ba
bēi ㄅㄟ, bì ㄅㄧˋ, bō ㄅㄛ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sóng nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sóng (nước). ◇ Tô Thức : "Thanh phong từ lai, thủy ba bất hưng" , (Tiền Xích Bích phú ) Gió mát từ từ lại, sóng nước lặng lờ.
2. (Danh) Sự vật có làn sóng (khoa học Vật lí, ...). ◎ Như: "điện ba" sóng điện, "âm ba" sóng âm thanh, "quang ba" sóng ánh sáng.
3. (Danh) Dòng nước chảy mạnh, sông. ◎ Như: "ba lộ" đường thủy, "ba thần" thần sông, thủy thần. ◇ Đỗ Mục : "Trường kiều ngọa ba" (A Phòng cung phú ) Cầu dài vắt ngang sông.
4. (Danh) Sóng gió, sự tình biến hóa bất ngờ. ◎ Như: "nhất ba vị bình, nhất ba hựu khởi" , nạn này chưa yên, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia.
5. (Danh) Ánh mắt long lanh. ◎ Như: "nhãn ba" sóng mắt (chỉ ánh mắt long lanh), "thu ba" làn sóng mùa thu (chỉ ánh mắt long lanh của người đẹp như sóng nước mùa thu).
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Ba Lan" quốc gia ở Âu Châu (tiếng Anh: Poland).
7. (Động) Nổi sóng. ◇ Khuất Nguyên : "Động đình ba hề mộc diệp hạ" (Cửu ca , Tương Phu nhân ) Hồ Động Đình nổi sóng hề cây lá rụng.
8. (Động) Dần đến. ◎ Như: "ba cập" trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, "ba lụy" liên lụy.
9. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "bôn ba" sóng nước chảy xiết, ý nói bôn tẩu vất vả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sóng nhỏ, sóng nhỏ gọi là ba , sóng lớn gọi là lan . Văn bài gì có từng thứ nẩy ra cũng gọi là ba lan .
② Một cái nổi lên một cái im đi cũng gọi là ba. Như âm nhạc phát ra tiếng, thì những tiếng còn dư lại gọi là âm ba . Viết văn viết chữ thì chỗ tàng nên gò gập lại gọi là ba chích .
③ Dần đến, như ba cập trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, ba lụy nhân người khác mà lụy đến mình.
④ Bôn ba bôn tẩu vất vả.
⑤ Tia sáng của con mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sóng (nhỏ): Sóng biếc; Nơi khói sóng xa xôi;
② (lí) Chỉ vật hình sóng: Sóng điện; Sóng âm, âm ba; Sóng ánh sáng;
③ Bôn ba, chạy vạy: Bôn ba, chạy vạy;
④ Ví với việc xảy ra bất ngờ: Phong ba, sóng gió; Nạn này chưa hết, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia;
⑤ Tia sáng của mắt (ví với mắt long lanh của người con gái đẹp): Thu ba, sóng thu, làn thu thủy;
⑥ (văn) Dần dần lan đến: Dần lan tới; Liên lụy;
⑦ Nước Ba Lan (nói tắt): Nước Ba Lan (ở châu Âu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nước — Chỉ ánh mắt long như sóng nước. Chẳng hạn Thu ba ( ánh mắt long lanh như sóng nước mùa thu ) — Chạy tới ( như sóng nước xô nhau chạy tới ).

Từ ghép 48

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Ba con vật giết đi để tế thần, gồm bò, dê và heo ("ngưu, dương, thỉ" , , ).
2. Tục gọi gà, cá và heo là "tam sinh" ("kê, ngư, thỉ" , , ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba con vật giết đi để tế thần, gồm trâu dê và lợn.
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

đạm
dàn ㄉㄢˋ, tǎn ㄊㄢˇ

đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tế trừ phục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ mãn tang cha mẹ, không mặc áo tang nữa. ◇ Thuyết văn giải tự : "Đạm, trừ phục tế dã" , (Kì bộ ).

Từ điển Thiều Chửu

Tế trừ phục, sau lễ đại tường ba tháng là trong kì đạm phục trừ tang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tế đạm phục (trừ tang, sau lệ đại tường ba tháng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ cúng mãn tang, sau 27 tháng, kể từ ngày cha mẹ qua đời.
phụ
fù ㄈㄨˋ

phụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tế phụ (hết tang 3 năm)
2. chôn chung, hợp táng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm lễ hết tang cho người chết, rước thần chủ vào thờ chung với tiên tổ. ◇ Tả truyện : "Phàm quân hoăng, tốt khốc nhi phụ" , (Hi công tam thập tam niên ) Thường vua chết, quân lính khóc và làm lễ phụ.
2. (Động) Chôn chung, hợp táng. ◇ Cù Hựu : "Bỉ cảm tật nhi tiên tồ, thiếp hàm oan nhi kế vẫn. Dục cầu phụ táng" , . (Thúy Thúy truyện ) Chàng buồn thương mắc bệnh chết trước, thiếp ngậm oan nên chết theo. Muốn xin được chôn chung.

Từ điển Thiều Chửu

Tế phụ, hết tang ba năm, rước thần chủ () vào thờ với tiên tổ gọi là phụ.
② Chôn chung (hợp táng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tế phụ (rước thần chủ vào thờ với tổ tiên sau tang ba năm);
② Chôn chung, hợp táng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ cúng tổ tiên các đời — Cúng giỗ mãn tang.
xoa
chā ㄔㄚ, chá ㄔㄚˊ, chǎ ㄔㄚˇ, chà ㄔㄚˋ, chāi ㄔㄞ

xoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt chéo tay
2. những thứ có đầu toè ra
3. dạng ra, khuỳnh ra
4. cái dĩa, cái nĩa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt tréo tay, chắp tay. ◎ Như: "song thủ giao xoa" bắt tréo hai tay. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung mông lông địa kiến cá quan nhân bối xoa trước thủ, hành tương xuất lai" , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung loáng thoáng thấy một vị quan nhân chắp tay sau lưng đi lại.
2. (Động) Đâm, xiên. ◎ Như: "xoa ngư" đâm cá.
3. (Động) Nắm cổ lôi. ◎ Như: "xoa xuất môn khứ" lôi cổ ra khỏi cửa.
4. (Động) Vướng, mắc, hóc, chặn, tắc lại. ◎ Như: "nhất khối cốt đầu xoa tại hầu lung lí" hóc một cái xương trong cổ họng.
5. (Động) Giạng, xòe, dang ra. ◎ Như: "xoa trước song thối" giạng hai chân ra. ◇ Thủy hử truyện : "Giá bà tử thừa trước tửu hưng, xoa khai ngũ chỉ, khứ na Đường Ngưu Nhi kiểm thượng liên đả lưỡng chưởng" , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Mụ già say rượu hăng lên, xòe năm ngón tay, tát luôn hai cái vào mặt Đường Ngưu Nhi.
6. (Tính) Rẽ. ◎ Như: "xoa lộ" đường rẽ.
7. (Danh) Vật gì chẽ ra, tỏe ra ở một đầu. ◎ Như: "đao xoa" dao nĩa, "ngư xoa" cái đinh ba để đâm cá. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trần Ứng liệt thành trận thế, phi mã xước xoa nhi xuất" , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Trần Ứng dàn xong trận thế, cầm đinh ba tế ngựa đi ra.
8. (Danh) Dấu hai vạch tréo nhau (để xóa bỏ hoặc đánh dấu chỗ sai lầm). ◎ Như: "thác ngộ đích thỉnh đả nhất cá xoa" chỗ sai xin đánh hai vạch chéo.
9. (Danh) § Xem "dược xoa" hay "dạ xoa" (tiếng Phạn "yakkha").

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt tréo tay.
② Cái gì tỏe ra trên đầu gọi là xoa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Tắc lại, ùn lại, ách lại: Đoàn biểu tình ùn lại chắn cả đường;
② Hóc: Hóc xương cá. Xem [cha], [chă].

Từ điển Trần Văn Chánh

Giạng, dang ra, rẽ ra: Giạng háng, dang chân ra. Xem [cha], [chá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái chĩa, cái nĩa, cái đinh ba: Cái chĩa; Cái đinh ba; Cái nĩa; Cái chĩa (đâm) cá;
② Đâm, xiên: Lấy cái chĩa đâm cá; Lấy nĩa xiên một miếng thịt;
③ Chắp tay, bắt tréo tay: Chắp tay. Xem [chá], [chă].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các ngón tay đan lại với nhau — Dùng các ngón tay nhón lấy đồ vật — Đâm, xỉa vào dính mà lấy về.

Từ ghép 10

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cõi sóng nước, chỉ cuộc đời vất vả.
chúc
zhǔ ㄓㄨˇ

chúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhìn kỹ, ngắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn kĩ, ngắm. ◎ Như: "ngang thủ chúc thiên" ngẩng đầu ngó lên trời. ◇ Phù sanh lục kí : "Tựu song tế chúc, ba minh như kính, bất kiến nhất vật" , , (Khuê phòng kí lạc ) Bèn vội vàng nhìn kĩ qua cửa sổ, mặt nước như gương, không thấy gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn kĩ, ngắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhìn (kĩ), ngắm: Nhìn xa thấy rộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn chăm chú.

Từ điển trích dẫn

1. Giữ lợi tức cho tiền vốn.
2. Bảo hộ an dưỡng nhân dân. ◇ Chu Lễ : "Dĩ bảo tức lục dưỡng vạn dân: nhất viết từ ấu, nhị viết dưỡng lão, tam viết chấn cùng, tứ viết tuất bần, ngũ viết khoan tật, lục viết an phú" : , , , , , (Địa quan , Đại tư đồ ) Bảo hộ an dưỡng muôn dân có sáu hạng: một là thương yêu trẻ, hai là nuôi dưỡng người già, ba là cứu tế người cùng khốn, bốn là giúp đỡ người nghèo khó, năm là khoan dung với người bệnh tật, sáu là khiến cho người giàu an định.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ mức lời.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.