thán
tàn ㄊㄢˋ

thán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kêu, than thở
2. tấm tắc khen
3. ngân dài giọng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Than, thở dài. ◎ Như: "thán tức" than thở. ◇ Nguyễn Trãi : "Sầu lai đốt đốt mạn thư không, Thiên địa vô cùng thán chuyển bồng" , (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Sầu đến, viết mấy chữ "đốt đốt" lên không, Trời đất vô cùng, than cho cỏ bồng xoay chuyển. § "Ân Hạo" nhà Tấn bị cách chức, ngày ngày giơ tay viết lên không mấy chữ "đốt đốt quái sự" như người mất trí, biểu hiệu nỗi kinh hãi.
2. (Động) Ngâm. ◎ Như: "thán tụng" ngâm tụng.
3. (Động) Khen ngợi. § Thông "thán" . ◇ Phù sanh lục kí : "Khánh vân kiến ư tây phương, (...) quan giả mạc bất thán vị kì thụy" 西, (...) (Trung san kỉ lịch ).

Từ điển Thiều Chửu

① Than, thở dài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Than thở: Thở dài một cái;
② Khen: Khen ngợi. Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Than thở. Td: Oán thán.

Từ ghép 11

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo gọi pháp thân của chư Phật vô sinh vô diệt là "bất hoại thân" . ◇ Niết Bàn kinh : "Vân hà đắc trường thọ, Kim cương bất hoại thân" , (Thọ mệnh phẩm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng nguội lạnh như tro, không còn ham muốn rung động gì nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ nguội lạnh như tro. Lòng thất vọng.
nhuận
rùn ㄖㄨㄣˋ

nhuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhuần nhị
2. thấm ướt
3. lời, lãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời, lãi, lợi ích. ◎ Như: "lợi nhuận" tiền lời.
2. (Động) Thấm, xấp, làm cho khỏi khô. ◎ Như: "nhuận trạch" thấm nhuần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tuy nhất địa sở sinh, nhất vũ sở nhuận, nhi chư thảo mộc, các hữu sai biệt" , , , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Dù rằng cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cỏ vẫn có khác nhau.
3. (Động) Sửa sang, trau chuốt. ◎ Như: "nhuận sắc" sửa chữa văn chương.
4. (Tính) Ẩm ướt. ◎ Như: "thổ nhuận đài thanh" đất ẩm rêu xanh, "thấp nhuận" ẩm ướt.
5. (Tính) Trơn, mịn, bóng. ◎ Như: "quang nhuận" mịn màng, "châu viên ngọc nhuận" hạt trai tròn, hạt ngọc bóng (dùng để tỉ dụ văn từ trơn tru hoặc tiếng hát tròn đầy).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuần, thấm, thêm.
② Nhuận, nhuần nhã, phàm cái gì không khô ráo đều gọi là nhuận.
③ Lấy của mà đền công cho người gọi là nhuận, như nhuận bút (xin văn xin chữ của người rồi lấy tiền mà tặng trả).
④ Nhuận sắc tô điểm cho thêm văn vẻ, sửa lại văn tự cũng gọi là nhuận sắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩm ướt: Đất ẩm rêu xanh; Ẩm ướt;
② Thấm, xấp (làm cho bớt khô): Thấm giọng, xấp giọng; Nhuận tràng;
③ Trơn bóng, tươi nhuận, mịn: Nước da mịn:
④ Chải chuốt, gọt giũa (bài văn): Gọt giũa (bài văn) cho thêm hay;
⑤ Lời, lãi: Chia lãi; Lợi nhuận, tiền lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Làm cho tốt đẹp. Trau dồi — Mưa ướt, tưới ướt khắp nơi — Tên người, tức Đỗ Nhuận, danh sĩ thời Lê, Phó Nguyên súy hội Tao đàn Nhị thập bát tú của Lê Thánh Tông, từng cùng với Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đào Cử và Đàm Văn Lễ, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông sạon bộ Thiên nam dư hạ tập.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Một thân hóa thành nhiều thân.
2. Ý nói tâm lực đồng thời phải lo toan nhiều việc. ☆ Tương tự: "kiêm cố" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bình túng nhiên trí dũng, chỉ khả đương nhất đầu, khởi khả phân thân lưỡng xứ? Tu tái đắc nhất tướng đồng khứ vi diệu" , , ? (Đệ cửu thập cửu hồi) (Vương) Bình tuy có trí dũng, chỉ đương được một đầu, chớ không kiêm đương cả hai chỗ được, phải có một tướng nữa đi cùng mới xong.
3. Xẻ xác. ◇ Minh thành hóa thuyết xướng từ thoại tùng khan : "Tróc trụ soán quốc tặc Vương Mãng, toàn đài quả cát toái phân thân" , (Hoa quan tác xuất thân truyện ) Bắt lấy tên giặc soán nước Vương Mãng, chặt đứt xương gáy róc thịt xẻ vụn xác.
4. Phật giáo thuật ngữ: Chư Phật vì muốn hóa đạo chúng sinh mười phương thế giới, dùng phương tiện lực, hiện thành Phật tướng ở các thế giới, gọi là "phân thân" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã phân thân chư Phật, tại ư thập phương thế giới thuyết pháp" , (Kiến bảo tháp phẩm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia thân mình ra, hóa ra thành hai người khác nhau.

hóa sinh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa sinh sản.
2. Có các nghĩa sau: (1) Sinh ra một cách tự nhiên, tự mình sinh ra; (2) Sinh ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên. Chúng sinh đột nhiên sinh ra một nơi nào đó, chẳng hạn, sự xuất hiện của loài ma; (3) Khác với các cách sinh khác (như "noãn sanh" , "thai sanh" , "thấp sanh" ), loài chúng sinh sinh ra mà không có nguồn gốc đặc trưng. Đặc biệt liên quan đến giai đoạn trung gian sau khi chết (trung hữu), khi chúng sinh hóa thân thành thần (a-tu-la), chư thiên và ngạ quỷ… Một trong "tứ sanh" (bốn cách sinh) của các sinh thể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ sự sống, vì trong sự sống luôn có sự thay đổi.

Từ điển trích dẫn

1. Thiên tử chia đất phong cho chư hầu.
2. Sau khi ong chúa mới sinh sản, ong chúa cũ đem một đàn ong đi chỗ khác làm tổ, gọi là "phân phong" . § Cũng viết là "phân phong" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia mà ban cho, nói về việc vua chia đất, ban cho các chư hầu. » Nước ta Nam Việt phân phong « ( Hạnh Thục ca ).
chước
zhuó ㄓㄨㄛˊ

chước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rót rượu, uống rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rót rượu, uống rượu. ◎ Như: "tiểu chước" uống xoàng, "độc chước" uống một mình. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim nhật lão phu tiện giáng, vãn gian cảm khuất chúng vị đáo xá tiểu chước" , (Đệ tứ hồi) Hôm nay là sinh nhật lão phu, đến chiều xin mời chư vị quá bước đến nhà lão phu xơi chén rượu nhạt.
2. (Động) Liệu làm, đắn đo, thương lượng. ◎ Như: "thương chước" bàn liệu.
3. (Danh) Tiệc rượu, yến hội. ◎ Như: "hỉ chước" tiệc cưới.
4. (Danh) Rượu. ◇ Vương Bột : "Lan khí huân san chước" (Thánh tuyền yến ) Hương lan hun rượu núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Rót rượu, nay thông dụng là uống rượu. Như tiểu chước uống xoàng, độc chước uống một mình.
② Liệu làm, đắn đo lấy cái hay mà làm gọi là chước, cũng như rót rượu phải liệu cho đầy vơi vừa vặn. Như thương chước bàn liệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuốc, rót (rượu): Chuốc một cốc rượu. (Ngr) Tiệc rượu: 便 Tiệc rượu thường;
② (văn) Uống rượu: Uống xoàng; Đêm trăng uống rượu một mình;
③ Cân nhắc, châm chước, liệu lường, suy xét, xét: Bàn liệu; Xét và trả lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rót rượu ra. Mời rượu — Chỉ rượu — Chẳng hạn gọi là rượu Thanh chước — Uống rượu — Chọn lấy cái tốt — Sắp đặt tính toán, xê xích sao cho êm đẹp. Chẳng hạn Châm chước.

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ sinh nhật của mình (lời nói khiêm). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim nhật lão phu tiện giáng, vãn gian cảm khuất chúng vị đáo xá tiểu chước" , (Đệ tứ hồi) Hôm nay là sinh nhật lão phu, đến chiều xin mời chư vị quá bước đến nhà lão phu xơi chén rượu nhạt.
si, xi, xuy
chī ㄔ

si

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ngây ngô, tả cái dáng vô tri thức.
② Si Vưu vua nước Cửu Lê ngày xưa sinh việc binh qua, chế ra giáo mác cung nỏ quấy rối chư hầu, bị vua Hoàng Đế đánh chết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con sâu. Loài sâu — Ngu, đần như chữ Si — Khinh lờn — Chê cười — Xấu xí.

Từ ghép 1

xi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh Tên một giống côn trùng.
2. (Danh) Họ "Xi". ◎ Như: "Xi Vưu" vua nước Cửu Lê ngày xưa, sinh việc binh qua, chế ra giáo mác cung nỏ quấy rối chư hầu, bị vua Hoàng Đế đánh chết.
3. (Tính) Ngây ngô, ngu đần. ◇ Thi Kinh : "Manh chi xi xi, Bão bố mậu ti" , 貿 (Vệ phong , Manh ) Một gã ngơ ngáo không biết gì, Ôm tiền đi mua tơ.
4. (Tính) Xấu xí. § Thông "xi" . ◇ Triệu Nhất : "Thục tri biện kì xi nghiên?" (Thứ thế tật tà phú ) Ai biết biện biệt xấu đẹp?
5. (Động) Cười nhạo. § Thông . ◇ Nguyễn Tịch : "Khiếu khiếu kim tự xi" (Vịnh hoài ) Hì hì nay tự cười mình.
6. (Động) Khinh nhờn. ◇ Trương Hành : "Xi huyễn biên bỉ" (Tây kinh phú 西) Khinh nhờn lừa dối nơi biên giới xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngu đần, ngây ngô, ngốc nghếch, ngờ nghệch: Có một người ngờ nghệch (Thi Kinh);
② Cười cợt;
③ Xấu xí;
④ Một loài côn trùng;
⑤ 【】Xi Vưu [Chiyóu] Xi Vưu (tên một ông vua hiếu chiến của nước Cửu Lệ thời xưa, theo truyền thuyết bị Hoàng Đế đánh chết).

xuy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngây ngô

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.