diễn
yǎn ㄧㄢˇ, yàn ㄧㄢˋ

diễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. diễn ra
2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
3. làm thử, mô phỏng, tập trước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày trước công chúng kịch, tuồng, nghệ thuật, v.v. ◎ Như: "biểu diễn" trình bày cho xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hí diễn đích thị Bát Nghĩa trung Quan Đăng bát xích" (Đệ ngũ thập tứ hồi) Trình diễn đoạn Bát Nghĩa trong tuồng Quan Đăng tám xuất.
2. (Động) Luyện tập. ◎ Như: "diễn lễ" tập lễ nghi trước. ◇ Thủy hử truyện : "Mỗi nhật tương tửu nhục lai thỉnh Trí Thâm, khán tha diễn vũ sử quyền" , 使 (Đệ thất hồi) Mỗi ngày đem rượu thịt mời (Lỗ) Trí Thâm, xem (hòa thượng) luyện võ múa quyền.
3. (Động) Mở rộng, xiển dương. ◇ Hán Thư : "Hựu bất tri thôi diễn thánh đức, thuật tiên đế chi chí" , (Ngoại thích truyện hạ ) Lại không biết xiển dương thánh đức, bày tỏ ý chí của vua trước.
4. (Động) Tính toán, suy tính. ◇ Tống sử : "Thủy khả diễn tạo tân lịch" (Luật lịch chí thập ngũ ) Rồi mới có thể tính toán làm ra lịch mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Diễn ra, sự gì nhân cái này được cái kia, có thể y theo cái lẽ tự nhiên mà suy ra đều gọi là diễn, như nhân tám quẻ (bát quái ) mà diễn ra 64 quẻ, gọi là diễn dịch .
② Diễn thuyết, diễn giảng, nói cho tỏ rõ hết nghĩa ra.
③ Thử đặt, tạm thử, như thí diễn thử diễn, diễn vũ diễn nghề võ.
④ Mô phỏng theo việc, như đóng tuồng gọi là diễn kịch .
⑤ Thiên diễn cuộc chơi bày tự nhiên.
⑥ Tập trước, như diễn lễ tập lễ nghi trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Diễn biến, biến hóa;
② Diễn.【】diễn thuyết [yănshuo] Diễn thuyết: Anh ấy đang diễn thuyết;
③ Diễn tập;
④ (Biểu) diễn, đóng (vai): Biểu diễn tiết mục; Cô ta đã từng đóng vai Bạch mao nữ;
⑤ (văn) Diễn ra, suy diễn, suy ra: Diễn dịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy dài — Dài ra. Kéo dài — Ruộng đất — Bắt chước theo — Làm ra, theo đúng như đã luyện tập — Nói rộng ra. Suy rộng ra.

Từ ghép 27

châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

① Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu lí là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

trĩ
zhì ㄓˋ

trĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa non
2. trẻ con

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trẻ, bé, thơ, non. ◎ Như: "ấu trĩ" non nớt. ◇ Đào Uyên Minh : "Đồng bộc hoan nghênh, trĩ tử hậu môn" , (Quy khứ lai từ ) Đầy tớ đón tiếp, con trẻ đợi ở cửa.
2. (Danh) Trẻ con, hài đồng, ấu đồng. ◇ Lí Bạch : "Tương huề cập điền gia, Đồng trĩ khai kinh phi" , (Hạ Chung Nam san ) Cầm tay nhau đến nhà làm ruộng, Trẻ con mở cửa phên (đón rước).

Từ điển Thiều Chửu

① Thơ bé, trẻ bé. Cái gì còn non nớt bé nhỏ đều gọi là trĩ. Con trẻ gọi là trĩ tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

Trẻ thơ, trẻ, non, mới, trĩ: Ấu trĩ, non nớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín muộn — Trẻ con. Td: Ấu trĩ.

Từ ghép 5

linh
líng ㄌㄧㄥˊ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái chuông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chuông rung, cái chuông nhỏ cầm tay lắc. ◇ Bạch Cư Dị : "Dạ vũ văn linh trường đoạn thanh" (Trường hận ca ) Đêm mưa, nghe tiếng chuông, toàn là những tiếng đoạn trường. Tản Đà dịch thơ: Đêm mưa đứt ruột, canh dài tiếng chuông.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chuông rung, cái chuông nhỏ cầm tay lắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuông: Chuông điện; Chuông xe; Bấm chuông;
② Những vật hình cầu: Quả tạ;
③ Nụ búp: Nụ bông; Rụng nụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chuông nhỏ.

Từ ghép 5

tế
jì ㄐㄧˋ

tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên cạnh, bên bờ, mép, lề
2. giữa
3. dịp, lúc, trong khoảng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Biên, ven, bờ, ranh giới. ◎ Như: "biên tế" cõi ngoài biên, "thủy tế" vùng ven nước. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
2. (Danh) Lúc, dịp, trong khoảng (hai thời điểm trước sau giao tiếp). ◎ Như: "thu đông chi tế" lúc cuối thu đầu đông. ◇ Văn tuyển : "Thụ nhậm ư bại quân chi tế, phụng mệnh ư nguy nan chi gian" , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Nhận lấy trách nhiệm lúc quân bại trận, vâng mệnh trong khi nguy khó.
3. (Danh) Giữa, bên trong. ◎ Như: "quốc tế" giữa các nước, "tinh tế" giữa các tinh tú. ◇ Đào Uyên Minh : "Khai hoang nam dã tế, thủ chuyết quy viên điền" , (Quy viên điền cư ) Khai khẩn ở trong đồng phía nam, giữ lấy vụng về kém cỏi mà quay về chốn ruộng vườn.
4. (Danh) Cơ hội, vận hội. ◎ Như: "tế ngộ" thời vận.
5. (Động) Giao tiếp, hội họp. ◎ Như: "giao tế" qua lại với nhau.
6. (Động) Vừa gặp, gặp gỡ. ◎ Như: "tế thử nguy nan" gặp phải nguy nan thế này, "hạnh tế thừa bình" may gặp lúc thái bình.

Từ điển Thiều Chửu

① Giao tiếp, người ta cùng đi lại chơi bời với nhau gọi là giao tế .
② Địa vị, cái địa vị mà phận mình phải ở gọi là phận tế , được cái địa vị chân thực gọi là chân tế hay thực tế .
③ Ngoài biên. Như biên tế cõi ngoài biên, đầu mái nhà cũng gọi là thiềm tế , nơi rừng rú gọi là lâm tế .
④ Trong khoảng giao nhau. Như lúc cuối thu đầu đông gọi là thu đông chi tế .
⑤ Vừa gặp. Như hạnh tế thừa bình may gặp lúc thái bình. Lúc thời vận vừa tới cũng gọi là tế ngộ hay tế hội .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, bên bờ, bờ, mép, lề, ranh giới: Chân trời; Không bờ bến;
② Giữa: Giữa các xưởng; Giữa các nước, quốc tế; Giữa các tinh tú; Đấu bóng rổ giữa các trường; Sự hiệp tác giữa các nhà máy;
③ Dịp, lúc, trong khoảng: Lúc (trong khoảng) cuối thu đầu đông; Dịp quốc khánh; Lúc này mới còn sửa soạn;
④ Giữa lúc, gặp lúc, giữa khi, nhân dịp: Giữa lúc (khi) thắng lợi; Nhân dịp dựng nước năm mươi năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ hai mí tường giáp nhau — Bờ cõi. Ranh giới. Td: Biên tế — Sự giao thiệp. Td: Quốc tế. Thực tế.

Từ ghép 16

nha
yá ㄧㄚˊ

nha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mầm, chồi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mầm, chồi. ◎ Như: "đậu nha" mầm đậu. ◇ Bạch Cư Dị : "Thực đào chủng kì hạch, Nhất niên hạch sanh nha" , (Chủng đào ca ) Ăn trái đào trồng hột của nó, Một năm sau hột mọc mầm.
2. (Danh) Sự vật gì mới nhú ra (như cái mầm). ◎ Như: "nhục nha" mộng thịt (ở chỗ vết thương sắp lành).
3. (Danh) Họ "Nha".
4. (Động) Nẩy mầm.
5. (Động) Phát sinh, khởi đầu. ◇ Giang Thống : "Át gian quỹ vu vị nha" (Hàm Cốc quan phú ) Ngăn cấm gian tà từ chỗ chưa phát sinh.

Từ điển Thiều Chửu

① Mầm. Như đậu nha mầm đậu.
② Sự vật gì mới phát ra cũng gọi là nha.
③ Quặng mỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mầm, chồi, mầm non, búp non, nõn lộc: Nảy mầm, đâm chồi nảy lộc; Mầm đậu;
② (Sự vật) mới phát ra, mới manh nha;
③ (văn) Quặng mỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mầm cây — Đầu mối của sự việc — Bắt đầu. Td: Manh nha.

Từ ghép 7

pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. da
2. bề ngoài
3. vỏ bọc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Da, vỏ (của động vật và thực vật). ◎ Như: "thú bì" da thú, "bì khai nhục trán" rách da tróc thịt, "thụ bì" vỏ cây. ◇ Nguyễn Du : "Mao ám bì can sấu bất câm" (Thành hạ khí mã ) Lông nám da khô gầy không thể tả.
2. (Danh) Bề ngoài. ◎ Như: "bì tướng" bề ngoài, biểu diện, ngoại mạo.
3. (Danh) Vật gì rất mỏng, màng. ◎ Như: "thiết bì" lớp bọc sắt, "phấn bì" màng bột (bánh đa, ...), "đậu hủ bì" màng đậu phụ.
4. (Danh) Bao, bìa. ◎ Như: "phong bì" bao thư, bao bìa, "thư bì" bìa sách.
5. (Danh) Họ "Bì".
6. (Tính) Làm bằng da. ◎ Như: "bì hài" giày da, "bì tương" hòm da (valise bằng da).
7. (Tính) Lì lợm, trơ tráo. ◎ Như: "kiểm tu bì" mặt mày trơ tráo.
8. (Tính) Ỉu, xìu. ◎ Như: "hoa sanh hữu điểm bì" đậu phụng hơi ỉu, "bính can bì nhuyễn liễu" bánh mềm xìu.
9. (Tính) Dẻo dai, có tinh co dãn. ◎ Như: "bì cầu" bóng chuyền (đánh rất nẩy).
10. (Tính) Nghịch ngợm. ◎ Như: "giá hài tử hảo bì" thằng bé này nghịch ngợm lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Da.
② Da giống thú còn có lông gọi là bì , không có lông gọi là cách .
③ Bề ngoài, như bì tướng chỉ có bề ngoài.
④ Cái đích tập bắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Da, bì, vỏ, giấy (vải) bọc ngoài, bìa, màng: Da bò; Bì giao; Vỏ cây, Vải bọc quần áo; Bìa sách; Bìa gỗ; Màng đậu; Áo da;
② Ỉu, ỉu xì, ỉu xìu: Lạc hơi ỉu ỉu; Bánh ỉu xì, ăn không ngon;
③ Nghịch, nghịch ngợm, nhờn: Thằng bé này nghịch (nhờn) lắm;
④ Chai, trơ tráo: Nó bị mắng nhiều chai đi; Trơ tráo không biết hổ thẹn;
⑤ (văn) Bề ngoài: Chỉ có tướng bề ngoài;
⑥ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Da bọc ngoài thân thể — Vỏ cây — Cái bao ngoài.

Từ ghép 30

bình
píng ㄆㄧㄥˊ

bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bình, cái lọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ đựng nước hoặc thức ăn ngày xưa. ◇ Thi Kinh : "Bình chi khánh hĩ" (Tiểu nhã , Lục nga ) Bình cạn sạch rồi. ◇ Bạch Cư Dị : "Ngân bình sạ phá thủy tương bính" 漿 (Tì bà hành ) (Tiếng đàn nghe như) bình bạc bất chợt bị vỡ, nước chảy vọt ra ngoài.
2. (Danh) Khí cụ cổ cao, bụng phình, làm bằng sứ hoặc thủy tinh, dùng để đựng nước, rượu hoặc chất lỏng. ◎ Như: "hoa bình" bình hoa, "tửu bình" bình rượu.
3. (Danh) Lượng từ: bình, lọ, chai. ◎ Như: "lưỡng bình ti tửu" hai chai bia.
4. (Danh) Họ "Bình".
5. § Cũng viết là "bình" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

Bình, lọ, chai, phích: Một chai rượu; Lọ mực; Phích nước (nóng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ múc nước — Cái lọ cao cổ.

Từ ghép 1

yên, yến
yān ㄧㄢ, yàn ㄧㄢˋ

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên đất)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim én. § Tục gọi là "yến tử" hay "ô y" . ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
2. (Động) Yên nghỉ. ◎ Như: "yến tức" nghỉ ngơi, "yến cư" ở yên.
3. (Động) Vui họp uống rượu. § Thông "yến" , "yến" . ◎ Như: "yến ẩm" uống rượu.
4. (Tính) Quen, nhờn. ◎ Như: "yến kiến" yết kiến riêng. ◇ Lễ Kí : "Yến bằng nghịch kì sư" (Học kí ) Bạn bè suồng sã khinh nhờn, ngỗ nghịch với thầy.
5. Một âm là "yên". (Danh) Nước "Yên", đất "Yên".
6. (Danh) Họ "Yên".

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yến.
② Yên nghỉ, như yến tức nghỉ ngơi, yến cư ở yên, v.v.
③ Uống rượu, như yến ẩm ăn uống, cùng nghĩa với chữ yến .
④ Quen, nhờn, vào yết kiến riêng gọi là yến kiến .
⑤ Một âm là yên. Nước Yên, đất Yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Yên (tên nước đời Chu, ở miền Bắc tỉnh Hà Bắc Trung Quốc ngày nay);
② (Họ) Yên. Xem [yàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một nước chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay — Một tên chỉ tỉnh Hà Bắc của Trung Hoa — Tên núi, tức núi Yên nhiên . Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Non Yên dù chẳng tới miền, nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời « — Một âm khác là Yến. Xem Yến.

Từ ghép 5

yến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chim én

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim én. § Tục gọi là "yến tử" hay "ô y" . ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
2. (Động) Yên nghỉ. ◎ Như: "yến tức" nghỉ ngơi, "yến cư" ở yên.
3. (Động) Vui họp uống rượu. § Thông "yến" , "yến" . ◎ Như: "yến ẩm" uống rượu.
4. (Tính) Quen, nhờn. ◎ Như: "yến kiến" yết kiến riêng. ◇ Lễ Kí : "Yến bằng nghịch kì sư" (Học kí ) Bạn bè suồng sã khinh nhờn, ngỗ nghịch với thầy.
5. Một âm là "yên". (Danh) Nước "Yên", đất "Yên".
6. (Danh) Họ "Yên".

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yến.
② Yên nghỉ, như yến tức nghỉ ngơi, yến cư ở yên, v.v.
③ Uống rượu, như yến ẩm ăn uống, cùng nghĩa với chữ yến .
④ Quen, nhờn, vào yết kiến riêng gọi là yến kiến .
⑤ Một âm là yên. Nước Yên, đất Yên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chim én;
② (văn) Nghỉ yên: Nghỉ ngơi; Ở yên;
③ (văn) Quen, nhờn: Vào yết kiến riêng;
④ Như [yàn]. Xem [Yan].

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Yến tiệc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, tức chim én. Ca dao: » Yến bay tấp mưa ngập bờ ao, Yến bay cao mưa rào lại tạnh « — Yên ổn — Uống rượu — Một âm là Yên. Xem Yên.

Từ ghép 13

ta
sā ㄙㄚ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Ba: Ba anh em ta; Cho tôi ba cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba cái. Tiếng Bắc Trung Hoa ( Bạch thoại ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.