phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. Chỉ tâm tính vốn có. ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện 醒世姻緣傳: "Đãn bất khả mê thất liễu bổn lai, đọa nhập luân hồi chi nội" 但不可迷失了本來, 墮入輪迴之內 (Đệ nhị nhất hồi) Nhưng không thể lạc mất tâm tính vốn có của mình mà rơi vào vòng luân hồi.
3. Lẽ ra, đáng ra.
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Tình cảm và động tác phát sinh do ảnh hưởng của ngoại giới. ◇ Hán Thư 漢書: "Thư vân: "Kích thạch phụ thạch, bách thú suất vũ." Điểu thú thả do cảm ứng, nhi huống ư nhân hồ? Huống ư quỷ thần hồ?" 書云: "擊石拊石, 百獸率舞." 鳥獸且猶感應, 而況於人乎? 況於鬼神乎? (Lễ nhạc chí 禮樂志).
3. Người lấy tinh thành cảm động thần minh, thần minh tự nhiên đáp ứng. ◇ Hán Thư 漢書: "Giai hữu thần kì cảm ứng, nhiên hậu doanh chi" 皆有神祇感應, 然後營之 (Giao tự chí hạ 郊祀志下).
4. Hiện tượng vật lí, chia làm hai loại: (1) Cảm ứng "tĩnh điện" 靜電 và "tĩnh từ" 靜磁. (2) Cảm ứng "điện từ" 電磁.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển trích dẫn
2. Thể chế, thể thống. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Gia môn giá dạng nhân gia đích cô nương xuất liễu gia, bất thành cá sự thể" 咱們這樣人家的姑娘出了家, 不成個事體 (Đệ nhất nhất bát hồi) Nhà ta thế này mà con gái đi tu, thì còn ra thể thống gì nữa.
3. Sự tình, tình huống. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Khổng Minh nhất khứ Đông Ngô, yểu vô âm tín, bất tri sự thể như hà?" 孔明 一去東吳, 杳無音信, 不知事體如何 (Đệ tứ ngũ hồi) Khổng Minh từ khi đi Đông Ngô đến nay, bặt tăm tin tức, không biết tình huống ra sao?
4. Chỉ hình thể. ◇ Tôn Trung San 孫中山: "Phù tính chất dữ sự thể dị, phát hiện ư ngoại vị chi sự thể, bẩm phú ư trung vị chi tính chất" 夫性質與事體異, 發現於外謂之事體, 稟賦於中謂之性質 (Bác "Bảo Hoàng báo" 駁保皇報) Tính chất với hình thể khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài gọi là hình thể, bẩm phú ở bên trong gọi là tính chất.
5. Chức nghiệp, công tác, việc làm. ◇ Mao Thuẫn 茅盾: "Nhĩ đáo Thượng Hải lai thác bằng hữu tầm sự thể" 你到上海來托朋友尋事體 (Thượng Hải 上海) Mi tới Thượng Hải nhờ bạn bè tìm việc làm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bộ nhất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Nhất".
3. (Tính) Cùng, giống nhau, tương đồng. ◎ Như: "nhất mô nhất dạng" 一模一樣 hoàn toàn giống nhau, "đại tiểu bất nhất" 大小不一 lớn nhỏ không như nhau. ◇ Trung Dung 中庸: "Cập kì thành công nhất dã" 及其成工一也 Nên công cùng như nhau vậy.
4. (Tính) Chuyên chú. ◎ Như: "chuyên nhất bất biến" 專一不變 một lòng chuyên chú không đổi.
5. (Tính) Mỗi, mỗi một, từng cái một. ◎ Như: "nhất hiệt lục bách tự" 一頁六百字 mỗi trang sáu trăm chữ.
6. (Tính) Thứ nhất. ◇ Tả truyện 左傳: "Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt" 夫戰, 勇氣也, 一鼓作氣, 再而衰, 三而竭 (Tào Quế luận chiến 曹劌論戰) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.
7. (Tính) Cả, toàn, suốt. ◎ Như: "nhất thân thị hãn" 一身是汗 cả người mồ hôi, "nhất sanh" 一生 suốt đời, "nhất đông" 一冬 cả mùa đông.
8. (Tính) Còn có một cái khác là. ◎ Như: "ba gia, nhất danh tây hồng thị" 番茄, 一名西紅柿 cà chua, còn có tên là "tây hồng thị".
9. (Động) Họp thành một. ◇ Đỗ Mục 杜牧: "Lục vương tất, tứ hải nhất" 六王畢, 四海一 (A Phòng cung phú 阿房宮賦) Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.
10. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "nhất thính tựu đổng" 一聽就懂 vừa mới nghe là hiểu ngay.
11. (Phó) Một chút, một lát (đặt giữa cùng một động từ dùng hai lần). ◎ Như: "vấn nhất vấn" 問一問 hỏi một chút, "hiết nhất hiết" 歇一歇 nghỉ một lát.
12. (Phó) Đều. ◇ Tuân Tử 荀子: "Nhất khả dĩ vi pháp tắc" 一可以為法則 (Khuyến học 勸學) Đều có thể dùng làm phép tắc.
13. (Phó) Hễ, mỗi khi, cứ mỗi lần. ◇ Tư Mã Thiên 司馬遷: "Cứu binh bất chí, sĩ tốt tử thương như tích, nhiên Lăng nhất hô lạo, quân sĩ vô bất khởi" 救兵不至, 士卒死傷如積, 然陵一呼勞, 軍士無不起 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Quân cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất đống, vậy mà (Lí) Lăng hễ hô một tiếng ủy lạo, quân sĩ không ai không vùng dậy.
14. (Phó) Mà lại, lại (biểu thị sự không ngờ). ◇ Sử Kí 史記: "Quả nhân chi quá nhất chí thử hồ!" 寡人之過一至此乎 (Hoạt kê truyện 滑稽傳) Lỗi của quả nhân, mà lại đến như thế sao!
15. (Liên) Hoặc, hoặc là. ◇ Trang Tử 莊子: "Nhất dĩ kỉ vi mã, nhất dĩ kỉ vi ngưu" 一以己為馬, 一以己為牛 (Ứng đế vương 應帝王) Hoặc coi mình là ngựa, hoặc coi mình là bò.
16. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí. ◇ Cổ thi 古詩: "Thượng hữu huyền ca thanh, Âm hưởng nhất hà bi" 上有絃歌聲, 音響一何悲 (Tây bắc hữu cao lâu 西北有高樓) Trên lầu có tiếng đàn ca, Âm hưởng sao mà bi thương vậy.
Từ điển Thiều Chửu
② Cùng, như sách Trung Dung nói: Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也 nên công cùng như nhau vậy.
③ Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng, như vạn nhất 萬一 muôn một, nhất đán 一旦 một mai, v.v.
④ Bao quát hết thẩy, như nhất thiết 一切 hết thẩy, nhất khái 一概 một mực như thế cả, v.v.
⑤ Chuyên môn về một mặt, như nhất vị 一味 một mặt, nhất ý 一意 một ý, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Một lần, một cái, lần thứ nhất: 一鼓作氣,再而衰,三而竭 Đánh trống lần thứ nhất thì binh sĩ hăng lên, đánh lần thứ hai thì lòng hăng hái giảm xuống, đánh lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện); 于是秦王不懌,爲一擊瓶 Do vậy vua Tần không vui, gõ vào cái lọ đất cho Triệu Huệ vương một cái (Sử kí); 赴皆一作驢鳴 Các khách đi đưa tang đều bắt chước tiếng lừa kêu lên một tiếng (Thế thuyết tân ngữ);
③ Cùng một: 咱們是一家人 Chúng ta là người trong một nhà;
④ Cả, toàn, suốt: 一生 Suốt đời; 一冬 Cả mùa đông; 一國之人皆若狂 Người trong cả nước đều như điên cuồng (Lễ kí);
⑤ Như, giống: 一樣 Như nhau, giống như;
⑥ Một lát, một chút: 歇一歇 Nghỉ một lát;
⑦ Hễ, một khi (dùng như liên từ): 一想起國家建設的突飛猛進就覺得自己的努力太不夠 Hễ nghĩ tới đà xây dựng nhanh chóng của nước nhà thì tôi cảm thấy mình làm còn ít quá; 救兵不至,士卒死傷如積,然陵一呼勞軍,士無不起 Binh cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất thành đống, vậy mà một khi (hễ, chỉ cần) Lăng hô lên một tiếng thì đám quân sĩ mỏi mệt kia không ai là không phấn khởi (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); 蔡,許之軍, 一失其位,不得列于諸侯 Vua hai nước Thái và Hứa, một khi bị mất ngôi vị thì không được xếp vào hàng chư hầu (Tả truyện); 一聞人 之過,終身不忘 Một khi nghe được lỗi của người khác thì suốt đời không quên (Trang tử);
⑧ Thống nhất: 六王畢,四海一 Sáu vua dứt, bốn biển thống nhất (Đỗ Mục: A Phòng cung phú); 一法度衡石丈尺 Thống nhất các đồ đo lường như cân, thạch, trượng, thước (Sử kí);
⑨ Chuyên nhất: 用心一也 Tâm tư chuyên nhất (Tuân tử);
⑩ liên hợp, hợp nhất: 諸侯不可一 Chư hầu không thể hợp nhất được (Chiến quốc sách);
⑪ Như nhau, giống nhau, đồng nhất: 古今一也 ,人與我同耳 Xưa và nay là một (như nhau), người và ta đều giống nhau (Lã thị Xuân thu);
⑫ Một người nào đó: 一屠暮行,爲狼所逼 Có một tên đồ tể kia đi trong đêm, bị con sói bức hiếp (Liêu trai chí dị);
⑬ Mỗi, mỗi một: 一人一個火把 Mỗi người một bó đuốc (Tam quốc chí diễn nghĩa);
⑭ Còn có một (cái khác) nữa là: 太祖,一名吉利 Thái tổ, còn có tên là Cát Lợi (Tam quốc chí, Ngụy thư, Võ đế kỉ chú);
⑮ Đều, tất cả đều, thảy đều: 一可以爲法則 Đều có thể dùng làm chuẩn mực (cho người khác) (Tuân tử); 參代可爲漢相國,舉事無所變更,一遵蕭何約束 Tào Tham thay cho Tiêu Hà làm tướng quốc nhà Hán, mọi việc không có gì thay đổi, thảy đều tuân theo những quy định cũ của Tiêu Hà (Sử kí); 行營之事,一決都將 Mọi việc trong hành dinh đều do quan Đô tướng quyết định (Cựu Đường thư);
⑯ Vừa mới: 初一交戰,操 軍不利,引次江北 Lúc đầu khi mới giao chiến, quân của Tào Tháo bất lợi, bèn dẫn lui về đóng ở phía bắc Trường Giang (Tư trị thông giám);
⑰ Hoặc giả, hoặc là; có thể (biểu thị ý suy trắc): 不知彼而知 己,一勝一負 Không biết người mà chỉ biết mình thì có thể thắng, có thể bại (Tôn tử: Mưu chính);
⑱ Khi thì (biểu thị sự biến đổi không ngừng của trạng thái hoặc động tác): 七年之中,一予一奪,二三 孰甚馬 Chỉ trong vòng bảy năm, khi thì cho khi thì cướp đi, sự thay đổi thật là quá lắm! (Tả truyện, Thành công bát niên);
⑲ Mà, lại (biểu thị tình huống bất ngờ): 寡人之過,一至此乎! Lỗi của quả nhân, lại đến thế kia sao! (Sử kí); 何令人之景慕,一至于此 耶! Sao khiến người ta ngưỡng mộ lại đến mức như thế! (Lí Bạch: Dữ Hàn Kinh Châu thư);
⑳ Một, cái một (dùng như danh từ): 道生 一,一生二,二生三,三生萬物 Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật (Lão tử);
㉑ Trợ từ, dùng tăng cường ngữ khí (không dịch): 將軍宜一爲天下除患,名揚後世 Tướng quân nên trừ họa cho thiên hạ, danh lừng đến đời sau (Hậu Hán thư);
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 135
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.