ngã
wǒ ㄨㄛˇ

ngã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tôi, tao

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ta, tôi, tao (đại từ ngôi thứ nhất).
2. (Danh) Bản thân. ◎ Như: "vô ngã" đừng chấp bản thân. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Tính) Của ta, của tôi (tỏ ý thân mật). ◎ Như: "ngã huynh" anh tôi, "ngã đệ" em ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Ta (tiếng tự xưng mình).
② Mình tự gọi mình cũng gọi là ngã.
③ Của ta, lời nói cho thân thêm, như ngã huynh , anh của ta, ngã đệ em của ta, v.v.
④ Ý riêng ta, như vô ngã đừng cứ ý riêng ta, cố chấp ý kiến của mình gọi là ngã chấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi, ta, tao, tớ, mình (đại từ nhân xưng số ít, ngôi thứ nhất, chỉ người): Cho tôi một cốc nước; Tinh thần quên mình;
② Của ta (tỏ ý thân mật): Anh ta; Em ta; Ta trộm ví mình với ông Lão Bành nhà ta (Luận ngữ); Nước Đại Việt ta thật là một nước có văn hiến (Bình Ngô đại cáo);
③ Chúng ta, nước ta, phe ta, bên ta: Mùa xuân năm thứ mười, quân Tề tấn công nước ta (Tả truyện);
④ (văn) Tự cho mình là đúng: Đừng câu nệ cố chấp, đừng tự cho mình là đúng (Luận ngữ: Tử hãn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tôi. Ta. Tiếng tự xưng. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu « ( lúc mà ta rong chơi phóng túng thì nàng hãy còn nhỏ tuổi ).

Từ ghép 12

Từ điển trích dẫn

1. Ngó trước trông sau. Ý nói làm việc cẩn thận chu đáo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kí khai xã, tiện yếu tác đông. Tuy nhiên thị cá ngoan ý nhi, dã yếu chiêm tiền cố hậu, hựu yếu tự kỉ tiện nghi, hựu yếu bất đắc tội liễu nhân, nhiên hậu phương đại gia hữu thú" , 便. , , 便, , (Đệ tam thập thất hồi) Đã mở thi xã, tất nhiên phải có người làm hội chủ. Tuy là việc chơi, nhưng cũng phải suy tính trước sau cẩn thận, làm thế nào được tiện cho mình mà không mang lỗi với người khác, thì mọi người mới thấy thích thú.
2. Do dự, lo lắng thái quá. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Nhược chiêm tiền cố hậu, tiện tố bất thành" , 便 (Quyển bát) Nếu cứ ngần ngừ ngó trước trông sau, thì việc chẳng thành.
dụ
tǒu ㄊㄡˇ, yù ㄩˋ

dụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ bảo, hiểu dụ
2. tỏ rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lương nãi triệu cố sở tri hào lại, dụ dĩ sở vi khởi đại sự, toại cử Ngô Trung binh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Lương bèn triệu tập hào kiệt và quan lại quen biết cũ, thông báo tại sao khởi nghĩa, rồi trưng dụng quân ở Ngô Trung.
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử : "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" , (Nho hiệu ) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" , , (Chủ thuật huấn ) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách : "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" , 滿, , , , (Tề sách tứ ) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, người trên bảo người dưới gọi là dụ. Như thượng dụ dụ của vua.
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dụ, lời truyền bảo, chỉ thị (của bề trên đối với bề dưới): Dụ của vua;
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời người trên nói cho người dưới hiểu — Các nghĩa khác dùng như chữ Dụ .

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Nghèo nàn túng thiếu, bần khốn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố quốc vô cửu niên chi súc, vị chi bất túc; vô lục niên chi tích, vị chi mẫn cấp; vô tam niên chi súc, vị chi cùng phạp" , ; , ; , (Chủ thuật ) Cho nên nước không có dự trữ đủ dùng chín năm, gọi là "không đủ"; không có dự trữ đủ dùng sáu năm, gọi là "lo gấp"; không có dự trữ đủ dùng ba năm, gọi là "nghèo túng".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghèo nàn túng thiếu.

Từ điển trích dẫn

1. Vẫn cứ, vẫn lại (cố ý trái ngược với yêu cầu hoặc tình huống khách quan). ◇: "Nhĩ vô phi thị yếu ngã bại, ngã thiên thiên bất bại" , (Dũ chiến dũ cường ).
2. Trái nghịch (giữa sự thật khách quan và nguyện vọng chủ quan) ◇ Tuấn Thanh : "Việt thị phán vọng trước thiên hắc, thiên khước thiên thiên bỉ vãng nhật cánh trường" , (Lê minh đích hà biên , Biến thiên ).
3. Một mực, khăng khăng. ◇ Uông Kính Hi : "Tha khán kiến hứa đa đồng học đô thủ liễu, bảng thượng thiên thiên độc một hữu tha tự kỉ đích danh nhi" , (Nhất cá cần học đích học sanh ).
mưu, vô
móu ㄇㄡˊ, wú ㄨˊ

mưu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu đôi : Tên một loại mũ bằng vải đời nhà Hạ — Một âm là Vô. Xem Vô.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chớ, đừng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Không được, chớ, đừng: Đừng có đến lúc khát nước mới đào giếng. 【】vô ninh [wúnìng] (phó) Thà, chi bằng, chẳng bằng, đúng hơn, hơn: Cho đó là một kì tích, chi bằng cho là sự tất nhiên phát triển của lịch sử. Cv. ;【】vô dung [wuýong] Không cần. Cv. ;
② [Wú] (Họ) Vô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chớ. Đừng — Không cần.

Từ ghép 1

kiệt
jié ㄐㄧㄝˊ

kiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết, cạn
2. vác, đội

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vác, đội. ◇ Lễ Kí : "Ngũ hành chi động, điệt tương kiệt dã" , (Lễ vận ) Ngũ hành chuyển động, thay đổi chuyên chở lẫn nhau.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◎ Như: "kiệt trung" hết lòng trung, "kiệt lực" hết sức. ◇ Nguyễn Du : "Kiệt lực cô thành khống nhất phương" (Quế Lâm Cù Các Bộ ) Hết sức giữ thành cô lập, khống chế một phương trời. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hương lân chi sanh nhật túc, đàn kì địa chi xuất kiệt kì lư chi nhập" , (Bộ xà giả thuyết ) Mà sự sinh hoạt của người trong làng ngày một quẫn bách, ruộng đất làm ra được bao nhiêu, đều hết nhẵn vào trong nhà.
3. (Động) Khô cạn. ◎ Như: "kiệt hạc" khô cạn, cạn hết nước. ◇ Hoài Nam Tử : "Uyên tuyền bất năng kiệt" (Thuyết lâm ) Nguồn sâu không thể khô cạn.
4. (Động) Mất, mất đi. ◇ Trang Tử : "Thần kiệt tắc xỉ hàn" (Khư khiếp ) Môi mất thì răng lạnh (môi hở răng lạnh).
5. (Động) Bại hoại, hủy diệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhĩ mục dâm tắc kiệt" (Chủ thuật huấn ) Tai mắt say đắm thì bại hoại.
6. (Phó) Tất cả, hoàn toàn. ◎ Như: "kiệt tuyệt" hoàn toàn, triệt để.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như kiệt trung hết lòng trung, kiệt lực hết sức, v.v.
② Vác, đội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết. 【】kiệt lực [jiélì] Ra sức, cố sức, hết sức, dốc toàn lực: Ra sức ủng hộ; Cố sức giẫy giụa; Cô ấy cố sức tự kìm chế mình;
② (văn) Vác, đội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhấc lên, vác lên — Dùng hết. Không còn gì.

Từ ghép 6

trì
chí ㄔˊ

trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, giữ, nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "trì thương" cầm giáo, "trì bút" cầm bút.
2. (Động) Giữ gìn. ◎ Như: "bảo trì" giữ gìn, "kiên trì" giữ vững.
3. (Động) Chống giữ, đối kháng. ◎ Như: "cương trì" chống giữ vững vàng, "tương trì bất hạ" chống nhau nghiêng ngửa (sức ngang nhau).
4. (Động) Tì, chống. ◇ Trang Tử : "Tả thủ cứ tất, hữu thủ trì di dĩ thính" , (Ngư phủ ) Tay trái vịn đầu gối, tay phải tì má để nghe.
5. (Động) Giúp đỡ, phù trợ. ◎ Như: "tương hỗ phù trì" trợ giúp lẫn nhau.
6. (Động) Cai quản, lo liệu. ◎ Như: "chủ trì" quản lí, "thao trì gia vụ" lo liệu việc nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, giữ, như trì tiết giữ tiết, thao trì giữ gìn, chủ trì chủ trương công cuộc gì. Ta gọi vị sư coi cả của chùa là trụ trì cũng là do nghĩa ấy cả. Phàm nói về chữ trì đều có ý chỉ về sự giữ chắc không rời cả. Như bảo trì giữ giàng, bả trì cầm giữ lấy, hiệp trì cậy thế bắt buộc người phải theo mình, căng trì cố đánh đổ cái tính xấu mà giữ lấy cái hay, bất tự trì không có định kiến gì, phù trì nâng đỡ, duy trì gìn giữ, chi trì chống chỏi, v.v. Hai bên ngang sức chống nhau gọi là tương trì bất hạ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm: Cầm bút;
② Giữ, giữ lấy: Giữ lấy;
③ Trông nom, trông coi, quản: Lo liệu việc nhà; Chủ trì;
④ Chống đối: Giai đoạn cầm cự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ. Xem Trì giới — Giúp đỡ. Td: Phù trì.

Từ ghép 27

Từ điển trích dẫn

1. Quên tuổi tác. ◇ Trang Tử : "Vong niên vong nghĩa, chấn ư vô cánh, cố ngụ chư vô cánh" , , (Tề vật luận ) Quên tuổi mình quên thị phi, dừng ở chỗ vô cùng, cho nên gửi mình vào chỗ vô cùng.
2. Không phân biệt tuổi tác. ◇Ấu học quỳnh lâm : "Lão ấu tương giao viết vong niên" (Bằng hữu tân chủ loại ) Già trẻ làm bạn với nhau gọi là (bạn bè) "vong niên".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên tuổi tác. Chẳng hạn bạn vong niên là bạn bè chơi với nhau mà không kể già trẻ tuổi tác.
viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vườn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa. ◎ Như: "quả viên" vườn cây trái, "thái viên" vườn rau, "trà viên" vườn trà. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng hồi nghi thị cố viên xuân" (Đề sơn điểu hô nhân đồ ) Chiêm bao tưởng như về lại nơi vườn cũ mùa xuân.
2. (Danh) Chỗ để du lãm, nghỉ ngơi. ◎ Như: "công viên" , "du lạc viên" .
3. (Danh) Lăng tẩm, mồ mả của các vua chúa, phi tần thời xưa. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiên Lã Thái Hậu miếu chủ vu viên, tứ thì thượng tế" , (Quang Vũ đế kỉ hạ ) Dời miếu chủ của Lã Thái Hậu về lăng tẩm, bốn mùa cúng tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa.
② Chỗ để chơi riêng.
③ Lăng tẩm các vua đời xưa và mồ mả các phi tần cũng đều gọi là viên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vườn: Vườn rau; Vườn bách thú; Vườn bách thảo;
② Lăng tẩm, mồ mả (của vua chúa hoặc các phi tần thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vườn trồng hoa hoặc trồng cây cảnh, cây ăn trái. Truyện Hoa Tiên : » Trạng đầu may cũng cắm về cửa viên « — Phần mộ của vua và hoàng hậu.

Từ ghép 33

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.