khốn nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

sự khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. Cùng khốn, nghèo khổ. ☆ Tương tự: "bần khổ" , "bần khốn" , "bần cùng" , "khốn khổ" , "khốn cùng" .
2. Sự tình phức tạp, nhiều trở ngại, khó hoàn thành. ☆ Tương tự: "ma phiền" , "phồn nan" , "gian nan" , "chướng ngại" . ★ Tương phản: "dung dị" .

khốn nạn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tai vạ xảy tới — Cực nhọc khó khăn, không xoay trở được — Ngày nay ta còn dùng làm lời mắng, làm nhục.
bần
pín ㄆㄧㄣˊ

bần

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghèo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghèo. ◎ Như: "bần sĩ" học trò nghèo.
2. (Tính) Thiếu. ◎ Như: "bần huyết bệnh" bệnh thiếu máu.
3. (Tính) Lời nói nhún mình. ◎ Như: "bần tăng" kẻ tu hành hèn dốt này.
4. (Tính) Lắm điều, lắm lời. ◎ Như: "bần chủy" lắm mồm.
5. (Động) Làm cho nghèo khó, thiếu thốn. ◇ Tuân Tử : "Tắc thiên bất năng bần" (Thiên luận ) Thì trời không thể để cho nghèo khó.
6. (Danh) Hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử ưu đạo bất ưu bần" (Vệ Linh Công ) Người quân tử lo không đạt đạo, chứ không lo nghèo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghèo, như bần học trò nghèo.
② Thiếu, như bần huyết bệnh bệnh thiếu máu.
③ Lời nói nhún mình, như bần tăng kẻ tu hành hèn dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghèo, bần, thiếu, túng: Nhà nghèo; Bần phú bất quân; Thiếu máu;
② Lắm điều, lắm mồm, lắm lời: Anh ấy lắm mồm quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu tiền bạc của cải. Nghèo nàn — Thiếu thốn. Có ít.

Từ ghép 25

khốn
kùn ㄎㄨㄣˋ

khốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khốn cùng, khốn khổ, khốn đốn
2. vây hãm
3. mỏi mệt
4. buồn ngủ
5. ngủ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gian nan, khổ sở. ◎ Như: "gian khốn" gian nan thống khổ. ◇ Liêu trai chí dị : "Khốn ư danh tràng" (Diệp sinh ) Lận đận trên đường công danh.
2. (Tính) Nghèo túng. ◎ Như: "bần khốn" nghèo túng, "cùng khốn" quẫn bách.
3. (Tính) Nhọc nhằn, mệt mỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Tứ khách bôn ba pha khốn, phủ tựu chẩm, tị tức tiệm thô" , , (Thi biến ) Bốn người khách bôn ba mệt mỏi, vừa nằm xuống gối, là ngáy khò khò.
4. (Động) Bị dồn vào chỗ gian nan hay hoàn cảnh khốn khổ. ◎ Như: "vi bệnh sở khốn" khốn đốn vì bệnh tật.
5. (Động) Bao vây. ◎ Như: "vi khốn" vây hãm.
6. (Động) Buồn ngủ. ◇ Cao Bá Quát : "Khốn miên đắc sở tức" (Di tống Thừa Thiên ngục ) Buồn ngủ thì ngủ ngay ngon giấc.
7. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

Khốn cùng. Phàm các sự nhọc mệt quẫn bách đều gọi là khốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khốn đốn, khốn khổ, khốn cùng, nghèo túng: Khốn đốn vì bệnh tật; Nghèo túng;
② Vây hãm: Vây hãm quân địch ở trong thành;
③ Mỏi mệt: Em bé mỏi mệt rồi;
④ Buồn ngủ: Anh buồn ngủ thì cứ ngủ trước đi;
⑤ (đph) Ngủ: Ngủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ bói, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Đoài, chỉ về tai nạn, cực khổ — Tai nạn — Khổ sở — Mệt mỏi.

Từ ghép 16

cùng
qióng ㄑㄩㄥˊ

cùng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuối, hết

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghèo túng, khốn khó. ◎ Như: "bần cùng" nghèo khó, "khốn cùng" khốn khó. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử có khi cùng khốn thì cố giữ tư cách của mình, kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn.
2. (Tính) Tận, hết. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lí tận lời hết (đuối lí), "thú vị vô cùng" thú vị không cùng.
3. (Tính) Khốn ách, chưa hiển đạt. ◇ Mạnh Tử : "Cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ" , (Tận tâm thượng ) Khi chưa gặp thời thì riêng làm tốt cho mình, lúc hiển đạt thì làm thiện khắp thiên hạ.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thâm san cùng cốc" núi sâu hang thẳm.
5. (Động) Nghiên cứu, suy đến tận gốc. ◇ Dịch Kinh : "Cùng lí tận tính, dĩ chí ư mệnh" , (Thuyết quái ) Suy tận gốc cái tính để rõ cái mệnh.
6. (Phó) Rất, cực kì. ◎ Như: "cùng hung cực ác" rất hung ác, "cùng xa cực xỉ" cực kì xa xỉ.
7. (Phó) Triệt để, tận lực, đến cùng. ◎ Như: "cùng cứu" nghiên cứu đến cùng, "cùng truy bất xả" truy xét tận lực không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cực, cái gì đến thế là hết nước đều gọi là cùng, như bần cùng nghèo quá, khốn cùng khốn khó quá, v.v.
② Nghiên cứu, như cùng lí tận tính nghiên cứu cho hết lẽ hết tính.
③ Hết, như cùng nhật chi lực hết sức một ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghèo, nghèo túng: Người nghèo; Trước kia anh ấy rất nghèo;
② Cùng, hết: Đuối lí, cùng lời cụt lí; Hết đường xoay xở, bước đường cùng; Kẻ sĩ cùng mới thấy được tiết nghĩa;
③ Hết sức, cực kì: Phóng hết tầm mắt; Định phóng hết tầm mắt ra xa ngàn dặm;
④ Nghiên cứu, đến cùng: Truy cứu đến cùng; Dò xét đến ngọn nguồn; Nghiên cứu cho hết lẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuối. Hết — Nghèo khổ. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Người bảo ông cùng mãi, ông cùng đến thế thôi «.

Từ ghép 47

Từ điển trích dẫn

1. Nghèo khốn, cực khổ. ☆ Tương tự: "bần khốn" , "khốn nan" , "tật khổ" , "gian nan" , "gian khổ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau buồn cực nhọc, phải chịu cảnh không may.
phạp
fá ㄈㄚˊ

phạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thiếu, không đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thiếu, không đủ. ◇ Sử Kí : "Hán Vương thực phạp, khủng, thỉnh hòa" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương thiếu lương thực, lo sợ, phải xin hòa.
2. (Động) Không có. ◎ Như: "hồi sinh phạp thuật" không có thuật làm sống lại (không có chút hi vọng nào cả).
3. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "đạo phạp" mệt lắm, xin thứ cho (chủ từ khách không tiếp). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã đẳng kim đốn phạp, ư thử dục thối hoàn" , 退 (Hóa thành dụ phẩm đệ thất ) Chúng tôi nay mệt mỏi, nơi đây muốn trở về.
4. (Tính) Nghèo khốn. ◎ Như: "bần phạp" bần cùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu, không có đủ.
② Mỏi mệt, chủ từ khách không tiếp gọi là đạo phạp mệt lắm xin thứ cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không có, thiếu: Thiếu gì hạng người đó;
② Mệt nhọc: Người và ngựa đều mệt nhoài; Thừa lúc ông ta mỏi mệt mà truy đuổi theo (Tân Ngũ đại sử); Mệt lắm xin thứ cho;
③ Yếu đuối, vu vơ: Con người yếu đuối; Lời nói vu vơ; Thuốc cao đã nhã rồi;
④ (văn) Xao lãng: Quang không dám vì thế mà xao lãng việc nước (Chiến quốc sách).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu. Td: Khuyết phạp ( thiếu thốn, không đầy đủ ) — Nghèo túng. Td: Bần phạp ( nghèo nàn túng thiếu ) — Không. Không còn gì. Xem Phạp nguyệt — Mệt nhọc. Td: Bì phạp ( mỏi mệt nhọc nhằn ).

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Sự khó khăn cùng cực, cảnh quẫn bách. ◇ Tào Thực : "Bất kiến Lỗ Khổng Khâu, Cùng khốn Trần Thái gian" , (Dự Chương hành ) Không thấy ông Khổng Khâu nước Lỗ, Gặp cảnh vây khốn ở khoảng đất Trần và đất Thái.
2. Bần cùng, nghèo túng. ◇ Sử Kí : "Cư sổ niên, kì tử cùng khốn phụ tân" , (Hoạt kê truyện , Ưu Mạnh truyện ) Mấy năm sau, người con đó nghèo túng phải đội củi (để bán làm kế sinh nhai).
3. Chỉ người khốn quẫn hoặc bần cùng. ◇ Hoàng Quân Tể : "Tập đạo tặc, thiệm cùng khốn, dĩ thị thái bình" , , (Kim hồ lãng mặc , Nam tuần thịnh điển ) Lùng bắt đạo tặc, cứu giúp người nghèo khó, để cho thấy có thái bình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không còn xoay trở gì được nữa.

khốn cùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khổ cực, khốn cùng

Từ điển trích dẫn

1. Khốn khổ bần cùng. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Ngộ trước xá hạ khốn cùng đích thân thích bằng hữu, Lâu lão bá tiện cực lực tương trợ" , 便 (Đệ tam thập nhất hồi) Gặp bạn bè thân thích trong cảnh khốn cùng, Lâu lão bá đều hết sức giúp đỡ.
2. Khó khăn gian nguy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không còn biết xoay trở ra sao — Rất nghèo khổ.

Từ điển trích dẫn

1. Hết cả, dùng hết. ◎ Như: "tha cùng kiệt tâm lực tưởng yếu hoàn thành giá kiện công trình" .
2. Cùng khốn, bần cùng. ◇ Tấn Thư : "Thần bộc giả cùng kiệt nhi bất túc" (Ẩn dật truyện , Lỗ Bao ) Kẻ tôi này bần cùng thiếu thốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sạch, không còn gì.

Từ điển trích dẫn

1. Nghèo nàn túng thiếu, bần khốn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố quốc vô cửu niên chi súc, vị chi bất túc; vô lục niên chi tích, vị chi mẫn cấp; vô tam niên chi súc, vị chi cùng phạp" , ; , ; , (Chủ thuật ) Cho nên nước không có dự trữ đủ dùng chín năm, gọi là "không đủ"; không có dự trữ đủ dùng sáu năm, gọi là "lo gấp"; không có dự trữ đủ dùng ba năm, gọi là "nghèo túng".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghèo nàn túng thiếu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.