thâu, thọ, thụ
shòu ㄕㄡˋ

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chịu đựng

thọ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, vâng theo: Người nhận thư; Tiếp thu; Vâng mệnh;
② Chịu: Chịu đựng đau khổ; Không chịu được;
③ Bị, mắc: Bị lừa, mắc lừa; Bị bưng bít;
④ (đph) Thích hợp: Ăn ngon; Sướng tai; Đẹp mắt.

thụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. được
2. bị, mắc phải
3. nhận lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhận lấy. ◎ Như: "thụ thụ" người này cho, người kia chịu lấy, "thụ đáo ưu đãi" nhận được sự ưu đãi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Giai nhất tâm hợp chưởng, dục thính thụ Phật ngữ" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Đều chắp tay đồng nhất tâm nguyện muốn nghe và nhận lời Phật nói.
2. (Động) Vâng theo. ◎ Như: "thụ mệnh" vâng mệnh.
3. (Động) Hưởng được. ◎ Như: "tiêu thụ" được hưởng các sự tốt lành, các món sung sướng, "thụ dụng" hưởng dùng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi hựu xuất lai tác thập ma? Nhượng ngã môn dã thụ dụng nhất hội tử" ? (Đệ tam thập bát hồi) Mợ lại đến đây làm gì? Để cho chúng tôi được ăn thỏa thích một lúc nào.
4. (Động) Dùng, dung nạp. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ hư thụ nhân" (Hàm quái ) Người quân tử giữ lòng trống mà dung nạp người. ◇ Đỗ Phủ : "Thu thủy tài thâm tứ ngũ xích, Dã hàng kháp thụ lưỡng tam nhân" , (Nam lân ) Nước thu vừa sâu bốn năm thước, Thuyền quê vừa vặn chứa được hai ba người.
5. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "thụ phiến" mắc lừa.
6. (Phó) Thích hợp, trúng. ◎ Như: "thụ thính" hợp tai, "thụ khán" đẹp mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu nhận lấy. Người này cho, người kia chịu lấy gọi là thụ thụ .
② Vâng, như thụ mệnh vâng mệnh.
③ Ðựng chứa, như tiêu thụ hưởng dùng, thụ dụng được dùng, ý nói được hưởng thụ các sự tốt lành, các món sung sướng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, vâng theo: Người nhận thư; Tiếp thu; Vâng mệnh;
② Chịu: Chịu đựng đau khổ; Không chịu được;
③ Bị, mắc: Bị lừa, mắc lừa; Bị bưng bít;
④ (đph) Thích hợp: Ăn ngon; Sướng tai; Đẹp mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận lấy — Đem dùng — Vâng chịu — Nhận chịu — Cũng đọc Thọ.

Từ ghép 26

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

hàm
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tráp, bao, hộp
2. thư từ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thư từ, thư tín, tín kiện. ◎ Như: "lai hàm" thư gởi đến, "hàm kiện" thư từ. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu chấp hữu lệnh Thiên Thai, kí hàm chiêu chi" , (Kiều Na ) Có người bạn học thân cũ làm huyện lệnh Thiên Thai gửi thư mời (đến nhà).
2. (Danh) Công văn. ◎ Như: "công hàm" công văn.
3. (Danh) Hộp, vỏ bọc ngoài. ◎ Như: "kính hàm" hộp đựng gương, "kiếm hàm" bao kiếm. ◇ Sử Kí : "Kinh Kha phụng Phàn Ô Kì đầu hàm, nhi Tần Vũ Dương phụng địa đồ hiệp, dĩ thứ tiến" , , (Kinh Kha truyện ) Kinh Kha bưng hộp đựng đầu Phàn Ô Kì, còn Tần Vũ Dương bưng tráp đựng địa đồ, theo thứ tự đi vào.
4. (Danh) Bộ, tập. ◎ Như: "toàn thư cộng thập hàm" toàn thư gồm mười tập.
5. (Danh) Đầu lưỡi.
6. (Danh) Áo giáp.
7. (Danh) Tên núi.
8. (Động) Bao bọc, bao dung. ◎ Như: "tịch gian hàm trượng" trong chiếu rộng tới một trượng. Cổ nhân đãi thầy giảng học rộng như thế, để cho đủ chỗ chỉ vẽ bảo ban, vì thế bây giờ gọi thầy là "hàm trượng" là do nghĩa ấy.
9. (Động) Để vào hộp, đóng kín lại. ◇ Chiến quốc sách : "Nãi toại thịnh Phàn Ô Kì chi thủ hàm phong chi" (Yên sách tam ) Đành lượm thủ cấp Phàn Ô Kì cho vào cái hộp, đậy lại.
10. (Động) Chịu vùi lấp, hãm nhập. ◇ Hán Thư : "Sở dĩ ẩn nhẫn cẩu hoạt, hàm phẩn thổ chi trung nhi bất từ giả" , (Tư Mã Thiên truyện ) Do vậy mà phải ẩn nhẫn sống tạm bợ, chịu chôn vùi nơi đê tiện mà không đi vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Dung được, như tịch gian hàm trượng trong chiếu rộng tới một trượng. Cổ nhân đãi thầy giảng học rộng như thế, để cho đủ chỗ chỉ vẽ bảo ban, vì thế bây giờ gọi thầy là hàm trượng là do nghĩa ấy.
② Cái phong bì. Cái để bọc thơ gọi là hàm.
③ Cái hộp, như kính hàm hộp đựng gương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vỏ bọc ngoài, cái hộp: Hộp kính; Cái vỏ bọc sách, hộp sách;
② Thư, bao thư, thư từ, (công) hàm: Thư gởi đến; Thư trả lời; Công hàm;
③ Bao gồm, bao hàm, chứa được, dung được: Trong chiếu rộng tới một trượng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chứa đựng — Cái hộp nhỏ để đựng đồ vật. Cái tráp — Cái bao thư.

Từ ghép 10

sính
pìn ㄆㄧㄣˋ, pìng ㄆㄧㄥˋ

sính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tìm hỏi, mời đón
2. lễ cưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm hỏi, mời đón (nghe biết ai có tài có đức sinh lòng kính lễ, lấy các đồ quý báu đến tặng để cầu thân hay xin giúp đỡ). ◇ Lễ Kí : "Miễn chư hầu, sính danh sĩ, lễ hiền giả" , , (Nguyệt lệnh ) Khuyên khích chư hầu, mời đón kẻ sĩ có tiếng tăm, hậu đãi người hiền tài.
2. (Động) Hỏi thăm, các nước sai sứ đi thông hiếu với nhau (ngày xưa). ◇ Thiền Uyển Tập Anh : "Thất niên Tống nhân Nguyễn Giác lai sính" (Khuông Việt Đại sư ) Năm (Thiên Phúc) thứ 7 (986), người Tống là Nguyễn Giác sang sứ nước ta.
3. (Động) Đính hôn. ◎ Như: "sính định" đính hôn (giao ước làm vợ chồng nhưng chưa làm lễ thành hôn).
4. (Danh) Lễ cưới hoặc lễ vật đem đến giạm hỏi cưới. ◇ Phù sanh lục kí : "Dĩ thiên kim tác sính" (Khảm kha kí sầu ) Bỏ ra một ngàn tiền vàng làm sính lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm hỏi, mời đón. Nghe biết ai có tài có đức sinh lòng kính lễ, lấy các đồ quý báu đến tặng để cầu thân hay cầu giúp mình gọi là sính.
② Hỏi thăm, các nước sai sứ đi thông hiếu với nhau gọi là sính.
③ Lễ cưới, do người mai mối đem lễ vật đến giạm hỏi cũng gọi là sính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mời (đến làm việc): Mời làm cố vấn; Được mời làm chủ tịch danh dự;
② (văn) Hỏi thăm (qua việc cử sứ giả đi);
③ Hỏi, giạm hỏi: Hỏi vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỏi cho biết — Đem lễ vật tới mời người hiền tài ra giúp nước — Đem lễ vật đi hỏi vợ.

Từ ghép 13

chửng, thừa, tặng
chéng ㄔㄥˊ, zhěng ㄓㄥˇ

chửng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cứu vớt (dùng như ).

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vâng theo
2. hứng, đón lấy, nhận lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kính vâng, phụng. ◎ Như: "thừa song đường chi mệnh" vâng mệnh cha mẹ.
2. (Động) Chịu, nhận, tiếp thụ. ◎ Như: "thừa vận" chịu vận trời, "thừa ân" chịu ơn.
3. (Động) Hứng, đón lấy. ◎ Như: "dĩ bồn thừa vũ" lấy chậu hứng nước mưa. ◇ Liêu trai chí dị : "Khí nhất hô, hữu hoàn tự khẩu trung xuất, trực thượng nhập ư nguyệt trung; nhất hấp, triếp phục lạc, dĩ khẩu thừa chi, tắc hựu hô chi: như thị bất dĩ" , , ; , , : (Vương Lan ) Thở hơi ra, có một viên thuốc từ miệng phóng ra, lên thẳng mặt trăng; hít một cái thì (viên thuốc) lại rơi xuống, dùng miệng hứng lấy, rồi lại thở ra: như thế mãi không thôi.
4. (Động) Đương lấy, gánh vác, đảm đương, phụ trách. ◎ Như: "thừa phạp" thay quyền giúp hộ, "thừa nhận" đảm đang nhận lấy.
5. (Động) Nối dõi, kế tục, tiếp theo. ◎ Như: "thừa điêu" nối dõi giữ việc cúng tế, "thừa trọng" cháu nối chức con thờ ông bà, "thừa thượng văn nhi ngôn" tiếp theo đoạn văn trên mà nói.
6. (Danh) Phần kém. ◇ Tả truyện : "Tử Sản tranh thừa" (Chiêu Công thập tam niên ) Ông Tử Sản tranh lấy phần thuế kém.
7. (Danh) Họ "Thừa".

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng, như bẩm thừa bẩm vâng theo, thừa song đường chi mệnh vâng chưng mệnh cha mẹ, v.v.
② Chịu, như thừa vận chịu vận trời, thừa ân chịu ơn, v.v. Người trên ban cho, kẻ dưới nhận lấy gọi là thừa.
③ Ðương lấy, như thừa phạp thay quyền giúp hộ, thừa nhận đảm đang nhận lấy, v.v.
④ Phần kém, như Tử Sản tranh thừa ông Tử Sản tranh lấy phần thuế kém.
⑤ Nối dõi, như thừa điêu nối dõi giữ việc cúng tế, thừa trọng cháu nối chức con thờ ông bà, v.v.
⑥ Tiếp theo, như thừa thượng văn nhi ngôn tiếp theo đoạn văn trên mà nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng, đón: Lấy chậu hứng nước mưa;
② Được (tiếng lễ phép): Được các bạn tiếp đãi niềm nở;
③ Gánh, chịu, gánh chịu, gánh vác: Tôi sẽ gánh (chịu) trách nhiệm; Chịu ơn;
④ Nhận: Nhận làm;
⑤ Thừa (thừa dịp, nhân lúc), tiếp, kế, nối: Kế trước nối sau; Tiếp theo đoạn văn trên mà nói; Nối dõi giữ việc cúng tế; Thừa dịp, thừa cơ hội; Chợt thấy lợi thì sinh lòng tà vạy, thừa dịp sơ hở xông vào xâm chiếm (Bạch Cư Dị: Thỉnh bãi Hằng Châu binh sự nghi);
⑥ (văn) Vâng, vâng theo: Vâng mệnh cha mẹ; Nay vâng theo mệnh sáng;
⑦ (văn) Ngăn trở;
⑧ (văn) Phụ tá, giúp đỡ (dùng như , bộ );
⑨ (văn) Ngăn cấm;
⑩ (văn) Phần kém: Ông Tử Sản giành lấy phần thuế kém;
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vâng chịu. Cũng dùng lẫn với chữ Thừa — Dùng như chữ Thừa .

Từ ghép 22

tặng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cho. Cho biếu. Như chữ Tặng — Một âm là Thừa. Xem Thừa.
nhị
èr ㄦˋ

nhị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chức phó
2. 2, hai, (như: , dùng để viết văn tự)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người trợ giúp, chức phụ tá. ◎ Như: "phó nhị" kẻ thừa tá, "trừ nhị" thái tử (chuẩn bị nối ngôi vua). ◇ Chu Lễ : "Nãi thi pháp vu quan phủ, nhi kiến kì chánh, lập kì nhị" , , (Thiên quan , Đại tể ) Bèn đặt ra phép tắc ở phủ quan, dựng chức chính, lập chức phó.
2. (Danh) Người tài sức ngang bằng, địch thủ.
3. (Danh) Hai. § Cũng như chữ "nhị" , dùng để viết các giấy tờ quan hệ cho không sửa được.
4. (Danh) Họ "Nhị".
5. (Động) Ngờ, hoài nghi. ◇ Thượng Thư : "Nhậm hiền vật nhị" () Dùng người hiền, đừng nghi ngờ.
6. (Động) Làm trái, làm phản. ◇ Tả truyện : "Thần bất cảm nhị" (Chiêu Công nhị thập niên ) Hạ thần không dám hai lòng.
7. (Động) Làm lại, làm lần nữa. ◇ Luận Ngữ : "Bất thiên nộ, bất nhị quá" , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
8. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
9. (Tính) Phó, thứ, phụ. ◎ Như: "nhị khanh" chức phó của quan khanh, "nhị thất" biệt thất, li cung, phó cung (của vua). ◇ Mạnh Tử : "Thuấn thượng kiến đế, đế quán sanh ư nhị thất" , (Vạn Chương hạ ) Ông Thuấn bái kiến vua (Nghiêu), vua tiếp đãi rể ở li cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức phó, như kẻ thừa tá gọi là phó nhị , thái tử gọi là trừ nhị v.v.
② Hai, cũng như chữ nhị , dùng để viết các giấy má quan hệ cho không chữa gian được nữa.
③ Ngờ, như nhậm hiền vật nhị (Thư Kinh ) dùng người hiền chớ có ngờ. Lòng không trung thành về một nơi, một bên nào gọi là nhị tâm .
④ Sai lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (chữ viết kép);
② (văn) Hai lòng, phản bội;
③ (văn) Chức phó: Thái tử; Người phụ tá;
④ (văn) Sai lầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lối viết trang trọng của chữ Nhị — Tên người. Chẳng hạn bà Trưng Nhị ( là chữ Nhị này ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.