phồn thể
Từ điển phổ thông
2. hình thể
3. dạng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" 肢體 tay chân mình mẩy, "tứ thể" 四體 hai tay hai chân. ◇ Sử Kí 史記: "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" 乃自刎而死. 王翳取其頭, (...) 最其後, 郎中騎楊喜, 騎司馬呂馬童, 郎中呂勝, 楊武各得其一體 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" 固體 chất dắn, "dịch thể" 液體 chất lỏng, "chủ thể" 主體 bộ phận chủ yếu, "vật thể" 物體 cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" 駢體 lối văn biền ngẫu, "phú thể" 賦體 thể phú, "quốc thể" 國體 hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" 君主國 nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" 共和國 nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" 草體 chữ thảo, "khải thể" 楷體 chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" 正方體 hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" 體. § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" 用. ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" 故聖人以身體之 (Phiếm luận 氾論) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" 體諒 đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" 體恤民情 đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" 體己 riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" 體驗 tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" 體會 thân mình tận hiểu, "thể nhận" 體認 chính mình chân nhận.
Từ điển Thiều Chửu
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể 文體 thể văn, tự thể 字體 thể chữ, chính thể 政體, quốc thể 國體, v.v. Lại nói như thể chế 體制 cách thức văn từ, thể tài 體裁 thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát 體察 đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất 體恤 đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể 一體 suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng 用 dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể 體. Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thể, hình thể, chất: 物體 Vật thể; 全體 Toàn thể; 液體 Chất lỏng; 個體 Cá thể;
③ Thể, lối: 字體 Thể chữ, lối chữ; 文 體 Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: 體驗 Thể nghiệm, nghiệm thấy; 體察 Đặt mình vào đấy để xét; 體恤 Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng 用), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem 體 [ti].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 68
phồn & giản thể
Từ điển Trần Văn Chánh
② Họ (hàng): 同宗 Cùng họ; 宗兄 Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: 北宗 Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: 一宗事 Một việc; 大宗貨物 Số hàng lớn; 案件三宗 Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: 宗冨 Chủ ý.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" 列祖列宗 các tổ tiên, "tổ tông" 祖宗 tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" 大宗 dòng trưởng, "tiểu tông" 小宗 dòng thứ, "đồng tông" 同宗 cùng họ. ◇ Tả truyện 左傳: "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" 晉吾宗也, 豈害我哉? (Hi Công ngũ niên 僖公五年) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh 道德經: "Uyên hề tự vạn vật chi tông" 淵兮似萬物之宗 (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật 佛 từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" 南宗 và "bắc tông" 北宗.
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ 周禮: "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" 春見曰朝, 夏見曰宗 (Xuân quan 春官, Đại tông bá 大宗伯) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" 一宗事 một việc, "đại tông hóa vật" 大宗貨物 số hàng lớn, "án kiện tam tông" 案件三宗 ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" 食之飲之, 君之宗之 (Đại nhã 大雅, Công lưu 公劉) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" 宗兄 anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" 宗旨 chủ ý.
Từ điển Thiều Chửu
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông 大宗, dòng thứ là tiểu tông 小宗, cùng họ gọi là đồng tông 同宗.
③ Chủ, như tông chỉ 宗旨 chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông 南宗 và bắc tông 北宗.
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông 卷宗, một số đồ lớn gọi là đại tông 大宗.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Họ (hàng): 同宗 Cùng họ; 宗兄 Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: 北宗 Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: 一宗事 Một việc; 大宗貨物 Số hàng lớn; 案件三宗 Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: 宗冨 Chủ ý.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. Bộ phận chủ yếu trong sự vật. ◎ Như: học sinh là "chủ thể" 主體 của trường học.
3. Danh từ triết học: tương đối với "khách thể" 客體, chỉ người (hay "cá thể" 個體) có nhận thức và năng lực thực tiễn đối với "khách thể" 客體.
4. Pháp học dụng ngữ 法學用語: (1) Trong Dân pháp 民法, chỉ "công dân" 公民 (hoặc "pháp nhân" 法人) hưởng thụ quyền lợi và gánh vác nghĩa vụ. (2) Trong Hình pháp 刑法, chỉ người phạm tội, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. (3) Trong Quốc tế pháp 國際法, chỉ "quốc gia" 國家 có chủ quyền và nghĩa vụ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. Người phụ trách chủ yếu công việc biên tập. ◎ Như: "tha thị bổn báo đích chủ biên" 他是本報的主編.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. quan điểm
Từ điển trích dẫn
2. Ý kiến, kiến giải, chủ ý. ◇ Lí Ngư 李漁: "Mẫu thân bất yếu đa lự, hài nhi tự hữu chủ trương" 母親不要多慮, 孩兒自有主張 (Ngọc tao đầu 玉搔頭, Tấn ngọc 訊玉) Mẹ không phải lo lắng chi nhiều, con đã có chủ ý.
3. Đề xướng, phù trì. ◇ Tống sử 宋史: "Phú quý dị đắc, Danh tiết nan thủ. Nguyện an thì xử thuận, Chủ trương thế đạo" 富貴易得, 名節難守. 願安時處順, 主張世道 (Ẩn dật truyện 隱逸傳, Từ Trung hành 徐中行) Giàu sang dễ có, Danh tiết khó giữ. Nguyện an thời xử thuận, Phù trì thế đạo.
4. Cứu giúp, tiếp tế. ◇ Cao Minh 高明: "Vọng tướng công khả liên kiến, chủ trương ta lương mễ, dữ nô gia cứu tế công bà chi mệnh" 望相公可憐見, 主張些糧米, 與奴家救濟公婆之命 (Tì bà kí 琵琶記, Nghĩa thương chẩn tế 義倉賑濟) Cầu mong tướng quân thương xót, tiếp tế chút lương gạo, cho tôi cứu mạng mẹ chồng.
5. Lo liệu, trù liệu.
6. Chống đỡ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Trương Liêu thừa thế yểm sát, Viên Thượng bất năng chủ trương, cấp cấp dẫn quân bôn hồi Kí Châu" 張遼乘勢掩殺, 袁尚不能主張, 急急引軍奔回冀州 (Đệ tam thập nhị hồi) Trương Liêu thừa thế đánh theo, Viên Thượng chống đỡ không nổi, vội vàng dẫn quân chạy về Kí Châu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.