diên, tuyến
yán ㄧㄢˊ

diên

phồn thể

Từ điển phổ thông

vành treo ở trước và sau chiếc mũ thời xưa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật trang sức treo ở trước và sau mũ thời xưa.
2. (Động) Trì hoãn, kéo dài thời gian. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Bách quan thận chức, nhi mạc cảm thâu diên" , (Thẩm phân lãm , Vật cung ) Các quan cẩn thận chức việc, mà không ai dám cẩu thả chậm trễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vành treo ở trước và sau chiếc mũ thời xưa.

tuyến

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại mũ may bằng lụa, trước sau đều rủ xuống.
điếm
diàn ㄉㄧㄢˋ

điếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bục, cái bệ
2. góc nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bục, cái bệ (chỗ ngày xưa để vua chúa, khi hội họp xong, bày yến tiệc hoặc tế lễ). ◇ Luận Ngữ : "Bang quân vi lưỡng quân chi hiếu, hữu phản điếm, Quản thị diệc hữu phản điếm" , , (Bát dật ) Vua chư hầu khoản đãi vua khác, dùng cái phản điếm (cái bệ đặt chén khi có yến tiệc), họ Quản (tức Quản Trọng) cũng có cái bệ phản điếm.
2. (Danh) Góc nhà.
3. (Danh) Chỗ đắp bằng đất để chứa đồ ăn ở trong nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bục, cái bệ.
② Góc nhà.
③ Chỗ đắp bằng đất để chứa đồ ăn ở trong nhà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bục đất, bệ đất (thời xưa đặt giữa gian nhà chính để đặt các đồ cúng tế khi có tế tự hoặc yến tiệc);
② Góc nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đắp đất cao lên để tế lễ.
manh
méng ㄇㄥˊ

manh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái rui (đóng trên mái nhà để móc ngói vào)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rui, đóng trên mái nhà để móc ngói vào. ◇ Vương Bột : "Phi tú thát, phủ điêu manh" , (Đằng Vương Các tự ) Mở rộng cửa tô vẽ, cúi xem cột trạm trổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rui, đóng trên mái nhà để móc ngói vào.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cây rui (đóng trên mái nhà để lợp ngói).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sống nóc nhà, chỗ hai mái nhà trước và sau tiếp giáp nhau.
quỹ
kuì ㄎㄨㄟˋ, tuí ㄊㄨㄟˊ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa tặng, tặng quà

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng cho ăn, tiến thực. ◇ Hoài Nam Tử : "Địch bôi nhi thực, tẩy tước nhi ẩm, hoán nhi hậu quỹ" , , (Thuyên ngôn ).
2. (Động) Đưa tặng, làm quà. ◇ An Nam Chí Lược : "Hàn thực dĩ quyển bính tương quỹ" (Phong tục ) (Ngày lễ) Hàn thực thì đem bánh cuốn tặng nhau.
3. (Động) Chuyên chở, thâu tống lương thực. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Cửu thú tắc quân tình dĩ đãi, viễn quỹ tắc dân lực tương kiệt" , (Thượng công thủ nhị sách trạng ).
4. (Động) Nấu nướng.
5. (Động) Chu cấp, chu tế. ◇ Cung Tự Trân : "Tự ngã từ mẫu tử, Thùy quỹ thử ông bần" , (Hàn nguyệt ngâm ).
6. (Động) Cho tiền. ◇ Quách Mạt Nhược : "Cật liễu lưỡng phiến miến bao, nhất tiểu điệp hoàng du, nhất tiểu điệp hắc ngư tử, lưỡng bôi hồng trà. Ngoại giao quan cấp ngã quỹ liễu, bất tri đạo hoa liễu đa thiểu tiền" , , , . , (Tô Liên kỉ hành , Lục nguyệt nhị thập ngũ nhật ).
7. (Danh) Việc ăn uống. ◇ Chu Lễ : "Phàm vương chi quỹ, thực dụng lục cốc, thiện dụng lục sinh" , , (Thiên quan , Thiện phu ).
8. (Danh) Đồ ăn, thực vật. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh tương thực, đệ tử soạn quỹ" , (Đệ tử chức ).
9. (Danh) Lễ vật.
10. (Danh) Tế tự.

Từ điển Thiều Chửu

① Biếu, đem các món ăn dâng biếu người trên gọi là quỹ.
② Đưa tặng, làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biếu, tặng (quà).【】quĩ tặng [kuì zèng] Biếu tặng, biếu xén;
② (văn) Dâng thức ăn (lên người trên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ quỹ .

Từ ghép 5

cơ, khi, kì, kỉ, kỷ, ỷ
jī ㄐㄧ, jǐ ㄐㄧˇ, qī ㄑㄧ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đơn, lẻ
2. không thuận lợi

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đơn, lẻ;
② Không thuận lợi.

khi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. một chân
2. thọt chân
3. chi thể thú vật không đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đùi, chân, cẳng.
2. Một âm là "kì". (Động) Đâm, chạm, húc.
3. Một âm là "khi". (Tính) Nghiêng, lệch. § Thông "khi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Một chân;
② Thọt chân;
③ Chi thể thú vật không đầy đủ;
④ Nặng về một bên, nghiêng lệch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ có một chân ( què hoặc thọt ) — Các âm khác là Nghị, Kỉ.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đùi, chân, cẳng.
2. Một âm là "kì". (Động) Đâm, chạm, húc.
3. Một âm là "khi". (Tính) Nghiêng, lệch. § Thông "khi" .

kỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đùi, chân, cẳng.
2. Một âm là "kì". (Động) Đâm, chạm, húc.
3. Một âm là "khi". (Tính) Nghiêng, lệch. § Thông "khi" .

kỷ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bắp chân, cẳng chân;
② Nghiêng lệch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ống chân — Dựa vào — Một âm khác là Khi.

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chống lại.
độn
dùn ㄉㄨㄣˋ

độn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trốn tránh
2. thoát đi
3. lừa dối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn. § Cũng như "độn" . ◇ Nguyễn Du : "Độn cuồng quân tử các toàn thân" (Tỉ can mộ ) Bậc quân tử phải đi trốn hoặc giả điên để khỏi bị giết.
2. (Danh) Quẻ "độn" trong Dịch Kinh, biểu tượng lui về, trốn lánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn. Cùng nghĩa với chữ độn .
② Lừa dối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như ;
② Lừa dối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh dịch, ở dưới quẻ Cấn, trên quẻ Kiền, chỉ sự thoái lui — Lui về ở ẩn, trốn tránh cuộc đời. Cũng dùng như chữ Độn — Vẻ khiêm nhường.

Từ ghép 5

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tan, nóng chảy
2. tiêu trừ
3. tiêu thụ, bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nung chảy kim loại.
2. (Động) Mất, tan hết, hủy hoại. ◇ Sử Kí : "Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt dã" , (Trương Nghi truyện ) Miệng người ta nung chảy kim loại, lời gièm pha làm tan xương (nát thịt).
3. (Động) Hao phí, hao mòn. ◎ Như: "tiêu háo" hao mòn. ◇ Trang Tử : "Kì thanh tiêu, kì chí vô cùng" , (Tắc dương ) Tiếng tăm họ tiêu mòn, chí họ vô cùng.
4. (Động) Trừ khử, bỏ đi. ◎ Như: "chú tiêu" xóa bỏ, "tiêu diệt" trừ mất hẳn đi.
5. (Động) Bài khiển, trữ phát. ◇ Vương Xán : "Liêu hạ nhật dĩ tiêu ưu" (Đăng lâu phú ) Ngày nhàn tản để giải sầu.
6. (Động) Bán (hàng hóa). ◎ Như: "trệ tiêu" bán ế, "sướng tiêu" bán chạy, "tiêu thụ" bán ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tan. Cho các loài kim vào lửa nung cho chảy ra gọi là tiêu.
② Mòn hết. Như tiêu háo hao mòn, tiêu diệt , v.v.
③ Bán chạy tay, hàng họ bán được gọi là tiêu.
④ Tiêu trừ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nung chảy, tan (kim loại);
② Bỏ đi, loại bỏ, tiêu trừ, tiêu tan, tiêu mất, hao mòn: Loại bỏ, trừ bỏ; Tiếng tăm của ông ta tiêu mất (Trang tử);
③ Bán (hàng): Hàng bán không chạy;
④ Chi tiêu: Chi tiêu rất lớn;
⑤ Cài chốt;
⑥ (văn) Gang;
⑦ (văn) Một loại dao: Dao đầu dê (Hoài Nam tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim loại ra — Giảm đi. Mất đi.

Từ ghép 8

ngư
yú ㄩˊ

ngư

phồn thể

Từ điển phổ thông

con cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cá.
2. (Danh) Vật có hình giống như cá. ◎ Như: "ngư phù" thẻ làm tin, bằng gỗ hay đồng, hình con cá, dùng dưới thời nhà Đường bên Trung Quốc. Còn gọi là "ngư thư" .
3. (Danh) Họ "Ngư".

Từ điển Thiều Chửu

① Con cá. Có rất nhiều thứ, mà thường dùng để làm đồ ăn, vì thế nên gọi sự hà hiếp người khác là ngư nhục . Như thế hào ngư nhục hương lí kẻ cường hào hà hiếp dân trong làng xóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cá: Hai con cá; Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó (Sử kí);
② (văn) Ngư phù (gọi tắt) (cái thẻ làm tin trao cho các bầy tôi có hình con cá đúc bằng vàng, bạc, đồng, đời Đường, Trung Quốc);
③ Ngựa có lông trắng ở hai mắt;
④ (văn) Chỗ gồ lên ở phía ngoài bàn tay;
⑤ [Yú] (Họ) Ngư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cá — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngư.

Từ ghép 35

hiệt
xié ㄒㄧㄝˊ, yè ㄜˋ

hiệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

tờ giấy, trang giấy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu, sọ. § Tức "não đại" .
2. (Danh) Trang, tờ.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ số trang (sách vở, văn kiện). ◎ Như: "ngã khán liễu tam hiệt thư" tôi đã xem xong ba trang sách.
4. (Tính) Thành phiến mỏng, lớp, mảng. ◎ Như: "hiệt nham" đá nham thành mảng trong lòng đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Đầu.
② Một tờ giấy gọi là nhất hiệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trang, tờ: Trang thứ 6;
② (văn) Đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đầu — Trang giấy — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 4

ngữ, ngự
yù ㄩˋ

ngữ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chống cự, chống lại;
② Địch;
③ Ngăn;
④ Tấm phên che trước xe. Xem (bộ ).

ngự

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngăn lại, chống lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chống lại, chống cự. ◎ Như: "phòng ngự" phòng vệ. ◇ Quốc ngữ : "Dĩ tru vô đạo, dĩ bình Chu thất, thiên hạ đại quốc chi quân mạc chi năng ngự" , , (Tề ngữ ) Diệt trừ vô đạo, bảo vệ triều đình nhà Chu, vua các nước lớn trong thiên hạ không thể chống lại được.
2. (Động) Ngăn, che. ◇ Phù sanh lục kí : "Cô tửu ngự hàn" (Khảm kha kí sầu ) Mua rượu uống cho ngăn được lạnh.
3. (Động) Cấm đoán, cấm chỉ. ◇ Chu Lễ : "Ngự thần hành giả, cấm tiêu hành giả" , (Thu quan , Ti ngụ thị ) Cấm người đi buổi sớm, cấm người đi ban đêm.
4. (Danh) Cái phên che trước xe.
5. (Danh) Cường quyền, bạo quyền. ◇ Bão Phác Tử : "Bất úy cường ngự" (Ngoại thiên , Hành phẩm ) Không sợ cường quyền.
6. (Danh) Vệ binh, thị vệ.
7. Cũng viết là "ngự" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chống lại, chống cự.
② Ngăn.
③ Ðịch.
④ Cái phên che trước xe.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại — Ngăn cản.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.