anh
yīng ㄧㄥ

anh

giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: anh đào ,)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây anh đào;
② Cây anh đào phương Đông.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

môi
méi ㄇㄟˊ

môi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

than đá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Than đá. § Cây cối đổ nát bị đất đè lên, lâu ngày thành ra than dắn như đá, sức lửa rất mạnh gọi là "môi". ◎ Như: "môi khoáng" mỏ than.

Từ điển Thiều Chửu

① Than mỏ, than đá. Cây cối đổ nát bị đất đè lên, lâu ngày đông lại thành ra than rắn như đá, sức lửa rất mạnh gọi là môi.
② Khói bốc lên đóng ở trên mái nhà gọi là môi đài (mồ hóng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Than đá;
② Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Than đá. Than mỏ.

Từ ghép 8

biều
piáo ㄆㄧㄠˊ

biều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống bầu. § Cũng gọi là "hồ lô" .
2. (Danh) Đồ đựng rượu hoặc nước, làm bằng vỏ bầu già bổ đôi. Cũng chỉ đồ đựng rượu hoặc nước hình giống trái bầu. ◇ Trang Tử : "Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung" , (Tiêu dao du ) Bổ nó ra làm cái bầu thì mảnh vỏ không đựng được vật gì.
3. (Danh) Phiếm chỉ khí cụ làm bằng các loại vỏ dừa, vỏ sò, vỏ ốc... như gáo, môi, muỗng... ◇ Thủy hử truyện : "Nhất cá khách nhân tiện khứ yết khai dũng cái, đâu liễu nhất biều, nã thượng tiện cật" 便, , 便 (Đệ thập lục hồi) Một người khách liền mở nắp thùng, múc một gáo, cầm lên định uống.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng để đong rượu, nước..., bằng hai "thăng" . ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bầu, lấy vỏ quả bầu chế ra đồ đựng rượu đựng nước, gọi là biều. Xem chữ hồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bầu đựng rượu (làm bằng trái bầu);
② Gáo, môi, muôi: Gáo múc nước; Gáo dừa; Muôi xới cơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bình múc nước, làm bằng quả bầu phơi khô.

Từ ghép 2

uất, úc
yù ㄩˋ

uất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. buồn bã, uất ức
2. hơi thối
3. sum suê, rậm rạp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, trì trệ không thông. ◎ Như: "uất kết" uất ức.
2. (Động) Oán hận. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố nhạc dũ xỉ, nhi dân dũ uất, quốc dũ loạn" , , (Trọng hạ kỉ , Xỉ nhạc ) Cho nên nhạc càng phóng dật, mà dân càng oán hận, nước càng loạn.
3. (Tính) Buồn bã, không vui. ◎ Như: "uất muộn" buồn bực. ◇ Nguyễn Trãi : "Uất uất thốn hoài vô nại xứ" (Quy Côn Sơn chu trung tác ) Tấc lòng bùi ngùi chẳng biết làm sao.
4. (Tính) Sum suê, tốt tươi, rậm rạp. ◇ Cổ thi : "Thanh thanh hà bạn thảo, Uất uất viên trung liễu" , (Thanh thanh hà bạn thảo ) Xanh xanh cỏ bờ sông, Sum suê liễu trong vườn.
5. (Danh) Hơi xông lên, mùi nồng. ◎ Như: "phức uất" mùi thơm phức.
6. (Danh) § Xem "uất kim" .
7. (Danh) § Xem "uất kim hương" .
8. Cũng có âm là "úc".
9. Còn viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Uất kết, uất tức, khí nó tụ không tan ra, hở ra gọi là uất. Như uất kết uất ức, uất muộn bậm bực, v.v. Có khi viết là .
② Hôi thối.
③ Hơi xông lên, hơi nóng hun lên.
④ Uất kim cây nghệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cây, hoa) uất kim hương;
② Cây mận (Prunus japonica);
③ Uất kết, ứ đọng (không tan, không thoát ra được);
④ Buồn rầu, ấm ức: Âu sầu;
⑤ (Cây cỏ) sum sê, um tùm, rậm rạp (như bộ );
⑥ Mùi thơm nồng: Thơm phức. Xem [yù].

Từ ghép 7

úc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, trì trệ không thông. ◎ Như: "uất kết" uất ức.
2. (Động) Oán hận. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố nhạc dũ xỉ, nhi dân dũ uất, quốc dũ loạn" , , (Trọng hạ kỉ , Xỉ nhạc ) Cho nên nhạc càng phóng dật, mà dân càng oán hận, nước càng loạn.
3. (Tính) Buồn bã, không vui. ◎ Như: "uất muộn" buồn bực. ◇ Nguyễn Trãi : "Uất uất thốn hoài vô nại xứ" (Quy Côn Sơn chu trung tác ) Tấc lòng bùi ngùi chẳng biết làm sao.
4. (Tính) Sum suê, tốt tươi, rậm rạp. ◇ Cổ thi : "Thanh thanh hà bạn thảo, Uất uất viên trung liễu" , (Thanh thanh hà bạn thảo ) Xanh xanh cỏ bờ sông, Sum suê liễu trong vườn.
5. (Danh) Hơi xông lên, mùi nồng. ◎ Như: "phức uất" mùi thơm phức.
6. (Danh) § Xem "uất kim" .
7. (Danh) § Xem "uất kim hương" .
8. Cũng có âm là "úc".
9. Còn viết là .
liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cháy mạnh
2. nồng (mùi, hương)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh mẽ, cứng mạnh. ◇ Tả truyện : "Phù hỏa liệt, dân vọng nhi úy chi, cố tiển tử yên" , , (Chiêu Công nhị thập niên ) Lửa mà mạnh, dân trông thấy mà sợ, nên ít chết vậy.
2. (Tính) Cương trực, chính đính. ◎ Như: "liệt sĩ" kẻ sĩ cương trực chết vì nước không chịu khuất, "liệt nữ" con gái chính đính chết vì tiết nghĩa. ◇ Sử Kí : "Phi độc Chánh năng dã, nãi kì tỉ diệc liệt nữ dã" , (Nhiếp Chánh truyện ) Không phải chỉ riêng mình (Nhiếp) Chính giỏi mà người chị (của Chính) cũng là một trang liệt nữ.
3. (Tính) Gay gắt, dữ dội, nghiêm khốc. ◇ Phù sanh lục kí : "Bắc phong cánh liệt" (Khảm kha kí sầu ) Gió bấc càng thêm gay gắt.
4. (Tính) Rực rỡ, hiển hách. ◇ Quốc ngữ : "Quân hữu liệt danh, thần vô bạn chất" , (Tấn ngữ cửu ) Vua có danh sáng, (thì) bề tôi không mang lòng phản trắc.
5. (Tính) Đậm, nồng. ◎ Như: "liệt tửu" rượu nồng.
6. (Tính) "Liệt liệt" (1) Đau đáu (lo lắng). (2) Căm căm (lạnh). (3) Lẫm liệt (oai phong).
7. (Danh) Công nghiệp.
8. (Danh) Người hi sinh tính mạng vì chính nghĩa. ◎ Như: "cách mệnh tiên liệt" những bậc tiền bối liệt sĩ cách mạng.
9. (Danh) Chất độc, họa hại. ◎ Như: "dư liệt" chất độc hại còn thừa lại.
10. (Danh) Họ "Liệt".
11. (Động) Đốt, cháy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháy dữ, lửa mạnh.
② Công nghiệp.
③ Cứng cỏi, chính đính, như liệt sĩ kẻ sĩ cứng cỏi chết vì nước không chịu khuất, liệt nữ con cái cứng cỏi chết vì tiết nghĩa không chịu nhục thân, v.v.
④ Ác.
⑤ Ðẹp, rõ rệt.
⑥ Thừa, rớt lại.
⑦ Liệt liệt lo sốt ruột.
⑧ Rét căm căm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cháy mạnh. (Ngr) Hừng hực, gay gắt, rầm rộ, dào dạt: Lửa mạnh thử vàng; Nắng gay gắt; Rượu mạnh; Khí thế rầm rộ; Niềm vui dào dạt;
② Mạnh vững, cứng cỏi, cương (trực): Cương cường, nóng tính; cương trực;
③ Liệt: Tiên liệt;
④ Công lao: Đã góp nhiều công lao;
⑤ (văn) Ác;
⑥ (văn) Đẹp, rõ rệt;
⑦ (văn) Thừa, rớt lại;
⑧ 【】liệt liệt [lièliè] (văn) a. Lo sốt ruột; b. Rét căm căm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy mạnh — Sáng rực — Mạnh mẽ, dữ dội. Td: Mãnh liệt — Công nghiệp tạo được — Ngay thẳng, không chịu khuất phục.

Từ ghép 24

ca
gē ㄍㄜ

ca

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khúc hát. § Chữ viết cổ của "ca" .
2. (Danh) Tiếng xưng hô: Anh. § Em gọi anh (cùng cha mẹ) là "ca". ◎ Như: "đại ca" anh cả.
3. (Danh) Tiếng xưng hô gọi huynh trưởng (cùng họ hàng thân thích) là "ca". ◎ Như: "thúc bá ca" .
4. (Danh) Tiếng gọi tôn xưng người nam tính cùng lứa. ◇ Thủy hử truyện : "Cảm vấn a ca, nhĩ tính thập ma?" , (Đệ tam hồi) Dám hỏi đàn anh họ gì?
5. (Danh) Đặc chỉ xưng hô của con gái đối với người yêu (nam tính).
6. (Danh) Đời Đường thường xưng cha là "ca". ◇ Cựu Đường Thư : "Huyền Tông khấp viết: Tứ ca nhân hiếu" : (Vương Cư truyện ) Huyền Tông khóc, nói: Cha là người nhân từ hiếu thuận. § "Tứ ca" chỉ Duệ Tông, là cha của Huyền Tông, con thứ tư của Vũ Hậu.
7. (Danh) Gọi tắt của "ca diêu" , đồ gốm sứ trứ danh đời Tống.
8. (Trợ) Ngữ khí từ. § Tương đương với "a" , "a" . Thường xuất hiện trong những hí khúc thời Tống, Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Anh, em gọi anh là ca.

Từ điển Trần Văn Chánh

Anh: Anh cả; Anh hai Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người anh. Cũng gọi là Ca ca.

Từ ghép 7

phi
pī ㄆㄧ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lớn lao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lớn lao. ◎ Như: "phi cơ" nghiệp lớn.
2. (Động) Tuân phụng. ◇ Ban Cố : "Uông uông hồ phi thiên chi đại luật" (Điển dẫn ) Sâu rộng thay tuân phụng luật trời cao lớn.
3. (Liên) Bèn. § Cũng như "nãi" . ◇ Thư Kinh : "Tam Nguy kí trạch, Tam Miêu phi tự" , (Vũ cống ) Đất Tam Nguy đã có nhà ở, rợ Tam Miêu bèn yên ổn trật tự.
4. (Danh) Họ "Phi".

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn lao, như phi cơ nghiệp lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lớn, rất, lắm: Biến đổi lớn; Công lao lớn; (hay ) Nghiệp lớn; ! Sáng sủa lắm thay, mưu lược của Văn Vương (Mạnh tử: Đằng Văn công hạ); Lúc ấy bậc đại thánh khởi lên, trút xuống trận mưa to (Liễu Tôn Nguyên: Trinh phù);
② Vâng theo: Vâng theo phép lớn của trời (Hán thư); Vâng theo mệnh lớn (cụm từ thường dùng trong các sắc thần);
③ Đã: Vùng Tam Nguy đã có nhà cửa ở, dân chúng Tam Miêu đã được thu xếp ổn đâu vào đó (Thượng thư: Vũ cống);
④ Thì (đặt ở đoạn sau của một câu phức thừa tiếp, để tiếp nối ý trước; thường dùng ): Núi Tam Nguy đã xây dựng được nhà thì dân Tam Miêu sẽ được ở yên (Thượng thư: Vũ cống); Nếu thiên tử và tam công noi gương ở sự diệt vong của nhà Hạ Thương thì sẽ không để lại hậu họa cho đời sau (Dật Chu thư: Tế công);
⑤ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ông ấy có thể trị dân rất tốt (Thượng thư: Triệu cáo).
can
gān ㄍㄢ

can

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lá gan, buồng gan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gan.
2. § Xem "can đảm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gan, một cơ quan sinh ra nước mật, ở mé tay phải bên bụng, sắc đỏ lờ lờ, có bốn lá.
② Can đảm, gan góc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lá gan;
② Can đảm, gan góc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá gan. Còn gọi là Can tạng .

Từ ghép 12

hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ

đồng

phồn thể

Từ điển phổ thông

đồng, Cu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng (copper, Cu). § Một kim loại chất đỏ, ngày xưa gọi là "xích kim" .
2. (Danh) Gọi tắt đồ vật làm bằng đồng: tiền, gương soi... ◇ Văn Nhất Đa : "Đồng thị na dạng xú, Huyết thị na dạng tinh" , (Tẩy y ca ). ◇ Viên Hoành Đạo : "Đối khách tâm như khiếp, Khuy đồng chỉ tự liên" , (Bệnh khởi ngẫu đề ).
3. (Danh) Họ "Đồng".
4. (Tính) Tỉ dụ chắc chắn, cứng cỏi. ◎ Như: "đồng đầu thiết ngạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồng (Copper, Cu), một loài kim chất đỏ, ngày xưa gọi là xích kim .

Từ điển Trần Văn Chánh

Đồng (Cuprum kí hiệu Cu): Quặng đồng; Tượng đồng; Bản khắc đồng. Cg. [chìjin].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên thứ kim loại, nếu nguyên chất thì màu đỏ, mềm. Ta cũng gọi là đồng, rất hữu dụng.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.