thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

bi
bēi ㄅㄟ

bi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buồn
2. thương cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, đau buồn. ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Động) Nhớ thương. ◇ Hán Thư : "Du tử bi cố hương" (Cao Đế kỉ hạ ) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎ Như: "nhẫn bi" chịu đựng đau thương, "hàm bi" ngậm buồn, "nhạc cực sanh bi" vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "từ bi" lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật lấy "từ bi" làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Nữ tâm thương bi" (Bân phong , Thất nguyệt ) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎ Như: "bi khúc" nhạc buồn, "bi thanh" tiếng buồn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau, khóc không có nước mắt gọi là bi.
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, bi. 【bi ai [bei'ai] Bi ai, buồn rầu;
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn thương — Nhớ về. Chẳng hạn Bi cố hương ( buồn nhớ quê xưa ).

Từ ghép 33

toan
suān ㄙㄨㄢ

toan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vị chua
2. đau ê ẩm
3. axít

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị chua. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan, hàm, cam, khổ" , , , (Vinh nhục ) Miệng nhận biết được (những vị) chua, mặn, ngọt, đắng.
2. (Danh) Chất hóa học có vị chua, chất acid. ◎ Như: "diêm toan" chất chua lấy ở muối ra, "lưu toan" chất chua lấy ở lưu hoàng ra.
3. (Danh) Nỗi đau thương, bi thống. ◇ Hàn Dũ : "Hàm toan bão thống" (Hạ sách tôn hào biểu ) Ngậm chua ôm đau (ngậm đắng nuốt cay, đau đớn ê chề).
4. (Tính) Chua. ◎ Như: "toan mai" mơ chua.
5. (Tính) Ê ẩm, mỏi, nhức. § Cũng như "toan" . ◎ Như: "yêu toan bối thống" lưng mỏi vai đau, "toan tị" mũi buốt. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhị lí đa lộ, khán khán cước toan thối nhuyễn, chánh tẩu bất động, khẩu lí bất thuyết, đỗ lí trù trừ" , , , , (Đệ nhất hồi) Đi hơn vài dặm, thì thấy chân đau đùi mỏi, bước lên không được nữa, miệng không nói ra (nhưng) trong bụng đã thấy ngần ngại.
6. (Tính) Đau xót. ◎ Như: "tâm toan" đau lòng, "tân toan" chua xót.
7. (Tính) Cũ, cổ hủ, tồi tệ. ◎ Như: "hàn toan" nghèo hèn (học trò), "toan tú tài" hủ nho.
8. (Động) Hóa chua. ◎ Như: "ngưu nãi dĩ kinh toan liễu, bất năng hát" , sữa bò hóa chua rồi, không uống được nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chua.
② Một danh từ về môn hóa học để gọi các chất hàm có vị chua. Như diêm toan (chất chua lấy ở muối ra), lưu toan (chất chua lấy ở lưu hoàng ra), v.v.
③ Ðau ê. Như yêu toan lưng ê.
④ Ðau xót. Như toan tị buốt mũi, tâm toan mủi lòng, v.v.
⑤ Học trò nghèo gọi là hàn toan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Chất axít: Axít axetic; Axít clohy-đric; Axít nitric;
② Chua: Quả lê này chua quá;
③ Mỏi, đau ê, ê ẩm, hơi đau: Lưng mỏi chân đau; Lưng hơi đau;
④ Đau xót: Đau lòng; Rất là đau thương; Đau lòng;
⑤ Cổ hủ, tồi: Tồi tệ; Hủ nho; Học trò nghèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị chua. Td: Tân toan ( chua cay ) — Chất chua. Td: Cường toan ( chất chua rất mạnh, tức chất acide ) — Đau khổ — Nghèo khổ.

Từ ghép 11

bi thiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bi thiết, thảm thiết, buồn rầu

Từ điển trích dẫn

1. Buồn rầu đau thương. § Cũng như "bi thống" . ◇ Vương Xương Linh : "Sam thượng thu vũ thanh, Bi thiết kiêm gia tịch" , (Nhạc Dương biệt lí thập thất việt tân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu đau đớn. Bản dịch Chinh phụ ngâm có câu: » Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi «.
trắc
cè ㄘㄜˋ

trắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

xót xa, bùi ngùi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau thương, bi thống. ◇ Liêu trai chí dị : "Quy kiến môn hộ tiêu điều, ý thậm bi trắc" , (Diệp sinh ) Về thấy nhà cửa tiêu điều, trong lòng rất chua xót.
2. (Tính) "Trắc trắc" : (1) Đau buồn, buồn thảm. ◇ Đỗ Phủ : "Tử biệt dĩ thôn thanh, Sanh biệt thường trắc trắc" , (Mộng Lí Bạch ) Đã nghẹn ngào khi tử biệt, Lại thường buồn thảm lúc sinh li. (2) Tha thiết, khẩn thiết, thành khẩn. ◇ Hậu Hán Thư : "Ngân ngân trắc trắc, xuất ư thành tâm" , (Trương Bô truyện ) Vui hòa chính trực khẩn thiết, phát ra từ lòng thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Xót xa, bùi ngùi. Như trắc nhiên bất lạc bùi ngùi không vui.
② Thương xót. Trong lòng thương xót không nỡ làm khổ ai hay trông thấy sự khổ của người khác gọi là trắc ẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xót xa, bùi ngùi: Bùi ngùi không vui;
② Thương xót: Lòng thương xót không nỡ làm khổ ai, lòng trắc ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót — Không dằn lòng trước cảnh khổ.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Một mối. Cả nước quy về một mối, ý nói chỉ do một triều đình, một chính phủ cai trị.
2. Nhất tề.
3. Một tòa. ◎ Như: "nhất thống bi kiệt" .
4. Theo phép lịch thời cổ, một ngàn năm trăm ba mươi chín năm là một "thống" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mối. Cả nước quy về một mối, ý nói chỉ do một triều đình, một chính phủ cai trị.
thông, đồng
tōng ㄊㄨㄥ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đau đớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi đau thương, thống khổ. ◎ Như: "thông quan tại bão" niềm thương xót trong lòng, chỉ lòng thương xót sâu đậm nỗi khổ sở của người dân.
2. (Động) Đau thương, bi thống.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau. Ta quen đọc là chữ đồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn, như chữ Thông .

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đau đớn

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau. Ta quen đọc là chữ đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đau (đớn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn. Cũng đọc Thông.
quải
guǎi ㄍㄨㄞˇ

quải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kẻ dụ dỗ
2. cái gậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụ dỗ, lường gạt. ◎ Như: "dụ quải" dụ dỗ.
2. (Động) Rẽ, quành, quặt, xoay. ◎ Như: "hướng tả quải" quẹo về bên trái.
3. (Động) Đi khập khễnh. ◇ Tây du kí 西: "Hầu vương túng thân khiêu khởi, quải nha quải đích tẩu liễu lưỡng biến" , (Đệ nhất hồi) Hầu vương tung mình nhảy lên, đi khập khà khập khễnh hai lượt.
4. (Danh) Gậy chống. § Thông "quải" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân thử thì dã hữu ta bệnh chứng tại thân, nhị tắc quá ư bi thống liễu, nhân trụ cá quải, đạc liễu tiến lai" , , , (Đệ thập tam hồi) Giả Trân lúc đó đang có bệnh trong mình, lại vì quá thương xót, nên chống gậy, chậm chạp bước vào.

Từ điển Thiều Chửu

① Quải phiến kẻ mìn, kẻ dỗ người đem bán gọi là quải tử .
② Cái gậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rẽ, ngoặt, quặt: Ngoặt sang bên trái;
② Gậy chống, cái nạng;
③ Đi tập tễnh;
④ Cuỗm tiền, thụt két, lừa đảo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy để người già chống — Lừa dụ người khác đem tiền của cho mình.

Từ ghép 2

tụy
cuì ㄘㄨㄟˋ

tụy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ốm, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tật bệnh.
2. (Tính) Nhọc nhằn, lao khổ. ◇ Thi Kinh : "Ai ai phụ mẫu, Sanh ngã lao tụy" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Thương thay cha mẹ, Sinh ta nhọc nhằn.
3. (Tính) Gầy yếu, tiều tụy. ◇ Liêu sử : "Kim hình dong hủy tụy, khủng bệ hạ kiến nhi động tâm" , (Tiêu Hợp Trác truyện ) Nay hình dung tàn phá tiều tụy, sợ bệ hạ trông thấy mà xúc động trong lòng.
4. (Động) Lao khổ thành bệnh. ◇ Thi Kinh : "Duy cung thị tụy" (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Chỉ là thân mình sẽ bị nhọc nhằn sinh bệnh.
5. (Động) Đau thương, bi thống. ◇ Tống Ngọc : "Đăng cao viễn vọng, sử nhân tâm tụy" , 使 (Cao đường phú ) Lên cao nhìn ra xa, khiến cho lòng người đau thương.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm, nhọc mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhọc mệt, mỏi mệt: Tâm sức mỏi mệt; Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Bệnh hoạn — Phá hư. Hư hỏng.

Từ ghép 2

bi thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đau buồn, đau lòng

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.