tước
jué ㄐㄩㄝˊ, què ㄑㄩㄝˋ

tước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái chén rượu
2. chức tước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén rót rượu thời xưa (hình giống con "tước" chim sẻ). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dĩ tửu điện ư giang trung, mãn ẩm tam tước" , 滿 (Đệ tứ thập bát hồi) Rót rượu xuống sông, uống ba chén đầy.
2. (Danh) Mượn chỉ rượu. ◇ Dịch Kinh : "Hạc minh tại âm, kì tử hòa chi. Ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mi chi" , . , (Trung phu , Lục thập nhất ) Hạc gáy trong bóng mát, con nó hòa theo. Ta có rượu ngon, cùng mi chia nhau.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị đong rượu. ◇ Tào Thực : "Lạc ẩm quá tam tước, Hoãn đái khuynh thứ tu" , (Không hầu dẫn ).
4. (Danh) Đồ múc rượu, làm bằng ống tre, cán dài.
5. (Danh) Danh vị phong cho quý tộc hoặc công thần. ◇ Lễ Kí : "Vương giả chi chế lộc tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam; phàm ngũ đẳng" 祿, , , , , (Vương chế ).
6. (Danh) Chim sẻ. § Thông "tước" .
7. (Danh) Họ "Tước".
8. (Động) Phong tước vị. ◇ Lễ Kí : "Nhậm sự nhiên hậu tước chi" (Vương chế ) Giao cho công việc rồi sau phong cho tước vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén rót rượu.
② Ngôi tước, chức tước.
③ Chim sẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (ngày xưa);
② Tước vị, chức tước.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ chén uống rượu đặc biệt, dùng trong đại lễ — Danh vị cao quý vua phong cho chư hầu hoặc công thần. Td: Chức tước.

Từ ghép 19

chàng, tràng
chuáng ㄔㄨㄤˊ, zhuàng ㄓㄨㄤˋ

chàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chàng (một loại cờ dùng làm nghi vệ, nhà Phật thường viết kinh vào đó)

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chàng, một thứ cờ dùng làm nghi vệ. Nhà Phật viết kinh vào cờ ấy gọi là kinh chàng , khắc vào cột đá gọi là thạch chàng .

tràng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màn che trên thuyền hoặc xe của các bà hậu phi ngày xưa.
2. (Danh) Cờ lọng dùng làm nghi vệ. ◎ Như: Nhà Phật viết kinh vào cờ lọng gọi là "kinh tràng" , khắc vào cột đá gọi là "thạch tràng" .
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho phòng ốc. ◎ Như "nhất tràng phòng tử" một căn phòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một thứ cờ dùng làm nghi vệ;
② Màn xe;
③ (đph) (loại) Tòa, ngôi: Một tòa (ngôi) lầu; Một ngôi nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ — Một ngôi nhà, một căn phòng.

Từ ghép 1

trản
zhǎn ㄓㄢˇ

trản

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái chén ngọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén nhỏ. ◇ Ngô Tích Kì : "Tửu trản trà lô, phối tựu thi trung liệu" , (Du thạch hồ khúc ) Chén rượu lò trà, hợp thành chất liệu trong thơ.
2. (Danh) Riêng chỉ chén uống rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Dịch trản giao thù" (Lục phán ) Thay chén rót rượu mời.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho chén trà, chén rượu, ngọn đèn. ◇ Lưu Khắc Trang : "Nhất trản khám thư đăng" (Kỉ dậu hòa thật chi đăng tịch ) Một ngọn đèn xem sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén ngọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chén ngọc (để uống rượu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chén bằng ngọc — Chỉ chung chén uống rượu.
chương
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

chương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chương (sách)
2. trật tự mạch lạc
3. điều lệ
4. con dấu
5. huy chương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn tự viết thành bài, thành thiên. ◎ Như: "văn chương" bài văn, "hạ bút thành chương" viết ra liền thành bài văn.
2. (Danh) Tên thể văn, một loại sớ dâng lên vua. ◇ Thái Ung : "Phàm quần thần thượng thư ư thiên tử giả hữu tứ danh: nhất viết chương, nhị viết tấu, tam viết biểu, tứ viết bác nghị" : , , , (Độc đoán ) Phàm quần thần dâng thư lên thiên tử, có bốn loại: một là chương, hai là tấu, ba là biểu, bốn là bác nghị. ◎ Như: "tấu chương" sớ tâu, "phong chương" sớ tâu kín, "đàn chương" sớ hặc.
3. (Danh) Văn vẻ, màu sắc. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" rõ rệt nên văn vẻ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương" , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho đoạn, mạch trong bài văn, trong sách. ◎ Như: "toàn thư cộng phân nhị thập ngũ chương" cả cuốn sách chia ra làm hai mươi lăm chương.
5. (Danh) Điều lí, thứ tự. ◎ Như: "tạp loạn vô chương" lộn xộn không có thứ tự.
6. (Danh) Điều lệ. ◇ Sử Kí : "Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội. Dư tất trừ khử Tần pháp" , : , . (Cao Tổ bản kỉ ) Ta ước định với các vị phụ lão, ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử. Ngoài ra, bỏ hết luật pháp của Tần.
7. (Danh) Con dấu, ấn tín. ◎ Như: "tư chương" dấu cá nhân, "đồ chương" con dấu, ấn tín.
8. (Danh) Huy hiệu, băng, ngù. ◎ Như: "huy chương" huy hiệu, "huân chương" huy hiệu cho người có công, "tí chương" cấp hiệu đeo trên cánh tay, "kiên chương" ngù hiệu đeo ở vai, "mạo chương" lon trên mũ.
9. (Danh) Chữ "chương", lối chữ lệ biến thể.
10. (Danh) Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một "chương".
11. (Danh) Họ "Chương".
12. (Động) Biểu dương, hiển dương. ◇ Sử Kí : "Dĩ chương hữu đức" (Vệ Khang Thúc thế gia ) Để biểu dương người có đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn chương, chương mạch.
② Văn vẻ, như phỉ nhiên thành chương rõ rệt nên văn vẻ.
③ Phân minh, đời xưa chế ra quần áo để phân biệt kẻ sang người hèn gọi là chương, như bây giờ gọi những mề đay là huân chương , cái ngù ở vai là kiên chương , cái lon ở mũ là mạo chương đều là noi nghĩa ấy cả.
④ Văn của quần thần dâng cho vua cũng gọi là chương, như tấu chương sớ tâu, phong chương sớ tâu kín, đàn chương sớ hặc, v.v.
⑤ Ðiều, như ước pháp tam chương ước phép ba điều.
⑥ Chương trình, định ra từng điều để coi đó mà làm việc gọi là chương trình .
⑦ In, như đồ chương tranh in.
⑧ Lối chữ chương, lối chữ lệ biến ra.
⑨ Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một chương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chương, bài: Cả bộ sách chia làm 6 chương; Kết cấu của bài văn;
② Chương trình, điều lệ, kế hoạch, trật tự: Điều lệ vắn tắt; Lộn xộn không có kế hoạch (trật tự);
③ Dấu: Dấu cá nhân; Đóng dấu;
④ Huy hiệu, huy chương, băng: Huy chương; Cấp hiệu đeo ở vai; Băng tay;
⑤ (văn) Văn chương, văn vẻ: Rõ rệt thành văn vẻ;
⑥ (văn) Văn của quần thần dâng lên vua: Sớ tâu;
⑦ (văn) Điều: Ba điều;
⑧ Lối chữ chương (từ chữ lệ biến ra);
⑨ Mười chín năm (theo lịch pháp thời xưa);
⑩ [Zhang] (Họ) Chương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Chẳng hạn Văn chương ( đẹp sáng ) — Lá thư của bề tôi dâng lên vua — Đường lối sắp đặt trước. Chẳng hạn Chương trình — Một phần trong cuốn sách.

Từ ghép 34

chuy, tri, truy
zī ㄗ

chuy

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị trọng lượng nhỏ, bằng 1/4 lạng ta.

Từ ghép 1

tri

phồn thể

Từ điển phổ thông

đơn vị trọng lượng thời xưa (có sách nói bằng 6 hoặc 8 lạng, cũng có sách nói 6 thù , là 1 chùy ,, 2 chùy là tri, như vậy một tri bằng một phần hai lạng Trung Quốc thời xưa)

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Đơn vị trọng lượng thời xưa (có sách nói bằng 6 hoặc 8 lạng; cũng có sách nói 6 thù [] là 1 chùy [], 2 chùy là tri, như vậy một tri bằng một phần hai lạng Trung Quốc thời xưa).

truy

phồn thể

Từ điển phổ thông

đơn vị trọng lượng thời xưa (có sách nói bằng 6 hoặc 8 lạng, cũng có sách nói 6 thù , là 1 chùy ,, 2 chùy là tri, như vậy một tri bằng một phần hai lạng Trung Quốc thời xưa)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: đơn vị trọng lượng thời xưa. § Sáu "thù" là một "truy" , hai mươi bốn "thù" là một "lượng" . ◎ Như: "truy thù" số lượng rất nhỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Đơn vị trọng lượng thời xưa (có sách nói bằng 6 hoặc 8 lạng; cũng có sách nói 6 thù [] là 1 chùy [], 2 chùy là tri, như vậy một tri bằng một phần hai lạng Trung Quốc thời xưa).
quán
guàn ㄍㄨㄢˋ

quán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lọ nhỏ, cái gáo múc nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ bằng thiếc, sành ... để chứa đựng hoặc nấu nướng như chai, lọ, ấm, bình, vại, v.v. ◎ Như: "trà quán" hũ trà, "dược quán" chai thuốc, "thố quán" lọ giấm.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật phẩm đựng trong lọ, chai, bình, v.v. ◎ Như: "tam quán nãi phấn" ba bình sữa bột.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lọ nhỏ. Như trà anh lọ đựng chè (trà).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vại, lọ, bình, chai, hộp thiếc, hộp sắt tây: Vại nước; Hộp chè (trà);
② Xe goòng, toa nhỏ, bồn (dầu, xăng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thùng múc nước — Lu, hũ bằng sành, có thể dùng để đựng đồ vật, hoặc nấu đồ vật.
lư, lữ
lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhà tranh, lều ở ngoài đồng
2. lều gác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Căn nhà đơn sơ, giản lậu. ◎ Như: "mao lư" lều tranh, "tam cố thảo lư" ba lần đến ngôi nhà cỏ (điển cố: Lưu Bị ba lần đến thảo lư để cầu Khổng Minh ra giúp).
2. (Danh) Họ "Lư".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà tranh, lều, nhà ở ngoài đồng gọi là lư. Nói nhún chỗ mình ở gọi là tệ lư nhà tranh nát của tôi.
② Cái nhà túc trực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà tranh, lều: Lều tranh;
② [Lú] Lư Châu (tên phủ cũ, nay ở Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc);
③ [Lú] (Họ) Lư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà nhỏ — Nhà ở — Nhà trọ — Một âm là Lữ. Xem Lữ.

Từ ghép 6

lữ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cán của cây kích, một thứ binh khí thời xưa — Một âm là Lư. Xem Lư.
doanh
yíng ㄧㄥˊ

doanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cột nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột nhà, cột nói chung. ◇ Tư trị thông giám : "Tức dĩ đầu kích doanh, lưu huyết bị diện" , (Quang Vũ đế kiến vũ ) Liền lấy đầu đập vào cột nhà, chảy máu trên mặt.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị ngày xưa để đếm số gian nhà. ◎ Như: "kỉ doanh" mấy gian. ◇ Lâm Thư : "Ốc ngũ doanh, tiền hiên chủng trúc sổ thập can" , 竿 (Thương hà tinh xá hậu hiên kí ) Nhà năm gian, hiên trước trồng trúc mấy chục cây.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cột, tính xem nhà có mấy gian gọi là kỉ doanh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cột nhà;
② (loại) Gian (nhà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột chính trong nhà. Cột nhà — Tiếng dùng để đếm số nhà cửa. Chẳng hạn Nhất doanh ( một ngôi nhà ) — Tên người, tức Trịnh Doanh, tức Minh Đô Vương ( 1770-1767 ), làm chúa từ 1740 tới lúc mất. Tác phẩm để lại có Kiền nguyên thi tập, gồm các bài thơ chữ Hán và chữ Nôm.

Từ ghép 1

quynh, thưởng
shǎng ㄕㄤˇ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cánh đồng. Ngoài đồng.

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: đơn vị diện tích đất đai. § Bằng 3 hoặc 5 "mẫu" .
dật
yì ㄧˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đầy tràn
2. phóng túng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đầy tràn. ◇ Lễ Kí : "Tuy hữu hung hạn thủy dật, dân vô thái sắc" , (Vương chế ) Dù có nắng khô hạn, nước ngập lụt, dân cũng không bị xanh xao đói rách.
2. (Động) Phiếm chỉ chảy ra ngoài, trôi mất. ◇ Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng : "Lợi quyền ngoại dật" (Đệ cửu thập tứ hồi) Các quyền lợi bị thất tán.
3. (Động) Thừa thãi, sung mãn. ◎ Như: "nhiệt tình dương dật" hăng hái tràn trề.
4. (Phó) Quá độ, quá mức. ◎ Như: "dật mĩ" quá khen, khen ngợi quá đáng.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị trọng lượng, hai mươi "lạng" bằng một "dật" . § Thông "dật" . (2) Một vốc tay cũng gọi là một "dật".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy tràn. Hiếu Kinh có câu: Mãn nhi bất dật 滿 ý nói giàu mà không kiêu xa.
② Hai mươi bốn lạng gọi là một dật, một vốc tay cũng gọi là một dật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tràn, trèo: Nước thủy triều tràn ra ngoài đê. (Ngr) Quá: Quá con số này;
② (cũ) Như [yì] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy tràn ra ngoài — Quá độ — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 20 lạng ta.

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.