lan san

phồn thể

Từ điển phổ thông

suy tàn, sắp hết

Từ điển trích dẫn

1. Suy giảm, tiêu trầm. ◇ Bạch Cư Dị : "Bạch phát mãn đầu quy đắc dã, Thi tình tửu hứng tiệm lan san" 滿, (Vịnh hoài ).
2. Lu mờ, leo lét. ◇ Tân Khí Tật : "Chúng lí tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi thủ, na nhân khước tại đăng hỏa lan san xứ" , , (Thanh ngọc án , Nguyên tịch ).
3. Tàn, sắp hết. ◇ Lỗ Tấn : "Thử khắc Thái Bình Hồ phạn điếm chi yến dĩ cận lan san" (Hoa cái tập , Bính bích chi hậu ).
4. Lộn xộn, nghiêng ngả. ◇ Hồng Thăng : "Tự lan san, mô hồ đoạn tục, đô nhiễm tựu lệ ngân ban" , , (Trường sanh điện 殿, Tiên ức ).
5. Khốn quẫn, khó khăn. ◇ Tô Thức : "Quan huống lan san, tàm quý thanh tùng thủ tuế hàn" , (Giảm tự mộc lan hoa ).
liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày ra
2. xếp theo hàng ngang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng. ◎ Như: "trạm tại tối tiền liệt" đứng ở hàng đầu.
2. (Danh) Thứ bậc, chức vị. ◇ Luận Ngữ : "Trần lực tựu liệt, bất năng giả chỉ" , (Quý thị ) Hết sức làm chức vụ mình, nếu không được nên từ chức đi.
3. (Danh) Loại, hạng. ◎ Như: "giá bất tại thảo luận chi liệt" cái đó không thuộc trong điều loại (đề tài) của cuộc thảo luận.
4. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, đoàn. ◎ Như: "nhất liệt hỏa xa" một đoàn xe lửa, "nhất liệt sĩ binh" một hàng quân lính.
5. (Danh) Họ "Liệt".
6. (Động) Chia ra. § Thông "liệt" . ◇ Hán Thư : "Liệt thổ phong cương phi vị chư hầu, giai dĩ vị dân dã" , (Cốc Vĩnh truyện ) Chia đất phong bờ cõi không phải vì chư hầu, mà đều là vì dân vậy.
7. (Động) Bày, dàn, xếp. ◎ Như: "trần liệt" trưng bày, "liệt trở đậu" bày cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).
8. (Động) Đưa vào, đặt vào. ◎ Như: "đại gia đích ý kiến quân liệt nhập kỉ lục" ý kiến mọi người đều đưa vào sổ ghi.
9. (Tính) Các, nhiều. ◎ Như: "liệt quốc" các nước, "liệt vị" các vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng lối, cái gì xếp một hàng thẳng gọi là hàng , xếp ngang gọi là liệt .
② Số nhiều, như liệt quốc các nước, liệt vị các vị.
③ Bầy, như liệt trở đậu bầy cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, dàn, xếp, kê: Phô bày; Xếp hàng chào đón; Kiểm điểm lại từng khoản theo như trong đơn đã kê; Bày cái trở cái đậu, bày đồ tế lễ; Dàn trận;
② Đưa, đặt, liệt vào: Đưa vào chương trình nghị sự; Liệt vào hạng A;
③ Hàng: Đứng ở hàng đầu;
④ Đoàn: Một đoàn tàu hỏa;
⑤ Loại, hạng: Không thuộc loại này;
⑥ Các, nhiều: Các vị khán giả;
⑦ [Liè] (Họ) Liệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia xé, phân chia ra — Sắp đặt có thứ tự hàng lối — Thứ tự trước sau trên dưới — Các. Những.

Từ ghép 26

Từ điển trích dẫn

1. Khách đến thăm ban đêm. Chỉ người a dua theo hùa.
2. Kẻ trộm. § "Lí Thiệp" có bài "Tỉnh lan sa túc ngộ dạ khách thi" 宿.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người khách trong đêm, chỉ kẻ trộm.
đức
dé ㄉㄜˊ

đức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đạo đức, thiện
2. ơn, ân
3. nước Đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
2. (Danh) Phẩm hạnh, tác phong. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" , . (Nhan Uyên ) Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống.
3. (Danh) Ơn, ân huệ, ân trạch. ◎ Như: "dĩ oán báo đức" lấy oán trả ơn. ◇ Luận Ngữ : "Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" : , ? : ? , (Hiến vấn ) Có người hỏi: Lấy đức báo oán, nên không? Khổng Tử đáp: Thế gì lấy gì báo đức? Cứ chính trực mà báo oán, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.
4. (Danh) Ý, lòng tin, tâm ý. ◎ Như: "nhất tâm nhất đức" một lòng một ý, quyết tâm không đổi, "li tâm li đức" chia lòng rẽ ý (không đồng tâm hợp tác).
5. (Danh) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. ◎ Như: mùa xuân gọi là "thịnh đức tại mộc" , mùa hè gọi là "thịnh đức tại hỏa" .
6. (Danh) Tên nước "Đức-ý-chí" thường gọi tắt là nước "Đức" (tiếng Anh: Federal Republic of Germany).
7. (Danh) Họ "Đức".
8. (Động) Cảm ơn, cảm kích. ◇ Liêu trai chí dị : "Chủ nhân văn nhi đức chi, tặng kim ngũ lạng, úy chi sử quy" , , 使 (Vương Thành ) Người chủ quán nghe thế rất biết ơn (Vương Thành), tặng cho năm lạng vàng, an ủi bảo về.
9. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "đức chính" chính trị tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh , đức tính , v.v.
② Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính , đức hóa .
③ Ơn. Như túy tửu bão đức ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
④ Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc , mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa , v.v. Tên nước Ðức-ý-chí thường gọi tắt là nước Ðức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đức hạnh, đức tính, đạo đức: Đạo đức; Đức tính chung;
② Lòng: Một lòng một dạ;
③ Ân huệ, ơn đức: Mang ơn huệ; Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn sung trả ngái;
④ [Dé] (Họ) Đức;
⑤ [Dé] Nước Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tính tình — Ơn huệ — Điều may mắn được hưởng. Chẳng hạn Phúc đức — Tên nước ở Âu châu, tức nước Đức ( germany ) — Tên người, tức Trịnh Hoài Đức, Công thần thời Nguyễn sơ, sinh 1765, mất 1825, hiệu là Cấn Trai, Tổ tiên là người Phúc Kiến Trung Hoa di cư tới vùng Trấn Biên ( Biên Hòa ), thi đậu năm 1788, theo giúp Nguyễn Ánh có công, trải thờ hai triều Gia Long và Minh Mệnh, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, năm 1802 có đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm có Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập. Ông còn là một trong Gia định Tam gia thi — Tên người, tức Nguyễn Quý Đức sinh 1648, mất 1730, người xã Tây mỗ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Bắc phần Việt Nam đậu Bảng nhãn năm 1676, tức Vĩnh Trị nguyên niên đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, tước Liêm Quận Công, có đi sứ Trung Hoa năm 1690. Ông từng phụng mệnh vua, cùng với Lê Hi, soạn bộ Đại Việt sử kí tục biên.

Từ ghép 36

bá, bả
bō ㄅㄛ, bǒ ㄅㄛˇ, bò ㄅㄛˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gieo ra, vung ra
2. làm lan rộng
3. trốn
4. đuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gieo, vãi. ◎ Như: "bá chủng" gieo hạt giống.
2. (Động) Ban bố, tuyên dương. ◇ Ngụy Trưng : "Nhân giả bá kì huệ, tín giả hiệu kì trung" , (Luận thì chánh sơ ) Người nhân nghĩa ban lòng thương yêu, người tín nghĩa hết sức tỏ lòng trung thành.
3. (Động) Truyền rộng ra. ◎ Như: "bá âm" truyền thanh, "bá cáo" bảo cho khắp mọi người đều biết.
4. (Động) Chia ra, phân khai, phân tán. ◇ Thư Kinh : "Hựu bắc bá vi cửu Hà" (Vũ cống ) Phía bắc lại chia làm chín nhánh sông Hoàng Hà.
5. (Động) Dời đi, đi trốn. ◎ Như: "bá thiên" dời đi ở chỗ khác. ◇ Hậu Hán Thư : "Hiến sanh bất thần, thân bá quốc truân" , (Hiếu Hiến đế kỉ ) Hiến sinh không hợp thời, thân phải bôn đào, nước bị gian nan.
6. (Động) Dao động. ◎ Như: "bả đãng" lay động. ◇ Trang Tử : "Cổ sách bá tinh, túc dĩ thực thập nhân" , (Nhân gian thế ) Khua sàng giũ gạo, đủ để nuôi mười người.

Từ điển Thiều Chửu

① Gieo ra, vung ra, như bá chủng gieo hạt giống.
② Làm lan rộng, như bá cáo bảo cho khắp mọi người đều biết.
③ Trốn, như bá thiên trốn đi ở chỗ khác.
④ Ðuổi.
⑤ Một âm là bả. Lay động.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gieo, rải, tung, vung ra: Gieo hàng; Gieo hốc;
② Làm lan rộng, truyền, truyền đi: Truyền bá; Phát thanh; Đài phát thanh;
③ (văn) Trốn: Trốn đi nơi khác;
④ (văn) Đuổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gieo hạt giống — Gieo rắc khắp nơi — Chia ra — Bỏ đi không dùng nữa.

Từ ghép 24

bả

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gieo, vãi. ◎ Như: "bá chủng" gieo hạt giống.
2. (Động) Ban bố, tuyên dương. ◇ Ngụy Trưng : "Nhân giả bá kì huệ, tín giả hiệu kì trung" , (Luận thì chánh sơ ) Người nhân nghĩa ban lòng thương yêu, người tín nghĩa hết sức tỏ lòng trung thành.
3. (Động) Truyền rộng ra. ◎ Như: "bá âm" truyền thanh, "bá cáo" bảo cho khắp mọi người đều biết.
4. (Động) Chia ra, phân khai, phân tán. ◇ Thư Kinh : "Hựu bắc bá vi cửu Hà" (Vũ cống ) Phía bắc lại chia làm chín nhánh sông Hoàng Hà.
5. (Động) Dời đi, đi trốn. ◎ Như: "bá thiên" dời đi ở chỗ khác. ◇ Hậu Hán Thư : "Hiến sanh bất thần, thân bá quốc truân" , (Hiếu Hiến đế kỉ ) Hiến sinh không hợp thời, thân phải bôn đào, nước bị gian nan.
6. (Động) Dao động. ◎ Như: "bả đãng" lay động. ◇ Trang Tử : "Cổ sách bá tinh, túc dĩ thực thập nhân" , (Nhân gian thế ) Khua sàng giũ gạo, đủ để nuôi mười người.

Từ điển Thiều Chửu

① Gieo ra, vung ra, như bá chủng gieo hạt giống.
② Làm lan rộng, như bá cáo bảo cho khắp mọi người đều biết.
③ Trốn, như bá thiên trốn đi ở chỗ khác.
④ Ðuổi.
⑤ Một âm là bả. Lay động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lắc qua lắc lại. Dao động — Một âm khác là Bá.

Từ điển trích dẫn

1. Thông minh, linh lợi.
2. Tỉnh táo. ◇ Lục Du : "Khốn tiệp nhật trung thường dục bế, Dạ lan chẩm thượng khước tinh tinh" , (Bất mị ) Mi lờ đờ ban ngày thường muốn nhắm, Đêm khuya trên gối lại tỉnh queo.
3. Véo von, uyển chuyển (âm thanh). ◇ Lục Du : "Oanh ngữ tinh tinh dã trĩ kiêu" (Sơ hạ đạo trung ) Tiếng oanh véo von, tiếng chim trĩ cao mạnh.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ danh tướng "Mã Viện" đời Hán. Vì họ Mã được phong làm "Phục Ba tướng quân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Danh hiệu võ tướng, tức Phục ba Tướng quân — Chỉ danh tướng Mã Viện đời Hán. Vì họ Mã được phong Phục Ba tướng quân. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử, tới Man khê bàn sự Phục ba « — Phục ba: Một chức của Mã viện ( Mã viện thường gọi là Phục Ba Tướng quân ). Mã viện người Mậu Lăng, đời Đông Hán. Ban đầu nương nhờ Ổi Hiêu, sau về đầu Quan Võ Ổi Hiêu làm phản, Viện giúp Quan Võ dẹp Ổi Hiêu. Viện lại đem quân sang đánh nước ta để trả thù việc Tô Định bị Trưng Trắc giết chết. Sau khi lấy được Giao Chỉ lập đồng trụ ở biên giới khắc mấy chữ » Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt « ( Cột đồng gãy, người Giao Chỉ sẽ bị diệt ). Giặc mọi Man khê làm phản. Viện đem quân dẹp mới yên, lúc bấy giờ Viện đã 80 tuổi. ( Tầm nguyên tự điển ). ( Đến Man khê bàn sự Phục Ba ).

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ nghỉ ngơi thường ngày. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Khang Tử trú cư nội tẩm, Khổng Tử vấn kì sở tật" , (Khúc lễ Tử Cống vấn ) Khang Tử ban ngày ở chỗ nghỉ ngơi, Khổng Tử hỏi ông có bệnh gì.
2. Phòng ngủ của phụ nữ. ◇ Liêu trai chí dị : "Hựu kì hậu vi nội tẩm, chu liêm tú mạc, lan xạ hương sung dật phún nhân" , , (Kim hòa thượng ) Ở phía sau lại có phòng ngủ, rèm đỏ màn thêu xông lan xạ thơm phức.
3. Chỗ ở của vợ cả.
4. Phiếm chỉ nội thất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phòng ngủ trong nhà.
tích
tì ㄊㄧˋ, xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

thiếc, Sn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếc (stannum, Sn).
2. (Danh) Vải nhỏ. ◇ Liệt Tử : "Ý a tích" (Chu Mục vương ) Mặc áo vải lụa mịn.
3. (Danh) Gọi tắt của "tích trượng" gậy tầm xích, bằng thiếc có tra những vòng bằng thiếc hoặc đồng, dùng cho các tỉ-khiêu mang đi khất thực.
4. (Danh) Họ "Tích".
5. (Danh) "Tích Lan" tên nước (Ceylon, Sri Lanka).
6. (Tính) Làm bằng thiếc. ◎ Như: "tích quán" lọ bằng thiếc.
7. (Động) Cho, tặng, cấp. § Thông "tứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếc (Stannum, Sn), sắc trắng như bạc, chất mềm chóng chảy, vì thế nên người ta hay dùng để tráng mặt đồ đồng, đồ sắt cho đẹp.
② Cho, phàm các cái của triều đình ban cho thưởng cho đều gọi là tích.
③ Vải nhỏ.
④ Gậy tầm xích của nhà chùa dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Thiếc (Stannum, kí hiệu Sn);
② (văn) Ban cho, ban thưởng;
③ Cây tầm xích (của các nhà sư);
④ [Xi] (Họ) Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất thiếc. Một thứ kim loại — Cho. Ban cho. Với nghĩa này, còn đọc là Tứ — Cây gậy của vị tăng — Tên người, tức Nguyễn Vĩnh Tích, người phủ Thường tín tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1448, niên hiệu Thái hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ. Tác phẩm chữ Hán có Tiên sơn tập — Tên người tức, Nguyễn Thiên Tích, danh sĩ đời Lê, tự là Huyền Khuê, người xã Nội duệ huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu khoa Hoành từ năm 1431, niên hiệu Thiện thiên thứ 4 đời Lê Thái Tổ, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thị độc, Nội mật viện Phó sứ, rồi thăng tới Binh bộ Thượng thư, sang sứ Trung Hoa ba lần. Về văn học, ông làm lời cẩn ân cho cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi — Tên người, tức Mạc Thiên Tích, tự là Sĩ Lân, con của Mạc Cửu, làm Đô đốc trấn Hà Tiên từ năm 1735. Ông theo giúp chúa Nguyễn Định Vương, sau thua chạy sang Xiêm la, rồi tự tử ở đó năm 1780. Lúc còn ở Hà Tiên, ông tụ họp văn thi gia cùng nhau xướng họa. Tác phẩm chữ Hán có Hà Tiên thập vịnh .

Từ ghép 1

tiêm, xiêm
xiān ㄒㄧㄢ

tiêm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh mặt trời lên. ◇ Vương An Thạch : "Ngọa tống thu nguyệt một, Khởi khán triêu nhật xiêm" , (Vọng cửu Hoa San ) Nằm ngủ tiễn trăng thu lặn chìm, Thức dậy xem mặt trời ban mai mọc lên.
2. (Danh) "Xiêm La" tên nước ở phía đông nam châu Á, nay gọi là nước Thái . § Tục đọc là "tiêm".

Từ điển Thiều Chửu

① Bóng mặt trời loe lên.
② Nước Xiêm La ở phía đông nam châu Á, hiện gọi là nước Thái . Tục đọc là chữ tiêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Mặt trời) mọc, lóe lên;
② [Xian] Nước Xiêm (tên cũ của nước Thái Lan).

xiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóng mặt trời
2. (xem: xiêm la )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh mặt trời lên. ◇ Vương An Thạch : "Ngọa tống thu nguyệt một, Khởi khán triêu nhật xiêm" , (Vọng cửu Hoa San ) Nằm ngủ tiễn trăng thu lặn chìm, Thức dậy xem mặt trời ban mai mọc lên.
2. (Danh) "Xiêm La" tên nước ở phía đông nam châu Á, nay gọi là nước Thái . § Tục đọc là "tiêm".

Từ điển Thiều Chửu

① Bóng mặt trời loe lên.
② Nước Xiêm La ở phía đông nam châu Á, hiện gọi là nước Thái . Tục đọc là chữ tiêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Mặt trời) mọc, lóe lên;
② [Xian] Nước Xiêm (tên cũ của nước Thái Lan).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng mặt trời chiếu tới — Tên nước. Xem Xiêm la .

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.