sàng
chuáng ㄔㄨㄤˊ

sàng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái giường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục dùng như chữ "sàng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái giường. Tục dùng như chữ sàng .
② Cái giá gác đồ.
③ Cái sàn bắc trên giếng để đỡ cái con quay kéo nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giường: Giường bệnh; Giường lò so; Bên giường vừa lọt ánh trăng, trông ra mặt đất ngỡ rằng hơi sương (Lí Bạch: Tĩnh dạ tư);
② Giá, sàn, bàn, máy: Cái giá đàn; Bàn đẻ, giường đỡ đẻ; Máy tiện;
③ Lợi, nướu: Lợi (nướu) răng;
④ (loại) Chiếc, cái, bộ...: Hai chiếc chăn bông; Một bộ đồ giường (chăn, đệm, khăn trải giường).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giường để nằm. Truyện Hoa Tiên có câu: » Khéo thay lời nói hữu tình, sàng đông rày mới là đành có nơi «. Sàng đông, còn gọi là Đông sàng, cái giường ở phía đông, chỉ chàng rể, Sách Tấn thư chép rằng: Quan Thái úy Khước giám tới nhà Vương Đạo, nơi có nhiều học trò ở, để kén rể. Học trò ai cũng xôn xao, chỉ có một người cứ nằm im trên chiếc giường phía đông, tức là Vương Hi Chi, người có tài viết chữ đẹp. Khước giám chọn Hi Chi làm rể — Phàm vật gì tương tự như cái giá để đồ vật, đều gọi là Sàng. Td: Cầm sàng ( giá để đàn ), Bút sàng ( giá để bút ) — Cái thành tiếng.

Từ ghép 14

tiện
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rẻ mạt
2. nghèo hèn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hèn, mọn. ◇ Hậu Hán Thư : "Bần tiện chi tri bất khả vong" (Tống Hoằng truyện ) Bạn biết nhau thuở nghèo hèn không thể bỏ quên. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, hèn hạ, sao lại đối xử với ta như thế?
2. (Tính) Rẻ. ◎ Như: "tiện giá" giá rẻ.
3. (Tính) Lời nói nhún mình. ◎ Như: "tiện danh" cái tên hèn mọn của tôi, "tiện nội" người vợ hèn mọn của tôi.
4. (Danh) Họ "Tiện".
5. (Động) Khinh rẻ. ◇ Sử Kí :: "Hiền hiền tiện bất tiếu" (Thái Sử Công tự tự ) Tôn người hiền, khinh kẻ xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hèn.
② Khinh rẻ.
③ Lời nói nhún mình, như tiện danh cái tên hèn mọn của tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rẻ: Bán rẻ; Giá rẻ;
② Hèn, hèn hạ, thấp hèn, hèn mọn: Nghèo hèn; ! Cam tâm làm nô lệ, thật là hèn hạ!;
③ Khinh bỉ, khinh rẻ, xem thường: Ai cũng khinh bỉ;
④ (cũ) Hèn mọn của tôi (lời tự khiêm): Tiện nữ; Tài nghề hèn mọn (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấp hèn — Coi là thấp hèn — Tiếng khiêm xưng, khi nói về mình.

Từ ghép 16

hiệp
xiá ㄒㄧㄚˊ

hiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hào hiệp
2. hiệp sĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người hành động vì nghĩa, chèn kẻ mạnh giúp người yếu. ◎ Như: "hào hiệp" , "du hiệp" . ◇ Sử Kí : "Tự Tần dĩ tiền, thất phu chi hiệp, nhân diệt bất kiến, dư thậm hận chi" , , , (Du hiệp liệt truyện ) Từ nhà Tần trở về trước, những người thường mà làm kẻ nghĩa hiệp đều mai một, tôi rất lấy làm hận.
2. (Danh) Việc làm vì dũng nghĩa. ◎ Như: "hành hiệp trượng nghĩa" .
3. (Tính) Có nghĩa dũng. ◎ Như: "hiệp nghĩa" , "hiệp khách" , "hiệp khí" .
4. Một âm là "giáp". (Động) § Thông "giáp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hào hiệp, lấy quyền lấy sức mà giúp người gọi là hiệp . Phàm những người vì nghĩa mà cứu giúp người gọi là hiệp, như nghĩa hiệp , hiệp sĩ , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệp khách: Võ hiệp; Nữ hiệp;
② Hành vi hào hiệp: Làm những việc nghĩa hiệp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem tài sức mà cứu giúp người — Đẹp đẽ.

Từ ghép 7

khước
què ㄑㄩㄝˋ

khước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lùi bước
2. từ chối
3. mất đi
4. lại còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chối, không nhận. ◎ Như: "thôi khước" thoái thác.
2. (Động) Lùi về, thối lui. ◎ Như: "khước địch" đánh được giặc lùi.
3. (Trợ) Rồi, mất, được. ◎ Như: "vong khước" quên mất.
4. (Phó) Vẫn, nhưng. ◇ Tây du kí 西: "Na lí phô thiết đắc tề tề chỉnh chỉnh, khước hoàn vị hữu tiên lai" , (Đệ ngũ hồi) (Cỗ tiệc) bày biện chỉnh tề, nhưng chưa có vị tiên nào tới.
5. (Phó) Biểu thị phản vấn: Sao, sao lại? ◇ Thủy hử truyện : "Giá phụ nhân thị thùy? Khước tại giá lí khiết tửu?" , (Đệ lục hồi) Còn người đàn bà này là ai? Sao lại tới đây uống rượu?
6. (Phó) Đang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ khước đãi hướng tiền, Vân Trường tảo xuất" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ đang định xông ra, (Quan) Vân Trường đã nhảy ra trước.
7. (Phó) Lại. ◎ Như: các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng "khước thuyết" nghĩa là nối bài trên mà nói. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba San dạ vũ thì" 西, (Dạ vũ kí bắc ) Bao giờ cùng cắt nến bên cửa sổ phía tây, Lại được nói chuyện lúc mưa đêm trên núi Ba Sơn.
8. § Tục viết là "khước" .

Từ điển Thiều Chửu

① Từ giã. Người ta cho gì mình từ không nhận gọi là khước.
② Lùi về. Như khước địch đánh được giặc lùi.
③ Mất, tiếng nói giúp lời. Như vong khước quên mất.
④ Lại. Như các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng khước thuyết nghĩa là nối bài trên mà nói. Tục viết là khước .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lùi lại — Ngừng. Thôi — Từ chối, không chịu nhận — Lại nữa. Lại còn — Bèn. Rồi thì.

Từ ghép 6

khuy
kuī ㄎㄨㄟ, kuǐ ㄎㄨㄟˇ

khuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

dòm, ngó, nhìn trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn trộm, dòm lén. ◎ Như: "vi khuy" nhìn lén, "thâu khuy" nhìn trộm.
2. (Động) Phiếm chỉ nhìn, xem. ◇ Minh sử : "Cơ bác thông kinh sử, ư thư vô bất khuy" , (Lưu Cơ truyện ) Lưu Cơ rộng thông kinh sử, trong sách không gì mà không xem.
3. (Động) Dòm ngó, nhắm. ◇ Lí Bạch : "Hán há Bạch Đăng đạo, Hồ khuy Thanh Hải loan, Do lai chinh chiến địa, Bất kiến hữu nhân hoàn" , , , (Quan san nguyệt ) Quân Hán đi đường Bạch Đăng, Rợ Hồ dòm ngó vịnh Thanh Hải, Xưa nay nơi chiến địa, Không thấy có người về.

Từ điển Thiều Chửu

① Dòm, ngó. Chọc lỗ tường vách để dòm gọi là khuy. Lí Bạch : Hán há Bạch Ðăng đạo, Hồ khuy Thanh Hải loan, Do lai chinh chiến địa, Bất kiến hữu nhân hoàn (Quan san nguyệt ) quân Hán đi đường Bạch Ðăng, Rợ Hồ dòm ngó vịnh Thanh Hải, Xưa nay nơi chiến địa, Không thấy có người về.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhòm, nhìn lén lút, dòm ngó, rình, nhìn trộm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn trộm — Nhòm. Rình xem.

Từ ghép 4

tiễn
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tiễn đưa
2. rượu tiễn biệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm tiệc để đưa chân người đi xa. ◎ Như: "tiễn biệt" tiễn đưa. ◇ Thủy hử truyện : "Tam cá đầu lĩnh khổ lưu bất trụ, tố liễu tống lộ diên tịch tiễn hành" , (Đệ tam thập nhị hồi) Ba vị đầu lĩnh cố giữ lại không được, bèn đặt tiệc tiễn hành.
2. (Động) Đưa đi. ◎ Như: "tiễn dư hàn" tống tiễn cái lạnh còn rớt lại.
3. (Danh) Mứt (các thứ quả ngâm đường). ◎ Như: "mật tiễn" mứt.

Từ điển Thiều Chửu

① Rượu tiễn, làm tiệc để tiễn chân người đi xa gọi là tiễn. Như tiễn biệt tiễn đưa.
② Lấy đường ngâm các thứ quả gọi là mật tiễn mứt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiễn đưa: Tiễn biệt;
② Tiệc tiễn hành: Thết tiệc tiễn hành, bày rượu đưa khách lên đường;
③ Đưa quà;
④ Mứt: Cô ấy rất thích ăn mứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày tiệc để mời người sắp lên đường — Đưa chân người lên đường. Đoạn trường tân thanh : » Tiễn đưa một chén quan hà « — Mứt trái cây.

Từ ghép 5

khiết
chī ㄔ, jī ㄐㄧ, qiè ㄑㄧㄝˋ

khiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ăn uống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ăn uống. ◇ Thủy hử truyện : "Điếm gia thiết nhất bàn thục ngưu nhục, năng nhất hồ nhiệt tửu, thỉnh Lâm Xung khiết" , , (Đệ thập hồi) Nhà quán thái một đĩa thịt bò chín, hâm một hồ rượu nóng, mời Lâm Xung ăn uống.
2. (Động) Nhận chịu. ◎ Như: "khiết khuy" chịu thiệt, "khiết khẩn" gắng chịu. ◇ Quan Hán Khanh : "Khiết đả khiết mạ, thiên tân vạn khổ" , (Ngũ Hầu Yến ) Chịu đánh chịu mắng, muôn đắng nghìn cay.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn uống.
② Nhận vào, như chịu thiệt gọi là khiết khuy , gắng sức không rời là khiết khẩn , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ăn uống;
② Nhậm chịu: Chịu thiệt, chịu lỗ; Chịu đựng riết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ vào miệng nhai mà ăn — Bị. Nhận chịu.

Từ ghép 1

khẩn
kěn ㄎㄣˇ

khẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

thành khẩn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chân thành. ◎ Như: "thái độ thành khẩn" thái độ chân thành. ◇ Cù Hựu : "Phủng trước tửu bôi hướng lão bằng hữu bái tạ, biểu đạt tự kỉ khẩn thiết đích tạ ý" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Nâng chén rượu bái tạ người bạn, bày tỏ lòng biết ơn thành thật thiết tha của mình.
2. (Động) Thỉnh cầu, cầu xin. ◎ Như: "kính khẩn" kính xin. ◇ Liêu trai chí dị : "Tương tự nghệ khẩn, khủng bất kiến nạp, cố dĩ mỗ lai" , , (Thanh Phụng ) (Cha tôi) hẳn sẽ tự mình tới cầu khẩn, nhưng sợ không được gặp, cho nên bảo tôi đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Khẩn khoản.
② Khẩn cầu, cầu người khác một cách cần thiết gọi là khẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành khẩn, chân thành: Ăn nói chân thành;
② Thiết tha yêu cầu, khẩn cầu: Kính cẩn yêu cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất thành thật — Cầu xin.

Từ ghép 7

noa, nã
ná ㄋㄚˊ, nú ㄋㄨˊ

noa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◇ Thủy hử truyện : "Noa liễu chúc đài, dẫn trước đại vương chuyển nhập bình phong bối hậu" , (Đệ ngũ hồi) Cầm đèn nến, dẫn đại vương đi vào phía sau bình phong.
2. (Động) Bắt (kẻ có tội). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trung thường thị Kiển Thạc chi thúc, đề đao dạ hành, Tháo tuần dạ noa trụ, tựu bổng trách chi" , , , (Đệ nhất hồi ) Chú quan trung thường thị Kiển Thạc, vác dao đi đêm, (Tào) Tháo đi tuần bắt được, cũng đem nọc đánh ngay. § Ghi chú: Tục dùng như chữ "nã" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dắt dẫn.
② Bắt kẻ có tội gọi là noa. Tục dùng như chữ nã .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

phồn thể

Từ điển phổ thông

bắt lại

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa, dẫn tới. Đem tới — Bắt kẻ có tội. Td: Truy nã ( đuổi bắt kẻ có tội ).

Từ ghép 1

quán
guàn ㄍㄨㄢˋ

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quen
2. nuông chiều

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thói quen. ◎ Như: "tập quán" thói quen.
2. (Động) Nuông chiều, dung túng. ◎ Như: "tha tòng tiểu bị phụ thân quán hoại liễu" nó từ nhỏ được cha nuông chiều hư rồi.
3. (Động) Thông, suốt. § Thông "quán" . ◇ Thủy hử truyện : "Học thành vũ nghệ quán tâm hung" (Đệ ngũ thập cửu hồi) Học xong võ nghệ thông suốt tim gan.
4. (Phó) Quen. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạch phát ngư tiều giang chử thượng, Quán khán thu nguyệt xuân phong" , (Đệ nhất hồi) (Bạn) đầu bạc ngư tiều trên bãi, Đã quen nhìn trăng thu gió xuân.

Từ điển Thiều Chửu

① Quen, như tập quán tập quen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quen thói, thói quen: Ăn không quen;
② Nuông chiều, nuông: Nuông quá hóa hư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tập thành thói quen. Td: Tập quán — Quen.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.