cống
gàng ㄍㄤˋ, gòng ㄍㄨㄥˋ

cống

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cống nạp, dâng
2. tiến cử
3. sông Cống

Từ điển phổ thông

cái phông (để đo phương thẳng đứng)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cống, cống nạp, nộp cống, triều cống, dâng lên;
② Tiến cử lên: Kẻ sĩ được tiến cử lên;
③ (văn) Thi đỗ: Đỗ cử nhân;
④ (cũ) Thuế cống, thuế ruộng (thời xưa);
⑤ (văn) Cáo, bảo;
⑥ [Gòng] (Họ) Cống.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

khôi
kuài ㄎㄨㄞˋ, kuí ㄎㄨㄟˊ, kuǐ ㄎㄨㄟˇ

khôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng đầu, đầu sỏ
2. cái muôi múc canh
3. sao Khôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu sỏ, người đứng đầu. ◎ Như: "tội khôi" thủ phạm (người phạm tội đứng đầu), "hoa khôi" : xem từ này.
2. (Danh) Người đỗ đầu đời khoa cử. ◎ Như: Lấy năm kinh thi các học trò, mỗi kinh lọc lấy một người đầu gọi "kinh khôi" . Năm người đỗ đầu gọi là "ngũ khôi" . Đỗ trạng nguyên gọi là "đại khôi" .
3. (Danh) Sao "Khôi", tức sao "Bắc đẩu" . § Từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư gọi là "khôi". Tục gọi sao "Khuê" là "khôi tinh" . Đời khoa cử coi sao "Khuê" là chủ về văn học.
4. (Danh) Cái môi. ◎ Như: "canh khôi" môi múc canh.
5. (Danh) Các loài ở dưới nước có mai (cua, sò, v.v.).
6. (Danh) Củ, các loài thực vật đầu rễ mọc ra củ.
7. (Tính) Cao lớn, cường tráng. ◎ Như: "khôi ngô" vạm vỡ, phương phi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầu sỏ, kẻ làm đầu sỏ cả một đảng gọi là khôi.
② Ðỗ đầu, đời khoa cử lấy năm kinh thi các học trò, mỗi kinh lọc lấy một người đầu gọi là khôi, cho nên gọi là ngũ khôi hay là kinh khôi . Ðỗ trạng nguyên gọi là đại khôi .
③ Cao lớn. Như người trạng mạo vạm vỡ phương phi gọi là khôi ngô .
④ Sao Khôi, sao Bắc đẩu từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư gọi là khôi. Tục gọi sao Khuê là khôi tinh . Ðời khoa cử cho ngôi sao ấy làm chủ về văn học nên thường thờ sao ấy.
⑤ Cái môi, cái môi múc canh gọi là canh khôi .
⑥ Các loài ở dưới nước có mai như cái gáo như con cua, con sò, v.v. cũng gọi là khôi.
⑦ Củ, các loài thực vật đầu rễ mọc ra củ gọi là khôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người đứng đầu, kẻ đầu sỏ: Đoạt giải đầu (giải nhất); Thủ phạm;
② Người đỗ đầu (trong một kì thi): (Người đỗ) trạng nguyên;
③ To lớn, cao lớn (vóc người): Người to sức khỏe;
④ (văn) Cái môi: Môi múc canh;
⑤ (văn) Loài có mai sống dưới nước (như cua, sò...);
⑥ (văn) (thực) Củ;
⑦ [Kuí] Sao Khôi (trong chòm sao Bắc Đẩu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gáo có cán dài để múc canh — Tên chỉ chung bốn ngôi sao từ thứ nhất tới thứ tư trong chòm bảy ngôi Bắc Đẩu — To lớn — Đứng đầu. Td: Văn khôi ( tài văn chương đứng đầu, tức người thi đỗ đầu ). Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Nét son điểm rõ mặt văn khôi «.

Từ ghép 8

nuy
wěi ㄨㄟˇ

nuy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bị liệt, không cử động được

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh có một bộ phận trong cơ thể bị tê liệt, suy nhược, gân thịt mềm nhũn không cử động được.
2. (Động) Suy vi, suy giảm. ◇ Hà Điển : "Đãi liễu hảo nhất hồi, na trận phong dã nuy liễu, y cựu bình hòa thủy cảng" , , (Đệ tam hồi) Đợi một hồi lâu, trận gió ấy thổi yếu đi, vũng sông phẳng lặng trở lại như cũ.
3. (Động) § Dùng như "nuy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được gọi là nuy.

Từ điển Trần Văn Chánh

】nuy chứng [wâizhèng] (y) Chứng liệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh liệt, không cử động được.

Từ ghép 2

hưng, hứng
xīng ㄒㄧㄥ, xìng ㄒㄧㄥˋ

hưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức dậy
2. hưng thịnh
3. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấy lên, nổi lên, khởi sự, phát động, hưng khởi: Hưng binh, dấy quân; Trăm việc phế bỏ đều hưng khởi; Nổi lên làm nhiều việc xây đắp nhà cửa; Dấy lên nhiều lời gièm pha;
② Dậy, thức dậy: Thức khuya dậy sớm;
③ Hưng vượng, hưng thịnh, thịnh hành: Mới hưng thịnh, mới trỗi dậy;
④ (đph) Cho phép, được (thường dùng để phủ định): Không được nói bậy;
⑤ (đph) Có lẽ: Anh ấy có lẽ đến cũng có lẽ không đến;
⑥ [Xing] (Họ) Hưng. Xem [xìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Nổi dậy — Khởi phát. Bắt đầu vào công việc — Thịnh vượng. Tốt đẹp hơn lên — Một âm là Hứng.

Từ ghép 18

hứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hứng thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng thú, hứng, vui: Giúp vui; Mất vui, cụt hứng;
② Thể hứng (trong thơ ca).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Nổi dậy trong lòng — Một âm là Hưng.

Từ ghép 12

thiếp, thiệp
tiē ㄊㄧㄝ, tiě ㄊㄧㄝˇ, tiè ㄊㄧㄝˋ

thiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dấu tích bản chữ (thư từ, thơ, văn, v.v.) viết trên giấy, lụa. ◎ Như: nói về "thiếp" của Vương Hi Chi chẳng hạn.
2. (Danh) Bản rập khuôn chữ hoặc bức vẽ để học tập. ◎ Như: "bi thiếp" thiếp rập theo bia, "tự thiếp" thiếp chữ, "họa thiếp" thiếp tranh vẽ.
3. (Danh) Giấy mời, tờ thư giao tiếp. ◎ Như: "thỉnh thiếp" thiếp mời, "tạ thiếp" thiếp cám ơn.
4. (Danh) Văn thư, văn cáo. ◇ Vô danh thị : "Tạc dạ kiến quân thiếp, Khả Hàn đại điểm binh" , (Mộc lan thi ) Đêm qua thấy văn thư việc quân, (vua Hung Nô) Khả Hàn điểm binh lớn.
5. (Danh) Thời khoa cử (Đường, Tống, Nguyên) đề mục thi cử gọi là "thiếp". ◎ Như: "thí thiếp" đề mục thi.
6. (Danh) Lượng từ: thang, tễ (thuốc). ◎ Như: "nhất thiếp dược" một thang thuốc.
7. (Danh) Họ "Thiếp".
8. (Tính) Yên ổn, thỏa đáng. ◎ Như: "thỏa thiếp" (cũng viết là ) thỏa đáng.
9. (Động) Thuận theo, thuận phục, tuần phục. § Thông "thiếp" . Như: "thiếp phục" thuận theo, "phủ thủ thiếp nhĩ" cúi đầu xuôi tai, tuần phục cung thuận.
10. (Động) Dán. § Thông "thiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy lụa viết chữ vào lụa. Ðời xưa chưa có giấy, phải viết vào lụa gọi là thiếp. Ðời sau viết vào giấy cũng gọi là thiếp, như xuân thiếp câu đối tết, phủ thiếp dấu hiệu làm tin trong quan tràng, giản thiếp cái danh thiếp, nê kim thiếp tử cái đơn hàng hay nhãn hiệu xoa kim nhũ, v.v.
② Cái thiếp khắc chữ vào đá gọi là bia, rập lấy chữ ở bia ra gọi là thiếp. Những bản chữ của cổ nhân hay xin các người chữ tốt viết cho để tập gọi là thiếp.
③ Ðời Ðường, Tống cứ trong cả bài văn trích ra mấy câu để thi học trò gọi là thiếp, cho nên những văn thơ để dùng vào thi cử gọi là thí thiếp .
④ Yên định, như thỏa thiếp , xong xuôi cả, phục tòng cũng gọi là thiếp phục nghĩa là chịu theo mệnh lệnh cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bản phỏng dùng để tập viết chữ: Bản viết phỏng. Xem [tie], [tiâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mảnh giấy (hoặc lụa) nhỏ có viết chữ: Mảnh giấy ghi những lời vắn tắt;
② Thiếp (mời), giấy (mời): Giấy mời, thiếp mời; Xin mang theo giấy mời;
③ Thang: Một thang thuốc;
④ Đoạn văn trích để làm bài thi (thời xưa): Văn thơ dùng trong việc thi cử. Xem [tie], [tiè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thỏa đáng: Ổn thỏa;
② Ngoan ngoãn, nghe theo: Cúi đầu nghe theo, ngoan ngoãn vâng theo; Quy phục, thuận phục, thuận theo; Ngoan ngoãn thuận phục, cúi đầu nghe theo;
③ [Tie] (Họ) Thiếp. Xem [tiâ], [tiè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết trên lụa — Tấm giấy viết chữ. Td: Danh thiếp — Thỏa thuận. Bằng lòng.

Từ ghép 9

thiệp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ ghép 1

pha, phả
pí ㄆㄧˊ, pō ㄆㄛ, pǒ ㄆㄛˇ, pò ㄆㄛˋ

pha

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, không bằng phẳng. ◇ Khuất Nguyên : "Cử hiền tài nhi thụ năng hề, tuần thằng mặc nhi bất pha" , (Li tao ) Tiến cử người hiền tài và dùng người giỏi hề, tuân theo tiêu chuẩn và không thiên lệch.
2. Một âm là "phả". (Phó) Có phần, hơi. ◎ Như: "phả đa" hơi nhiều, "phả thiểu" hơi ít. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu tài tư, lũ quán văn tràng, tâm khí phả cao" , , (Tiên nhân đảo ) Có văn tài, thường đứng đầu trường văn, tâm khí có phần tự cao.
3. (Phó) Rất, lắm. ◇ Tô Mạn Thù : "Dư tâm vị thị liên phả công chỉnh" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn.
4. (Phó) Dùng chung với "bất" hoặc "phủ" đế biểu thị nghi vấn: có ... không? ◇ Lạc Dương già lam kí : "Thượng cổ dĩ lai, phả hữu thử sự phủ" , (Bồ đề tự ) Từ thượng cổ đến nay, có thể có việc đó không?
5. (Phó) Không thể. § Thông "phả" . ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Quá khứ bách thiên chư phật, giai tằng chỉ trụ kì trung, thuyết pháp độ nhân, lượng trần sa nhi phả toán" , , , (Hàng ma biến văn ) Trăm nghìn chư Phật quá khứ, đều từng trụ trì vào đó, nói Pháp độ người, hằng hà sa số không thể đếm hết.
6. (Danh) Họ "Phả".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tương đối, khá, chút, hơi hơi, có phần: Tương đối lâu; Khá vui; Tin tức khá nhiều; Anh ấy có phần không bằng lòng (đồng ý); Hai mươi còn chưa đủ, mười lăm khá là thừa (Nhạc phủ thi tập: Mạch thượng tang); Thường làm văn để tiêu khiển, tỏ chút chí mình (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Rất: Rất tốt; Khi vua Thái Tổ đánh bại Viên Thuật, Tào Nhân bắt giết quân địch rất nhiều (Tam quốc chí). 【】phả vi [powéi] Rất: Hình dạng cây này rất lạ, chắc là do tay người cắt sửa mà ra;
③ Có thể... không? (dùng theo cú thức [hay , , ], hoặc [hay ], để biểu thị sự nghi vấn có tính suy đoán): ? Người ta trộm thuốc cao của ông, có thể biết được không? (Sưu thần kí); ? Liền hỏi cô gái rằng: Có thể có người đến xin cưới cô chưa? (Hiền ngu kinh); ? Ông có biết có Hàn Sơn tử chăng? (Thái bình quảng kí);
④ Lệch, nghiêng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu nghiên qua một bên — Nghiên vẹo, không được thẳng — Một âm là Phả. Xem Phả.

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, không bằng phẳng. ◇ Khuất Nguyên : "Cử hiền tài nhi thụ năng hề, tuần thằng mặc nhi bất pha" , (Li tao ) Tiến cử người hiền tài và dùng người giỏi hề, tuân theo tiêu chuẩn và không thiên lệch.
2. Một âm là "phả". (Phó) Có phần, hơi. ◎ Như: "phả đa" hơi nhiều, "phả thiểu" hơi ít. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu tài tư, lũ quán văn tràng, tâm khí phả cao" , , (Tiên nhân đảo ) Có văn tài, thường đứng đầu trường văn, tâm khí có phần tự cao.
3. (Phó) Rất, lắm. ◇ Tô Mạn Thù : "Dư tâm vị thị liên phả công chỉnh" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn.
4. (Phó) Dùng chung với "bất" hoặc "phủ" đế biểu thị nghi vấn: có ... không? ◇ Lạc Dương già lam kí : "Thượng cổ dĩ lai, phả hữu thử sự phủ" , (Bồ đề tự ) Từ thượng cổ đến nay, có thể có việc đó không?
5. (Phó) Không thể. § Thông "phả" . ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Quá khứ bách thiên chư phật, giai tằng chỉ trụ kì trung, thuyết pháp độ nhân, lượng trần sa nhi phả toán" , , , (Hàng ma biến văn ) Trăm nghìn chư Phật quá khứ, đều từng trụ trì vào đó, nói Pháp độ người, hằng hà sa số không thể đếm hết.
6. (Danh) Họ "Phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, không bằng (không được bằng phẳng).
② Một âm là phả, dùng làm trợ từ. Vả, hơi. Như phả đa hơi nhiều, phả thiểu hơi ít. Đem hai mặt so sánh nhau, cái chỗ hơn kém nhau một chút đó gọi là phả.
③ Hết, đều.
④ Rất, lắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không còn cách nào khác ngoài.【】 phả nại [pònài] Không thể làm khác được, chả biết làm sao;
② [Pò] (Họ) Phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tương đối, khá, chút, hơi hơi, có phần: Tương đối lâu; Khá vui; Tin tức khá nhiều; Anh ấy có phần không bằng lòng (đồng ý); Hai mươi còn chưa đủ, mười lăm khá là thừa (Nhạc phủ thi tập: Mạch thượng tang); Thường làm văn để tiêu khiển, tỏ chút chí mình (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Rất: Rất tốt; Khi vua Thái Tổ đánh bại Viên Thuật, Tào Nhân bắt giết quân địch rất nhiều (Tam quốc chí). 【】phả vi [powéi] Rất: Hình dạng cây này rất lạ, chắc là do tay người cắt sửa mà ra;
③ Có thể... không? (dùng theo cú thức [hay , , ], hoặc [hay ], để biểu thị sự nghi vấn có tính suy đoán): ? Người ta trộm thuốc cao của ông, có thể biết được không? (Sưu thần kí); ? Liền hỏi cô gái rằng: Có thể có người đến xin cưới cô chưa? (Hiền ngu kinh); ? Ông có biết có Hàn Sơn tử chăng? (Thái bình quảng kí);
④ Lệch, nghiêng (dùng như , bộ ).
lạc, lịch
lì ㄌㄧˋ, luò ㄌㄨㄛˋ, yuè ㄩㄝˋ

lạc

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vượt hơn người: Tuyệt vời.

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

cựa, cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cựa, cử động, nhảy qua. ◇ Lưu Vũ Tích : "Khóa lịch cổ kim" (Đáp Liễu Tử Hậu thư ) Đi suốt qua từ xưa tới nay.
2. (Động) Đạt tới, thành ra. ◇ Vương Duy : "Nọa giả phát phẫn dĩ lịch cần" (Bùi Bộc Xạ Tế Châu di ái bi ) Người lười biếng phát phẫn trở thành siêng năng.
3. Một âm là "lạc". (Động) Vượt hơn, siêu tuyệt. ◎ Như: "trác lạc" siêu tuyệt hơn người.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa, cử động.
② Một âm là lạc. Trác lạc siêu việt hơn người.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cựa, cử động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Lịch .

hương cống

phồn thể

Từ điển phổ thông

đỗ cử nhân

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người do các địa phương tiến cử về triều để vua dùng vào việc nước — Danh hiệu khoa cử đời Lê, dành cho người đậu kì thi Hương, tức Cử nhân đời Nguyễn.

động tác

phồn thể

Từ điển phổ thông

động tác, hành động, cử động

Từ điển trích dẫn

1. Hành vi cử chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thị kì hành bộ thiết phu dã, nhan sắc thiết phu dã, ngôn ngữ thiết phu dã, động tác thái độ, vô vi bất thiết phu dã" , , , , (Khứ vưu ) Thấy hắn ta bước đi đúng là đứa ăn cắp rìu, có vẻ mặt đúng là đứa ăn cắp rìu, nói năng đúng là đứa ăn cắp rìu, hành vi cử chỉ thái độ, không làm gì mà không như đứa ăn cắp rìu.
2. Lao tác, lao động.
3. Hoạt động. ◎ Như: "du vịnh thị nhất chủng toàn thân đô yếu động tác đích vận động" bơi lội là một thứ thể thao cần phải hoạt động toàn thân.
4. Biến động, biến hóa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự cử động của thân thể, chân tay để làm một việc gì.

Từ điển trích dẫn

1. Được cộng đồng tiến cử. ◎ Như: "đại gia công cử tha vi hội trưởng" mọi người cùng cử anh ấy làm hội trưởng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Do đám đông đưa lên, dân chúng bầu lên.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.