huyễn, ảo
huàn ㄏㄨㄢˋ

huyễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Thiều Chửu

① Dối giả, làm giả mê hoặc người.
② Giả mà làm hệt như thực gọi là huyễn, như huyễn tượng , huyễn thuật , ta quen gọi là ảo thuật, là quỷ thuật, nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy. Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng gọi là huyễn, như biến huyễn hay huyễn hóa , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dối trá lừa gạt — Không có thật — Ta quen đọc là Ảo. Xem thêm Ảo.

Từ ghép 15

ảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hư ảo, không có thực

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giả, không thực, giả mà hệt như thực. ◎ Như: "huyễn cảnh" cảnh không thực, "huyễn tượng" hiện tượng do giác quan nhận lầm, không có thực, "huyễn thuật" , ta quen gọi là "ảo thuật", là "quỷ thuật", nghĩa là làm giả mà giống như có thực vậy.
2. (Động) Dối giả, làm giả mê hoặc người. ◎ Như: "huyễn hoặc lương dân" mê hoặc dân lành.
3. (Động) Biến hóa, biến thiên. ◎ Như: "biến huyễn" , "huyễn hóa" .
4. (Danh) Sự vật biến thiên, khó tìm được rõ chân tướng. ◇ Kim Cương Kinh : "Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh" Hết thảy những phép hữu vi đều như mơ như ảo như bọt như bóng.
5. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ảo".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ảo, giả, không thật. 【】ảo cảnh [huànjêng] Ảo cảnh (ảnh): Ảo ảnh trên sa mạc;
② (Biến) hóa: Biến hóa nhiều; Biến đổi khôn lường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có thật. Thấy mà không phải là thật — Chữ này phải đọc là Huyễn. Xưa nay ta quen đọc là Ảo. Xem thêm vần Huyễn.

Từ ghép 15

biến, biện
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi đi — Điều tai họa.

Từ ghép 47

biện

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.

biến huyễn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Thay đổi khôn lường. ☆ Tương tự: "biến canh" , "biến hóa" , "huyễn hóa" .

biến ảo

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Thay đổi khôn lường. ☆ Tương tự: "biến canh" , "biến hóa" , "huyễn hóa" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi khôn lường, khó biết.

Từ điển trích dẫn

1. Trần thế biến huyễn vô thường. ◇ Bạch Cư Dị : "Huyễn thế xuân lai mộng, Phù sinh thủy thượng âu" , (Tưởng đông du ngũ thập vận ).

huyễn mộng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Cảnh mộng hư giả. Tỉ dụ mơ tưởng không thật tế. ◇ Liêu trai chí dị : "Giáp độc chi biến sắc, vi gian viết: Thử huyễn mộng chi thích phù nhĩ, hà túc quái" , : , (Mộng lang ) Giáp đọc thư tái mặt, một lúc mới nói: Đó chỉ là ảo mộng tình cờ phù hợp thôi, có gì lạ.

ảo mộng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Cảnh mộng hư giả. Tỉ dụ mơ tưởng không thật tế. ◇ Liêu trai chí dị : "Giáp độc chi biến sắc, vi gian viết: Thử huyễn mộng chi thích phù nhĩ, hà túc quái" , : , (Mộng lang ) Giáp đọc thư tái mặt, một lúc mới nói: Đó chỉ là ảo mộng tình cờ phù hợp thôi, có gì lạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mơ tưởng hão huyền, không có thật.
tiên, tiển
xiān ㄒㄧㄢ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

tiên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cá tươi
2. sáng sủa
3. ngon lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá tươi, cá sống. § Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là "tiên thực" .
2. (Danh) Chim muông vừa mới giết làm thịt.
3. (Danh) Phiếm chỉ món ăn tươi, ngon, quý, hiếm. ◎ Như: "thường tiên" nếm món ngon, "hải tiên" hải vị.
4. (Danh) Họ "Tiên".
5. (Tính) Ngon ngọt. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Thôn bàn kí la liệt, Kê thử giai trân tiên" , (Bái Chiêu Lăng quá Hàm Dương thự ) Mâm bàn trong thôn đã bày la liệt, Gà cơm đều quý hiếm và ngon.
6. (Tính) Tươi, non. ◎ Như: "tiên hoa" hoa tươi.
7. (Tính) Tươi đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "tiên minh" tươi đẹp, rực rỡ, "tiên nghiên" tươi đẹp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
8. (Tính) Mới lạ, thú vị, hay ho. ◎ Như: "tha đích thoại ngận tiên" câu chuyện của anh ấy thật thú vị.
9. Một âm là "tiển". (Phó) Ít, thiếu. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tư nhân tiển phúc đức, bất kham thụ thị pháp" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ đó kém phúc đức, chẳng kham và tiếp nhận được pháp này.
10. (Động) Hết, tận. ◇ Dịch Kinh : "Cố quân tử chi đạo tiển hĩ" (Hệ từ thượng ) Cho nên đạo của người quân tử hết tận vậy.
11. (Tính) Chết yểu, không thọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cá tươi. Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là tiên thực .
② Tươi, cá thịt mới làm, rau quả mới hái đều gọi là tiên. Như tiên hoa hoa tươi.
③ Tục gọi mùi ngon là tiên.
④ Tốt đẹp. Như tiên minh tươi đẹp, rực rỡ, tiên nghiên tươi đẹp.
⑤ Một âm là tiển. Ít.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cá tươi;
② Tươi, mới: Cá tươi; Hoa tươi;
③ Ngọt, ngon: Canh gà ngọt quá;
④ (Những) thức ăn tươi mới: 滿 Trên bàn bày đầy các thức ăn tươi mới đầu mùa;
⑤ (Màu) tươi, sáng Miếng vải này màu sáng quá;
⑥ [Xian] (Họ) Tiên. Xem [xiăn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cá còn tươi — Thịt thú vật còn tươi — Tươi tắn, tốt đẹp — Món ăn ngon tươi — Một âm khác là Tiển. Xem Tiển.

Từ ghép 5

tiển

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cá tươi, cá sống. § Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là "tiên thực" .
2. (Danh) Chim muông vừa mới giết làm thịt.
3. (Danh) Phiếm chỉ món ăn tươi, ngon, quý, hiếm. ◎ Như: "thường tiên" nếm món ngon, "hải tiên" hải vị.
4. (Danh) Họ "Tiên".
5. (Tính) Ngon ngọt. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Thôn bàn kí la liệt, Kê thử giai trân tiên" , (Bái Chiêu Lăng quá Hàm Dương thự ) Mâm bàn trong thôn đã bày la liệt, Gà cơm đều quý hiếm và ngon.
6. (Tính) Tươi, non. ◎ Như: "tiên hoa" hoa tươi.
7. (Tính) Tươi đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "tiên minh" tươi đẹp, rực rỡ, "tiên nghiên" tươi đẹp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
8. (Tính) Mới lạ, thú vị, hay ho. ◎ Như: "tha đích thoại ngận tiên" câu chuyện của anh ấy thật thú vị.
9. Một âm là "tiển". (Phó) Ít, thiếu. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tư nhân tiển phúc đức, bất kham thụ thị pháp" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ đó kém phúc đức, chẳng kham và tiếp nhận được pháp này.
10. (Động) Hết, tận. ◇ Dịch Kinh : "Cố quân tử chi đạo tiển hĩ" (Hệ từ thượng ) Cho nên đạo của người quân tử hết tận vậy.
11. (Tính) Chết yểu, không thọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cá tươi. Ngày xưa gọi các thứ cá ba ba là tiên thực .
② Tươi, cá thịt mới làm, rau quả mới hái đều gọi là tiên. Như tiên hoa hoa tươi.
③ Tục gọi mùi ngon là tiên.
④ Tốt đẹp. Như tiên minh tươi đẹp, rực rỡ, tiên nghiên tươi đẹp.
⑤ Một âm là tiển. Ít.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hiếm, ít, ít có ai: Mưu việc nước mà ít có sai lầm, dạy dỗ người không mệt mỏi, Thúc Hướng đều có được như thế (Tả truyện: Tương công nhị thập nhất niên); Người ta không ai không ăn không uống, nhưng ít ai biết thế nào là ngon (Luận ngữ). Xem [xian].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít ( trái với nhiều ) — Một âm là Tiên. Xem Tiên.

Từ điển trích dẫn

1. (Phật giáo dụng ngữ) Mặt mắt xưa nay vẫn có. § Chỉ tâm tính cố hữu của người ta.
2. Hình dạng gốc của sự vật. ◇ Kính hoa duyên : "Nhậm tha biến huyễn, hà năng thoát khước bổn lai diện mục!" , (Đệ tứ thập lục hồi) Mặc cho nó biến hóa, làm sao thoát khỏi hình dạng từ trước đến giờ của nó.

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa.
2. Thuật ngữ Phật Giáo: chỉ muôn vật không có thật tính. ◇ Hàn San : "Phù sanh huyễn hóa như đăng tẫn, Trủng nội mai thân thị hữu vô" , (Thi ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự thay đổi không có thật, chỉ sự thay đổi ở đời, vì chính cuộc đời cũng không có thật. Cung oán ngâm khúc có câu: » Tuồng huyễn hóa đã bày ra đấy. Kiếp phù sinh trông thấy mà đau «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự thay đổi không có thật, chỉ sự thay đổi ở đời, vì chính cuộc đời cũng không có thật. Cung oán ngâm khúc có câu: » Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy. Kiếp phù sinh trông thấy mà đau «.
đăng
dé ㄉㄜˊ, dēng ㄉㄥ

đăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lên, leo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lên, trèo (từ chỗ thấp tới chỗ cao). ◎ Như: "đăng lâu" lên lầu, "đăng san" lên núi, "đăng phong tạo cực" lên tới tuyệt đỉnh, "nhất bộ đăng thiên" một bước lên trời, "tiệp túc tiên đăng" nhanh chân lên trước.
2. (Động) Đề bạt, tiến dụng. ◎ Như: "đăng dung" cử dùng người tài.
3. (Động) Ghi, vào sổ. ◎ Như: "đăng kí" ghi vào sổ.
4. (Động) In lên, trưng lên. ◎ Như: "đăng báo" in lên báo.
5. (Động) Kết quả, chín. ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc bất đăng" (Đằng Văn Công thượng ) Năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
6. (Động) Thi đậu, khảo thí hợp cách (thời khoa cử ngày xưa). ◎ Như: "đăng đệ" thi trúng cách, được tuyển.
7. (Động) Xin lĩnh nhận (có ý tôn kính). ◎ Như: "bái đăng hậu tứ" bái lĩnh, nhận ban thưởng hậu hĩ.
8. (Động) Mang, mặc, đi (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "cước đăng trường đồng ngoa" chân mang giày ống dài.
9. (Phó) Ngay, tức thì. ◎ Như: "đăng thì" tức thì, ngay bây giờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
10. (Danh) Họ "Đăng".

Từ điển Thiều Chửu

① Lên, như đăng lâu lên lầu.
② Chép lên, như đăng tái ghi chép lên sổ.
③ Kết quả, chín. Như ngũ cốc bất đăng (Mạnh Tử ) năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
④ Ngay, như đăng thì tức thì, ngay bấy giờ.
⑤ Xin lĩnh nhận của người ta cho cũng gọi là đăng là có kính tôn kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trèo, leo, lên, bước lên: Trèo núi; Lên bờ; Bước lên sân khấu chính trị;
② Đăng, in, ghi, vào sổ: Báo đã đăng rồi; Ghi sổ, vào sổ;
③ Chín tốt, gặt hái, thu hoạch: Hoa mầu thu hoạch tốt, được mùa;
④ Đạp lên: Đạp (guồng) nước; Đạp xe ba gác;
⑤ (đph) Đi, mang vào: Đi giày;
⑥ (văn) Ngay, tức thì.【】đăng thời [dengshí] Ngay, lập tức;
⑦ (văn) Xin lĩnh nhận (của người ta cho).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên cao. Trèo lên — Tiến lên. Thêm lên — Ghi chép vào — Lập tức. Xem Đăng thời.

Từ ghép 25

huyễn thuật

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Thuật biến ảo, ma thuật. ◇ Nhan thị gia huấn : "Thế hữu chú sư cập chư huyễn thuật, do năng lí hỏa đạo nhận, chủng qua di tỉnh" , , (Quy tâm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tài khéo không có thật, Chẳng hạn biến giấy báo thành tiền, nhưng vẫn phải diễn trò kiếm tiền.

ảo thuật

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Thuật biến ảo, ma thuật. ◇ Nhan thị gia huấn : "Thế hữu chú sư cập chư huyễn thuật, do năng lí hỏa đạo nhận, chủng qua di tỉnh" , , (Quy tâm ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.