tiền, tiễn
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, qián ㄑㄧㄢˊ

tiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiền nong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền: Thời giờ là tiền bạc; Tiền xe; Tiền cơm;
② Tiền, hoa, chỉ, đồng cân (= 1/10 lạng);
③ [Qián] (Họ) Tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật đúc bằng kim loại dùng vào việc mua bán. Tức tiền bạc. Đoạn trường tân thanh : » Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền « — Vật tròn như đồng tiền. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Tiền sen này đã nảy là ba « — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 1/10 lượng.

Từ ghép 28

tiễn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cuốc để cuốc đất — Một âm là Tiền. Xem Tiền.
mễ
mǐ ㄇㄧˇ

mễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gạo
2. mét (đơn vị đo chiều dài)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cốc đã trừ bỏ vỏ. Chuyên chỉ gạo. ◎ Như: "bạch mễ" gạo trắng.
2. (Danh) Hạt giống hay hột trái đã bỏ vỏ. ◎ Như: "hoa sanh mễ" đỗ lạc.
3. (Danh) Mượn chỉ thức ăn. ◎ Như: "tha bệnh đắc ngận trọng, thủy mễ bất tiến" , ông ấy bệnh nặng lắm, cơm nước không được nữa.
4. (Danh) Vật gì làm thành hạt giống như gạo. ◎ Như: "hà mễ" tôm khô.
5. (Danh) Lượng từ, đơn vị chiều dài: thước tây (tiếng Pháp: "mètre"), tức "công xích" .
6. (Danh) Nhật Bản gọi châu Mĩ là châu "Mễ" , nước Mĩ là nước "Mễ" .
7. (Danh) Họ "Mễ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gạo.
② Mễ đột thước tây (mètre), gọi tắt là mễ.
③ Nhật Bản gọi châu Mĩ là châu Mễ , nước Mĩ là nước Mễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gạo;
② Chỉ những loại ngũ cốc đã bỏ vỏ: Kê; Lạc (lạc nhân);
③ Mét, thước tây;
④ [Mê] (Họ) Mễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gạo. Td: Mễ cốc ( lúa gạo ). Hạt gạo, một hạt, một hột — Tên một bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 10

bác, phách
bó ㄅㄛˊ, pāi ㄆㄞ, pò ㄆㄛˋ

bác

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bác Một âm khác là Phách.

phách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỗ, đập
2. tát, vả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vả, tát, vỗ, phủi. ◎ Như: "phách mã đề cương" giật cương quất ngựa. ◇ Nguyễn Trãi : "Độ đầu xuân thảo lục như yên, Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên" , (Trại đầu xuân độ ) Ở bến đò đầu trại, cỏ xuân xanh như khói, Lại thêm mưa xuân, nước vỗ vào nền trời.
2. (Động) Chụp hình. ◎ Như: "phách liễu nhất trương bán thân tướng" chụp một tấm hình bán thân.
3. (Động) Đánh, gửi đi. ◎ Như: "phách điện báo" đánh điện báo.
4. (Động) Nịnh hót, bợ đỡ.
5. (Danh) Đồ vật để đánh, đập, phủi. ◎ Như: "cầu phách" vợt đánh bóng, "thương dăng phách" đồ đập ruồi nhặng.
6. (Danh) Nhịp, cung bực, tiết tấu.
7. (Danh) Cái phách (dùng để đánh nhịp). ◎ Như: "phách bản" nhạc khí bằng gỗ dùng để đánh nhịp.
8. (Danh) Lượng từ: đơn vị tiết tấu trong âm nhạc. ◎ Như: "bán phách" nửa nhịp.
9. (Danh) Một thứ binh khí để giữ thành ngày xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, tát, vỗ.
② Dịp, cung bực (phím), mỗi một cung đàn gọi là một phách.
③ Cái phách, dùng để đánh nhịp mà hát.
④ Một thứ đồ để giữ thành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỗ, vả, tát, phủi: Vỗ ngực; Phủi bụi trên mình; Sóng vỗ vào bờ sông;
② Nhịp (dịp), phách, cung bậc: Bài hát này nhịp bốn; Đánh nhịp, giữ nhịp;
③ Cái phách (để đánh nhịp);
④ (cũ) Một thứ đồ để giữ thành;
⑤ Chụp: Chụp một tấm ảnh nửa người; Chụp chậm;
⑥ Đánh: Đánh điện tín;
⑦ (khn) Nịnh hót, bợ đỡ: Tâng bốc nịnh hót (nọt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỗ tay — Nhịp đàn hát. Tiếng gỗ nhịp — Vỗ xuống. Gõ, đập xuống.

Từ ghép 13

châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu lí là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin được gặp, nói về ông quan này xin được gặp vị quan khác, lúc xin gặp thì đưa cái hốt cầm tay của mình vào trước, trên có ghi tên họ chức vụ ( tương tự như clối đưa danh thiếp ngày nay ).
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

hoài
huái ㄏㄨㄞˊ

hoài

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ nhung
2. ôm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "hoài đức úy uy" nhớ đức sợ uy. ◇ Nguyễn Trãi : "Hữu hoài Trương Thiếu Bảo, Bi khắc tiển hoa ban" , (Dục Thúy sơn ) Lòng nhớ quan Thiếu Bảo họ Trương, Bia khắc nay đã có rêu lốm đốm. § Tức "Trương Hán Siêu" (?-1354) người đã đặt tên cho núi Dục Thúy.
2. (Động) Bọc, chứa, mang. ◇ Sử Kí : "Sử kì tòng giả y hạt, hoài kì bích, tòng kính đạo vong, quy bích vu Triệu" 使, , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Sai tùy tùng của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc, đi theo đường tắt, đem ngọc về Triệu.
3. (Động) Bao dong. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoài vạn vật" (Lãm minh ) Bao dong muôn vật.
4. (Động) Bao vây, bao trùm. ◇ Sử Kí : "Đương đế Nghiêu chi thì, hồng thủy thao thiên, hạo hạo hoài san tương lăng, hạ dân kì ưu" , , , (Hạ bổn kỉ ) Vào thời vua Nghiêu, lụt lớn ngập trời, mênh mông bao phủ núi gò, là nỗi lo âu cho dân ở dưới thấp.
5. (Động) Ôm giữ trong lòng.
6. (Động) Mang thai. ◎ Như: "hoài thai" mang thai, "hoài dựng" có mang.
7. (Động) Định yên, an phủ, vỗ về. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhi hoài tây Nhung" 西 (Ngũ đố ) Mà vỗ về yên định quân Nhung ở phía tây.
8. (Động) Về với, quy hướng. ◎ Như: "hoài phụ" quay về, quy phụ, "hoài phục" trong lòng thuận phục.
9. (Động) Vời lại, chiêu dẫn. ◎ Như: "hoài dụ" chiêu dẫn.
10. (Danh) Lòng, ngực, dạ. ◎ Như: "đồng hoài" anh em ruột. ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh tam niên, nhiên hậu miễn ư phụ mẫu chi hoài" , (Dương Hóa ) Con sinh ba năm, sau đó mới khỏi ở trong lòng cha mẹ (ý nói: cha mẹ thôi bồng bế).
11. (Danh) Tâm ý, tình ý. ◎ Như: "bản hoài" tấm lòng này. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ý kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.
12. (Danh) Mối lo nghĩ.
13. (Danh) Tên đất xưa, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
14. (Danh) Họ "Hoài".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, như hoài đức úy uy nhớ đức sợ uy.
② Bọc, chứa, mang.
③ Lòng, bế, như bản hoài nguyên lòng này. Anh em ruột gọi là đồng hoài .
④ Lo nghĩ.
⑤ Về.
⑥ Lại.
⑦ Yên.
⑧ Yên ủi.
⑨ Hoài bão (ôm trong lòng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ. 【】hoài niệm [huáiniàn] Hoài niệm, nhớ, nhớ nhung, nhớ tưởng, tưởng nhớ (người đã mất): Tôi nhớ anh ấy; Tưởng nhớ người bạn đã mất;
② Lòng: Ôm con vào lòng;
③ Bụng, bụng dạ, lòng dạ: Bụng mẹ; Bụng dạ tốt;
④ Bọc, chứa, mang;
⑤ Lo nghĩ;
⑥ Về;
⑦ Yên;
⑧ Yên ủi, an ủi;
⑨ Điều ôm ấp trong lòng, hoài bão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới — Cái bụng. Chẳng hạn Mẫu hoài ( bụng mẹ ) — Ôm ấp trong lòng — Giấu kín.

Từ ghép 27

truyền chân

phồn thể

Từ điển phổ thông

fax, bản fax, bản sao

Từ điển trích dẫn

1. Mô tả hình mạo. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Đan hoạch truyền chân vị đắc chân, Nả tri cân cốt dữ tinh thần" , (Bát tuấn đồ 駿) Phẩm đỏ mô tả hình mạo còn chưa đúng thật, Thì sao mà biết được gân cốt với tinh thần.
2. Dùng làn sóng điện truyền đi văn tự, hình ảnh.
3. Nói tắt của "truyền chân điện báo" , tức là phương thức thông tin dùng làn sóng điện truyền đi văn tự, hình ảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ đúng sự thật — Đưa sự thật vào bức vẽ.
giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tắt của "tọa bồ đoàn" , một dụng cụ để tọa thiền, thường được dồn bằng bông gòn và bọc bằng một lớp vải xanh dương đậm. "Tọa bồ đoàn" có hình vuông, với kích thước mà một người ngồi thiền trong tư thế "kết già phu tọa" vừa đủ ngồi và để hai đùi gối lên. ◇ Trần Nhân Tông : "Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng" (Xuân vãn ) Ngồi thiền bản bồ đoàn ngắm hoa rụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gối tròn làm bằng cói, để các vị tăng quỳ gối lên cho êm mà tụng kinh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.