ngã
wǒ ㄨㄛˇ

ngã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tôi, tao

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ta, tôi, tao (đại từ ngôi thứ nhất).
2. (Danh) Bản thân. ◎ Như: "vô ngã" đừng chấp bản thân. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Tính) Của ta, của tôi (tỏ ý thân mật). ◎ Như: "ngã huynh" anh tôi, "ngã đệ" em ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Ta (tiếng tự xưng mình).
② Mình tự gọi mình cũng gọi là ngã.
③ Của ta, lời nói cho thân thêm, như ngã huynh , anh của ta, ngã đệ em của ta, v.v.
④ Ý riêng ta, như vô ngã đừng cứ ý riêng ta, cố chấp ý kiến của mình gọi là ngã chấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tôi, ta, tao, tớ, mình (đại từ nhân xưng số ít, ngôi thứ nhất, chỉ người): Cho tôi một cốc nước; Tinh thần quên mình;
② Của ta (tỏ ý thân mật): Anh ta; Em ta; Ta trộm ví mình với ông Lão Bành nhà ta (Luận ngữ); Nước Đại Việt ta thật là một nước có văn hiến (Bình Ngô đại cáo);
③ Chúng ta, nước ta, phe ta, bên ta: Mùa xuân năm thứ mười, quân Tề tấn công nước ta (Tả truyện);
④ (văn) Tự cho mình là đúng: Đừng câu nệ cố chấp, đừng tự cho mình là đúng (Luận ngữ: Tử hãn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tôi. Ta. Tiếng tự xưng. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Ngã lãng du thời, quân thượng thiếu « ( lúc mà ta rong chơi phóng túng thì nàng hãy còn nhỏ tuổi ).

Từ ghép 12

thố, trách
cuò ㄘㄨㄛˋ, zé ㄗㄜˊ

thố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thi thố ra
2. bãi bỏ
3. bắt tay vào làm, lo liệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặt, để.【】thố từ [cuòcí] Việc đặt câu dùng từ: Dùng từ không đúng;
② Trù hoạch, trù liệu, sắp xếp, xếp đặt: Trù liệu một món tiền;
③ Thi thố ra, ra tay làm: Ra tay không kịp;
④ (văn) Bỏ: Bỏ hình phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xếp đặt, bày biện — Làm ra. Td: Thi thố — Xem Trách.

Từ ghép 4

trách

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để. ◎ Như: "thố từ bất đương" dùng từ không đúng. ◇ Luận Ngữ : "Hình phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc" , (Tử Lộ ) Hình phạt không trúng, thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải).
2. (Động) Vất bỏ, phế bỏ. ◎ Như: "hình thố" nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa. ◇ Trung Dung : "Học chi phất năng, phất thố dã" , Học mà chẳng được, (cũng) đừng phế bỏ.
3. (Động) Bắt tay làm, thi hành. ◎ Như: "thố thi" sắp đặt thi hành, "thố thủ bất cập" trở tay không kịp.
4. (Động) Lo liệu, sửa soạn. ◎ Như: "trù thố" toan liệu, "thố biện" liệu biện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị mục kim hành nang lộ phí, nhất khái vô thố" , (Đệ nhất hồi) Chỉ vì hiện nay hành trang lộ phí, không lo liệu được.
5. (Động) Đâm, giết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hổ báo chi văn lai xạ, viên dứu chi tiệp lai thố" , (Mậu xưng ) Vằn cọp beo lóe sáng, vượn khỉ sẽ mau lại giết.
6. Một âm là "trách". (Động) Đuổi bắt. ◇ Hán Thư : "Bức trách Thanh Từ đạo tặc" (Vương Mãng truyện ) Buộc đuổi bắt bọn trộm cướp ở Thanh Từ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi thố ra.
② Bỏ, như hình thố nghĩa là bỏ không dùng hình phạt nữa.
③ Bắt tay làm, như thố thủ bất cập ra tay không kịp.
④ Liệu, như trù thố toan liệu, thố biện liệu biện, v.v.
⑤ Một âm là trách. Bắt kẻ trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bắt kẻ trộm;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi bắt — Áp bức — Xem Thố.
hĩ, hỷ, hỹ
xián ㄒㄧㄢˊ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. ◇ Luận Ngữ : "Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ" ? , (Thuật nhi ) Đức nhân đâu có xa gì? Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy.
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. § Cũng như "tai" . ◇ Luận Ngữ : "Thậm hĩ ngô suy dã" (Thuật nhi ) Ta đã suy lắm thay.
3. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hồ" để hỏi lại. ◇ Luận Ngữ : "Nguy nhi bất trì, điên nhi bất phù, tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ?" , , (Quý thị ) Nước nguy biến mà không biết bảo vệ, nước nghiêng ngã mà không biết chống đỡ, thì ai dùng mình làm tướng làm gì?

hỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

hỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, lời nói dứt câu.
② Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai , như thậm hĩ ngô suy hĩ (Luận ngữ ) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
③ Dùng như chữ hồ để hỏi lại, như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ (Luận ngữ ) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rồi (làm trợ từ, như [liăo], biểu thị việc đã xảy ra): Vua Tần về sau hối tiếc về việc đó thì Hàn Phi đã chết rồi (Sử kí); Tấn hầu lưu vong ở ngoài nước, đã mười chín năm rồi (Tả truyện); Về việc trở đậu thì ta đã từng nghe qua rồi (Luận ngữ);
② Vậy, rồi vậy, vậy thay (trợ từ, biểu thị sự cảm thán): Ta đã suy quá rồi vậy! (Luận ngữ); ! Đã lâu rồi, ta không mộng thấy ông Chu công nữa! (Luận ngữ). 【】hĩ phù [yêfú] (văn) Trợ từ liên dụng, biểu thị sự cảm thán và suy đoán: ! Có lúa non mà lẽ nào không có lúa trổ bông ư! (Luận ngữ); ! Thương thay lại thương thay, đó có lẽ là mệnh chăng! (Toàn Hán phú);【】hĩ hồ [yêhu] (văn) Thế ư, vậy ư (trợ từ liên dụng, biểu thị sự đương nhiên, bao hàm ý cảm thán hoặc nghi vấn): ! Cái đức của đạo trung dung là cùng tột vậy ư! (Luận ngữ); ! Đạo dịch là cùng tột vậy ư! (Chu Dịch); ! Công nói: Có thể vậy ư? (Tả truyện); ? Phu tử (thầy) là bậc thánh ư? (Mạnh tử);【】hĩ tai [yê zai] (văn) Vậy thay, vậy ư (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự cảm thán hoặc phản vấn): ! Lớn lao vậy thay!; ! Cung thất đồ sộ vậy thay! (Sử kí); ? Trí của kẻ ngu có khi cho là tài giỏi hơn người nhưng há có thể bảo ngu là trí được ư? (Mặc tử) (=);
③ Trợ từ cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: ? Nước nguy khốn mà không giữ gìn, nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng chi vậy? (Luận ngữ); ? Như thế nào thì mới có thể trông coi chính sự được? (Luận ngữ); ? Lấy một người như vua Nghiêu để kế nghiệp vua Nghiêu thì có gì thay đổi đâu? (Tuân tử);
④ Trợ từ cuối câu, biểu thị ý khẳng định: Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy (Luận ngữ); (Người như vậy), tuy nói rằng không học, nhưng ta cho rằng đã có học rồi (Luận ngữ);
⑤ Trợ từ dùng cuối một đoạn câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Sông Hán rộng lớn, không lội qua được (Thi Kinh);
⑥ Trợ từ cuối câu, biểu thị yêu cầu hoặc mệnh lệnh: ! Tiên sinh thôi đi vậy! (Chiến quốc sách); ! Ngài chớ có nghi ngờ! (Thương Quân thư); Ngài đi đi, chớ có làm nhơ ta! (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, biển thị sự dĩ nhiên. Tương tự như vậy — Trợ từ cuối câu, biển thị sự tất nhiên trong lí luận.
lãm
lǎn ㄌㄢˇ, làn ㄌㄢˋ

lãm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây cáp
2. dây neo thuyền, dây chão buộc thuyền
3. buộc thuyền bằng dây to

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây neo thuyền. ◇ Đỗ Phủ : "Cẩm lãm nha tường khởi bạch âu" (Thu hứng ) (ở chỗ) Dây neo thuyền bằng gấm và cột buồm bằng ngà, những con chim âu trắng bay lên.
2. (Danh) Dây xoắn, dây cáp. ◎ Như: "điện lãm" dây điện, "cương lãm" dây cáp thép.
3. (Động) Buộc, trói. ◇ Thủy hử truyện : "Liễu âm nhàn lãm điếu ngư thuyền" (Đệ thập ngũ hồi) Dưới bóng liễu nhàn nhã buộc thuyền câu.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây neo thuyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dây cáp: Dây cáp điện; Dây cáp thép;
② Dây cáp, dây neo (thuyền), dây chão dùng để buộc (thuyền);
③ Buộc (thuyền) bằng thừng to (dây chão, dây cáp).

bố cục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bố cục, cách sắp xếp

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "bố cục" .
2. Nghĩa gốc chỉ trong phép đánh cờ, sắp xếp tiến hành các quân cờ một cách hệ thống theo quan điểm của toàn cục. ◇ Ngô Mai : "Liễm biên phong phúc thẩm tứ ngung, Bố cục lạc tử vô kì ngẫu" , (Đề thiên hương thạch nghiễn trai kì phổ ) Thu vén hai bên, phình ở giữa, coi xét bốn góc, Sắp xếp các quân cờ lạc không thành đôi.
3. Quy hoạch, an bài, xếp đặt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na thì tiên sanh giáo tha tố văn tự, khước tựu tri bố cục luyện cách, trác cú tu từ" , , (Trương đình tú đào sanh cứu phụ ) Thời kì đó thầy dạy anh làm văn chương, phải biết cấu trúc luyện cách, mài giũa từng câu tu sửa từng chữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cây súng hai lòng. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Các bậc sĩ nông công cổ, liều mang tai với súng song tâm «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thù hận. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Từ thuở Tây qua cướp đất, xưng tân trào gây nợ oán cừu « — Kẻ thù.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ "đầu tử" con xúc xắc. § Gọi thế vì trong cờ bạc, mỗi lần ném ba con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba màu xanh, trắng, đỏ. Chỉ lá cờ của nước Pháp. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Mấy nơi tổng lí xã thôn, đều mắc hại cùng cờ tam sắc «.

Từ điển trích dẫn

1. Trằn trọc không yên. ◇ Thi Kinh : "Du tai du tai, Triển chuyển phản trắc" , (Chu nam, Quan thư ) Tưởng nhớ xa xôi, tưởng nhớ xa xôi, Trằn trọc không yên.
2. Lật lọng, tráo trở, phản phúc vô thường. ◇ Thi Kinh : "Tác thử hảo ca, Dĩ cực phản trắc" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Ta làm bài ca tốt lành này, Để xét tới cùng lòng dạ tráo trở không tin cậy được của ngươi.
3. Không thuận phục, không an phận. ◇ Tuân Tử : "Độn đào phản trắc chi dân, chức nhi giáo chi, tu nhi đãi chi" , , (Vương chế ) Dân không an phận trốn tránh, chăm lo giáo hóa họ, tu sửa đãi ngộ họ.
4. Sợ hãi, lo lắng không yên. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Đôn mặc nhiên, bàng nhân vi chi phản trắc, Sung yến nhiên thần ý tự nhược" , , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Vương Đôn im lặng, người chung quanh lấy làm lo sợ cho ông, Hà Sung bình thản thần sắc như không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lọng, tráo trở. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Chẳng qua dân mắc nạn trời, hoài cựu chúa mang lời phản trắc «.

Từ điển trích dẫn

1. Nhà "Hạ" tôn sùng đức "Trung" , nhà "Thương" tôn sùng đức "Kính" , nhà "Chu" tôn sùng đức "Văn" , gọi là "tam giáo" .
2. Chỉ nội dung giáo học của nhà Nho, bao gồm: "lục đức" , "lục hành" , "lục nghệ" , gọi chung là "tam giáo" . ◇ Từ Cán : "Tam giáo bị, nhi nhân đạo tất hĩ" , (Trung luận , Trị học ).
3. Ba tôn giáo hợp xưng, gồm "Nho" , "Đạo" và "Phật" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba hệ thống tư tưởng lớn của Đông phương, gồm Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo. Văn tế sĩ dân lục tỉnh của Nguyễn Đình Chiểu có câu: » Bọn tam giáo quen theo đường cũ, riêng than bất hạnh làm nghèo «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.