, vui lòng tự mong cầu. ◎ Như: "tình nguyện" thực tình muốn thế, "phát nguyện" mở lòng muốn thế. ◇ Hàn Dũ : "Ngô nguyện thân vi vân, Đông Dã biến vi long" , (Túy lưu Đông Dã ).
4. (Động) Cầu xin, khấn xin. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "(Thái hậu) toại chúc viết: Hà Bá, Hà Thần, nguyện tức linh uy" (): , (Quyển hạ ).
5. (Động) Ngưỡng mộ, hâm mộ. ◇ Tuân Tử : "Danh thanh nhật văn, thiên hạ nguyện" , (Vương chế ) Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ ngưỡng mộ.
6. (Động) Nghĩ nhớ, tư niệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Muốn. Lòng mong cầu gọi là tâm nguyện . Ðem cái quyền lợi mình muốn được hưởng mà yêu cầu pháp luật định cho gọi là thỉnh nguyện .
② Nguyện, dùng làm trợ từ, ý nói lòng muốn như thế. Như ông Mạnh Tử nói: Bất cảm thỉnh nhĩ cố sở nguyện dã chẳng dám xin vậy, vốn vẫn muốn thế vậy. Như ta nói tình nguyện (thực tình muốn thế), phát nguyện (mở lòng muốn thế), thệ nguyện (thề xin muốn được như thế), đều một ý ấy cả.
③ Khen ngợi, hâm mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sự mong muốn, lòng mong muốn, nguyện vọng: Nguyện vọng bình sinh; Như mong muốn. 【】 nguyện vọng [yuànwàng] Nguyện vọng, ước vọng, (điều) mong muốn: Một ước vọng từ bao đời; Phù hợp nguyện vọng của nhân dân;
② Ước muốn, mong muốn, tình nguyện, bằng lòng: Tôi muốn tham gia đấu bóng rổ; Quân tình nguyện; Tự nguyện tự giác; Chẳng dám xin, vốn muốn như thế vậy (Mạnh tử); Mong đại vương chớ ham của cải (Sử kí);
③ Cầu nguyện: Cầu nguyện;
④ (văn) Hâm mộ, ngưỡng mộ: Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ đều ngưỡng mộ (Tuân tử). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mong mỏi, trông đợi. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú có câu: » Cho nên đây phải họa vần Chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ « — Cầu khẩn van xin. Đoạn trường tân thanh có câu: » Bạc sinh quỳ xuống vội vàng, quá lời nguyện hết Thánh hoàng, Thổ công «.

Từ ghép 21

đan, đơn
dān ㄉㄢ

đan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đỏ
2. thuốc viên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quặng đá màu đỏ, dùng làm thuốc màu.
2. (Danh) Tễ thuốc. § Nhà tu tiên dùng thuốc gì cũng có "đan sa" , cho nên gọi tễ thuốc là "đan" . ◎ Như: "tiên đan" thuốc tiên.
3. (Danh) § Xem "Đan Mạch" .
4. (Danh) Họ "Đan".
5. (Tính) Đỏ. ◎ Như: "đan phong" cây phong đỏ, "đan thần" môi son, "đan sa" loại đá đỏ (hợp chất của của thủy ngân và lưu hoàng), "đan trì" thềm vua, "đan bệ" bệ vua (cung điện đời xưa đều chuộng màu đỏ).
6. (Tính) Chân thành, thành khẩn. ◎ Như: "đan tâm" lòng son, "đan thầm" lòng thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðan sa, tức là chu sa đời xưa dùng làm thuốc mùi, đều gọi tắt là đan , như nói về sự vẽ thì gọi là đan thanh , nói về sự xét sửa lại sách vở gọi là đan duyên , đan hoàng , v.v.
② Ðỏ, cung điện đời xưa đều chuộng sắc đỏ, cho nên gọi sân hè nhà vua là đan trì , đan bệ , v.v.
③ Tễ thuốc, nhà tu tiên dùng thuốc gì cũng có đan sa, cho nên gọi tễ thuốc là đan .
④ Tên nước. Nước Ðan Mạch (Denmark) ở phía tây bắc châu Âu, gọi tắt là nước Ðan.

Từ ghép 20

đơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đỏ
2. thuốc viên

Từ ghép 3

trương, trướng
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

trương

giản thể

Từ điển phổ thông

1. treo lên, giương lên
2. sao Trương (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Há, nhe ra, mở ra, giương, trương, căng, giăng: Há mồm; Nhe răng; Giương cung bắn tên; Căng lưới đánh cá. (Ngb) Trương ra, lớn mạnh: Thế đang lớn mạnh;
② Khoe (khoang), (thổi) phồng, (phô) trương: Phô trương thanh thế; Khoa trương, thổi phồng, khoe khoang;
③ Mở: Đóng mở; Mở hàng (cửa hàng), mở đầu, mở ra;
④ Nhìn, dòm: 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
⑤ (loại) Tờ, cái, bức, tấm, chiếc: Hai tờ giấy; Một cái (chiếc) bàn; Hai bức tranh; Một tấm ảnh; Một chiếc chiếu;
⑥ [Zhang] Sao Trương (một ngôi sao trong nhị thập bát tú);
⑦ [Zhang] (Họ) Trương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

trướng

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
thấp
xí ㄒㄧˊ, xiè ㄒㄧㄝˋ

thấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỗ đất trũng
2. ruộng mới vỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ trũng, nơi đất ẩm ướt.
2. (Danh) Ruộng mới vỡ, đất mới khai khẩn.
3. (Danh) Bờ nước.
4. (Danh) Họ "Thấp".

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ trũng, nơi đất thấp ướt.
② Ruộng mới vỡ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nơi ẩm thấp, chỗ trũng;
② Ruộng mới vỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất trũng xuống và ẩm ướt — Ruộng mới khai phá.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.