xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ chức quan coi việc bắt giặc cướp. Sau chỉ chức quan nhỏ. ◎ Như: "tư lại" thơ lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Tạc nhật lí tư phương đáo môn" (Đỗ Lăng tẩu ) Hôm qua viên lại làng vừa mới đến cửa.
2. (Danh) Họ "Tư".
3. (Động) Chờ, đợi. ◎ Như: "thiểu tư" đợi một chút, "tư mệnh" đợi mệnh lệnh.
4. (Động) Coi xét, thị sát. ◇ Thi Kinh : "Vu tư tư nguyên" (Đại nhã , Công lưu ) Coi xét cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
5. (Phó) Lẫn nhau, hỗ tương. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ hôn nhân, Vô tư viễn hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Anh em thân thích nội ngoại, Không nên xa cách nhau.
6. (Phó) Đều. ◎ Như: "tư khả" đều khá. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ chi giáo hĩ, Dân tư hiệu hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Ngài dạy bảo thế nào, Thì dân đều bắt chước theo như vậy.
7. (Trợ) Đặt cuối câu: biểu thị ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng thay, (Vì) muôn nước được sự che chở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, như tư khả đều khá.
② Ðợi, như thiểu tư đợi một chút, tư mệnh đợi mệnh lệnh, v.v.
③ Cùng coi, dò xét, như vu tư tư nguyên (Thi Kinh ) cùng coi cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
④ Thứ nhân làm quan gọi là tư. Ðời sau gọi thơ lại là tư lại là bởi đó (tức ta gọi là nhà tơ).
⑤ Giúp.
⑥ Sơ, xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều: Đều khá; Muôn sự đều đã sẵn sàng; Dân đều như thế cả (Thi Kinh);
② Quan lại nhỏ (cấp thấp): Viên quan nhỏ trong làng rất giảo hoạt gian trá (Liêu trai chí dị: Xúc chức). 【 】tư lại [xulì] (văn) Quan chức nhỏ;
③ Đợi: Đợi một chút; Đợi mệnh lệnh; Đợi (chờ) lệnh mà làm (Quản tử);
④ Cùng coi, dò xét: Cùng coi cánh đồng (để định chỗ dân ở) (Thi Kinh);
⑤ Lẫn nhau: Anh em là chỗ ruột rà, không nên xa (sơ) nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Giác cung);
⑥ Người ấy, ông ấy (dùng như đại từ): Vua Bàn Canh dời đô, những kẻ oán hận ông ấy lại là dân chúng (Vương An Thạch: Đáp Tư mã Gián nghị thư);
⑦ Trợ từ dùng cuối câu cảm thán, biểu thị sự tán tụng: Quân tử vui thay, được phúc của trời (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tang hỗ);
⑧ [Xu] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan nhỏ — Đều. Cùng — Giúp đỡ — Chờ đợi.

Từ ghép 1

lương
liáng ㄌㄧㄤˊ, liǎng ㄌㄧㄤˇ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền lành, tốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành, hay, giỏi. ◎ Như: "lương sư" bậc thầy tài đức, "lương gia tử đệ" con em nhà lương thiện, "lương dược khổ khẩu" thuốc hay đắng miệng. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mã lương" (Ngụy sách tứ ) Ngựa tôi tốt (chạy hay).
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" .
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" lâu lắm, "cảm xúc lương đa" rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" mong nhớ thâm thiết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương. Như trung lương , hiền lương , v.v. Cái tâm thuật của người gọi là thiên lương , tục gọi là lương tâm . Tục gọi con nhà thanh bạch, không có tiếng tăm gì xấu là lương gia tử đệ con em nhà lương thiện. Cô đầu nhà thổ giũ sổ về làm ăn lương thiện gọi là tòng lương .
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã tin rằng có vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lương thiện, hiền lương, tài: Tiêu hóa không tốt; Cải lương; Tướng tài (giỏi); Nhà có nhiều ngựa tốt (Hoài Nam tử);
② Người lương thiện: Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: Rất lâu; Được lắm cái hay; Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Giỏi, làm việc được — Tiếng người vợ gọi chồng mình. Xem Lương nhân — Tên người, tức Hoàng Đức Lương, danh sĩ Hậu Lê, người xã Cửu cao huyện Văn giang tỉnh Bắc Ninh, đậu Tiến sĩ năm 1478, niên hiệu Hồng đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hộ bộ Thi lang, có đi sứ Trung Hoa năm 1489. Tác phẩm văn học có Trích diễm thi tập, gom góp các bài thơ hay của đời Trần và Lê.

Từ ghép 38

thất nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

thất nghiệp, không có nghề nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. Mất việc làm hoặc không tìm được việc làm để mưu sinh. ◇ Hán Thư : "Bách tính thất nghiệp lưu tán" (Cốc Vĩnh truyện ) Dân chúng thất nghiệp lưu lạc các nơi.
2. Chỉ người mất công ăn việc làm. ◇ Tân Đường Thư : "Lục Đức viết: Kính lão, từ ấu, cứu tật, tuất cô, chẩn bần cùng, nhậm thất nghiệp" : , , , , , (Lục Chí truyện ) Lục Đức nói: Kính trọng người già, yêu thương con trẻ, cứu giúp người bệnh tật, vỗ về người cô quả, giúp đỡ người nghèo khó, dùng người không có việc làm sinh nhai.
3. Mất hết sản nghiệp.
4. Mất chức vị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất việc làm. Không có việc làm.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ người do nhân dân tuyển cử, có tư cách đại biểu nhân dân giữ quyền biểu quyết trong Quốc hội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người dự cuộc bàn bạc công việc — Người đại diện của một tỉnh hay một thàng phố do dân chúng địa phương bầu lên. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Nghị viên đâu phải chuyện con con, nước có quyền dân nước mới còn.
bẩm, lẫm
bǐn ㄅㄧㄣˇ, bǐng ㄅㄧㄥˇ, lǐn ㄌㄧㄣˇ

bẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vâng mệnh, tuân theo
2. thưa bẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bẩm, năng khiếu, tính nết, tính tình: Thiên bẩm, khiếu trời sinh;
② (cũ) Thưa, bẩm: Bẩm báo, trình thưa;
③ (văn) Vâng mệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận được. Ta hiểu là nhận được do trời cho — Lời quan dưới trình với quan trên. Ta hiểu là thưa với người trên. Một âm khác là Lẫm.

Từ ghép 13

lẫm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp lúa từ kho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cấp lúa kho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cấp phát lương thực — Kính sợ — Một âm là Bẩm.

tín dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tín dụng, credit

Từ điển trích dẫn

1. Lấy thành tín mà dùng người. ◇ Tả truyện : "Kì quân năng hạ nhân, tất năng tín dụng kì dân" , (Tuyên Công thập nhị niên ) Bậc đó biết hạ mình trước người khác, tất có thể lấy lòng thành tín sử dụng dân chúng của mình.
2. Tín nhiệm và ủy dụng. ◇ Hàn Dũ : "Ngô gián quan dã, bất khả lệnh thiên tử sát vô tội chi nhân, nhi tín dụng gian thần" , , (Thuận Tông thật lục tứ ) Ta làm gián quan, không thể khiến cho vua giết người vô tội và tín nhiệm ủy dụng gian thần.
3. Tin theo và sử dụng. ◇ Tư Mã Bưu : "Yêu tà chi thư, khởi khả tín dụng?" , (Thạch bao thất sấm ) Sách yêu tà, há có thể tin dùng chăng?
4. Không cần đưa ra vật tư hay tiền mặt làm bảo chứng mà chỉ tín nhiệm tiến hành hoạt động. ◎ Như: "tín dụng thải khoản" , "tín dụng giao dịch" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin dùng — Nói về việc cho vay nợ mà không đòi hỏi điều kiện tài sản bảo đảm. Td: Ngân hàng tín dụng.

Từ điển trích dẫn

1. Hát ca. ◇ Khuất Nguyên : "Ninh Thích chi âu ca hề, Tề Hoàn văn dĩ cai phụ" , (Li tao ) Ninh Thích (chăn trâu) ca hát hề, Tề Hoàn Công nghe được, mời về làm quan giúp vua trị nước.
2. Ca vịnh để khen ngợi công đức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưỡng xuyên chi dân, hãn lạc thái bình, dạ bất bế hộ, lộ bất thập di. hựu hạnh liên niên đại thục, lão ấu cổ phúc âu ca" , , , . , (Đệ bát thập thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hát lên để ca ngợi công đức nhà vua — Hát lên để vui mừng đời thái bình thịnh trị.

lợi ích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lợi ích, ích lợi, tác dụng

Từ điển trích dẫn

1. Điều tốt, điều có lợi. ◇ Hán Thư : "Khuyến lệnh dưỡng tàm chức lũ, dân đắc lợi ích yên" , (Tuần lại truyện , Vệ Táp truyện ) Khuyến khích nuôi tằm dệt giày, dân được lợi ích vậy.
2. Nguyên là thuật ngữ Phật giáo: chỉ công đức lợi ích cho chúng sinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt, giúp được cho mình hoặc công việc của mình.
nguyện
yuàn ㄩㄢˋ

nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng mong cầu, sự mong muốn, hi vọng, kì vọng. ◎ Như: "tâm nguyện" niềm mong ước trong lòng, "chí nguyện" điều mong mỏi. ◇ Đào Uyên Minh : "Phú quý phi ngô nguyện, đế hương bất khả kì" , (Quy khứ lai từ ) Giàu sang chẳng phải là điều ta mong mỏi, cõi tiên không thể ước ao.
2. (Động) Kì vọng, mong đợi. ◇ Mạnh Tử : "Bất cảm thỉnh nhĩ, cố sở nguyện dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Chẳng dám xin, vốn mong chờ được như thế vậy.
3. (Động) Thích muốn, vui lòng tự mong cầu. ◎ Như: "tình nguyện" thực tình muốn thế, "phát nguyện" mở lòng muốn thế. ◇ Hàn Dũ : "Ngô nguyện thân vi vân, Đông Dã biến vi long" , (Túy lưu Đông Dã ).
4. (Động) Cầu xin, khấn xin. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "(Thái hậu) toại chúc viết: Hà Bá, Hà Thần, nguyện tức linh uy" (): , (Quyển hạ ).
5. (Động) Ngưỡng mộ, hâm mộ. ◇ Tuân Tử : "Danh thanh nhật văn, thiên hạ nguyện" , (Vương chế ) Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ ngưỡng mộ.
6. (Động) Nghĩ nhớ, tư niệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Muốn. Lòng mong cầu gọi là tâm nguyện . Ðem cái quyền lợi mình muốn được hưởng mà yêu cầu pháp luật định cho gọi là thỉnh nguyện .
② Nguyện, dùng làm trợ từ, ý nói lòng muốn như thế. Như ông Mạnh Tử nói: Bất cảm thỉnh nhĩ cố sở nguyện dã chẳng dám xin vậy, vốn vẫn muốn thế vậy. Như ta nói tình nguyện (thực tình muốn thế), phát nguyện (mở lòng muốn thế), thệ nguyện (thề xin muốn được như thế), đều một ý ấy cả.
③ Khen ngợi, hâm mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sự mong muốn, lòng mong muốn, nguyện vọng: Nguyện vọng bình sinh; Như mong muốn. 【】 nguyện vọng [yuànwàng] Nguyện vọng, ước vọng, (điều) mong muốn: Một ước vọng từ bao đời; Phù hợp nguyện vọng của nhân dân;
② Ước muốn, mong muốn, tình nguyện, bằng lòng: Tôi muốn tham gia đấu bóng rổ; Quân tình nguyện; Tự nguyện tự giác; Chẳng dám xin, vốn muốn như thế vậy (Mạnh tử); Mong đại vương chớ ham của cải (Sử kí);
③ Cầu nguyện: Cầu nguyện;
④ (văn) Hâm mộ, ngưỡng mộ: Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ đều ngưỡng mộ (Tuân tử). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mong mỏi, trông đợi. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú có câu: » Cho nên đây phải họa vần Chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ « — Cầu khẩn van xin. Đoạn trường tân thanh có câu: » Bạc sinh quỳ xuống vội vàng, quá lời nguyện hết Thánh hoàng, Thổ công «.

Từ ghép 21

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cây súng hai lòng. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Các bậc sĩ nông công cổ, liều mang tai với súng song tâm «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.