cân
jīn ㄐㄧㄣ, qián ㄑㄧㄢˊ

cân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gân (thớ thịt)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gân. § Ghi chú: Còn gọi là "nhận đái" . ◎ Như: "ngưu đề cân" gân bò.
2. (Danh) Bắp thịt. ◎ Như: "cân cốt tựu suy" thịt xương suy yếu. ◇ Tân Đường Thư : "Sản lương mã, thủ tự thác đà, cân cách tráng đại, nhật trung trì sổ bách lí" , , , (Hồi Cốt truyện ) Sinh sản ngựa tốt, đầu giống lạc đà, thịt xương to mạnh, một ngày chạy được mấy trăm dặm.
3. (Danh) Gân (ống dẫn tĩnh mạch). ◎ Như: "thanh cân bộc lộ" gân xanh lòi ra.
4. (Danh) Vật thể hình dài, chắc, có tính co giãn. ◎ Như: "tượng bì cân" dây chun, dây cao su, "cương cân" cốt sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Gân sức. Người già yếu ớt gọi là cân cốt tựu suy . Những thớ ở trong thịt giúp cho sức thịt co ruỗi mạnh mẽ đều gọi là cân cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Bắp thịt;
② (khn) Gân: Gân xanh;
③ Cốt: Cốt sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi gân — Bắp thịt — Tên một loại tre to cao, rất cứng, thời xưa thường dùng làm cán dáo mác.

Từ ghép 6

duệ
yè ㄜˋ, zhuāi ㄓㄨㄞ, zhuǎi ㄓㄨㄞˇ, zhuài ㄓㄨㄞˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ném
2. lôi, kéo, túm

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng như "duệ" . (Động) Dẫn, dắt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Vưu Thần tác tạ hạ thuyền. Thứ tảo thuận phong, duệ khởi bão phàm, bất câu đại bán nhật tựu đáo liễu Ngô Giang" . , , (Tiền tú tài thác chiếm phụng hoàng trù ).
2. (Động) Lôi, kéo, níu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Hương Lăng) hốt thính Bảo Thiềm nhất nhượng, tài tiều kiến Kim Quế tại na lí lạp trụ Tiết Khoa, vãng lí tử duệ" , , (Đệ nhất bách hồi) (Hương Lăng) bỗng nghe Bảo Thiềm kêu lên, mới thấy Kim Quế đang nắm lấy Tiết Khoa, cố sống cố chết lôi vào trong nhà.
3. (Động) Ném, quăng. ◎ Như: "bả cầu duệ quá khứ" ném bóng đi
4. (Danh) Mái chèo thuyền. Một thuyết khác là mạn thuyền. § Xem "duệ" .
5. (Tính) Bị sái tay. ◎ Như: "tha đích cách bác duệ liễu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ duệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kéo lê: Quần áo cô ta kéo lê trên đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Lôi, kéo, túm: Kéo không nổi; Túm chặt. Xem [zhuai], [yè].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Ném: Ném bóng sang đây. Xem [zhuài], [yè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẫn đi, kéo đi.
diễm
yàn ㄧㄢˋ

diễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngọn lửa, ánh lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn lửa, ánh lửa. ◎ Như: "hỏa diễm" ngọn lửa, "xích diễm" ánh lửa đỏ. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Phổ thiên giai diệt diễm, Táp địa tận tàng yên" , (Hàn thực ) Khắp trời đều tắt mọi ánh lửa, Suốt cả mặt đất không còn khói ẩn giấu đâu nữa.
2. (Danh) Khí thế, uy thế. ◎ Như: "khí diễm bức nhân" uy thế bức bách người.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn lửa, ánh lửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngọn lửa: Ngọn lửa.【】diễm hỏa [yànhuô] (đph) Khói lửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy sáng. Cũng đọc Diệm.
triển
zhǎn ㄓㄢˇ

triển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra, trải ra
2. kéo dài
3. triển lãm, trưng bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuyển động. ◇ Tây du kí 西: "Tu du gian, na mã đả cá triển thân, tức thối liễu mao bì" , , 退 (Đệ bách hồi) Trong chốc lát, con ngựa đó chuyển mình, biến hết lông bờm.
2. (Động) Duỗi, giãn ra. ◇ Trang Tử : "Đạo Chích đại nộ, lưỡng triển kì túc, án kiếm sân mục" , , (Đạo Chích ) Đạo Chích cả giận, duỗi hai chân, cầm gươm, gườm mắt.
3. (Động) Mở rộng, làm cho lớn ra, khoách đại. ◎ Như: "phát triển" mở mang rộng lớn lên
4. (Động) Kéo dài thời gian. ◎ Như: "triển kì" kéo dài kì hạn.
5. (Động) Thi hành, thật thi. ◇ Thang Hiển Tổ : "Trạch nhật triển lễ" (Mẫu đan đình ) Chọn ngày làm lễ.
6. (Động) Xem xét. ◇ Chu Lễ : "Đại tế tự, triển hi sinh" , (Xuân quan , Tứ sư ) Khi tế tự lớn, xem xét những con muông sinh dùng vào cuộc lễ.
7. (Động) Bày ra, trưng bày. ◎ Như: "triển lãm" bày ra cho xem.
8. (Động) Ghi chép. ◇ Chu Lễ : "Triển kì công tự" (Thiên quan , Nội tể ) Ghi chép công nghiệp.
9. (Động) Tiêm nhiễm. § Thông "triêm" .
10. (Động) Thăm. ◎ Như: "triển mộ" viếng thăm mộ.
11. (Danh) Họ "Triển".

Từ điển Thiều Chửu

① Giải, mở. Bóc mở ra gọi là triển.
② Khoan hẹn, như triển kì khoan cho thêm hẹn nữa.
③ Thăm, như triển mộ viếng thăm mộ.
④ Xem xét.
⑤ Ghi chép.
⑥ Thành thực.
⑦ Hậu, ăn ở trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, mở, giở ra: Giương cánh tung bay; Mở mày mở mặt, mặt mũi nở nang;
② Kéo dài, hoãn thêm: Kéo dài thời hạn;
③ Triển lãm: Triển lãm tranh vẽ;
④ (văn) Thăm: Thăm mộ;
⑤ (văn) Ghi chép;
⑥ (văn) Thành thực, trung hậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp sửa chuyển động — Mở rộng ra. Td: Phát triển — Kéo dài thêm. Xem Triển hạn .

Từ ghép 18

huyên
xuān ㄒㄩㄢ

huyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ huyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ huyên, một tên là "vong ưu" , lại gọi là "nghi nam" (Hemerocallis flava), hoa lá đều ăn được cả. ◇ Thi Kinh : "Yên đắc huyên thảo, Ngôn thụ chi bối" , (Vệ phong , Hà quảng ) Sao được cỏ huyên, Trồng ở sau nhà phía bắc. § Nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi mẹ là "huyên đường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ huyên. Một tên là vong ưu , lại gọi là nghi nam hoa lá đều ăn được cả. Kinh Thi có câu: Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối sao được cỏ huyên, ở sau nhà phía bắc, tức là hoa này vậy. Nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi mẹ là huyên đường .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cỏ huyên, kim châm.【】huyên thảo [xuan căo] (thực) Cây hoa hiên, cỏ huyên, kim châm (Hemerocallis fulva): Làm sao có được cỏ huyên, đem trồng ở sau nhà (Thi Kinh); Cg. [wàngyoucăo], [yínáncăo], [jinzhencài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ cây ( Hemerocallis Flava ), thuộc giống Bách hợp, mùa hạ nở hoa màu vàng, hoa và lá non dùng làm món rau ăn, gọi là Kim châm.

Từ ghép 1

ngũ
wǔ ㄨˇ

ngũ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

năm, 5

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số năm.
2. (Danh) Họ "Ngũ".

Từ điển Thiều Chửu

① Năm, tên số đếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm (số 5): Năm người;
② Một trong những dấu hiệu kí âm trong nhạc phổ dân tộc của Trung Quốc;
③ (Họ) Ngũ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số năm. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt « ( Tước vị có năm bậc, thì kẻ sĩ cũng được sắp ở trong ).

Từ ghép 56

hạt, át
hé ㄏㄜˊ

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gì, sao chẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Bao giờ, lúc nào. ◇ Tả truyện : "Ngô tử kì hạt quy?" (Chiêu Công nguyên niên ) Ngài định bao giờ về?
2. (Đại) Dùng trước danh từ: gì, nào. ◇ Cao Bá Quát : "Phiêu lưu nhữ hạt cô?" (Cái tử ) Nhà ngươi phiêu bạt như thế là bởi tội tình gì?
3. (Phó) Sao. § Dùng như "hà" . ◇ Đào Uyên Minh : "Ngụ hình vũ nội phục kỉ thì, hạt bất ủy tâm nhậm khứ lưu?" , (Quy khứ lai từ ) Gửi hình trong vũ trụ được bao lâu? Sao không thả lòng mặc ý ở đi?
4. (Phó) Sao chẳng. § Dùng như "hà bất" . ◇ Tô Mạn Thù : "Vãn xan tương bị, hạt nhập thực đường hồ" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Cơm chiều đã sắp dọn sẵn, sao chưa vào phòng ăn?
5. (Phó) Há, làm sao. § Tương đương với "khởi" . ◇ Tuân Tử : "Chúng thứ bách tính giai dĩ tham lợi tranh đoạt vi tục, hạt nhược thị nhi khả dĩ trì quốc hồ?" , (Cường quốc ) Chúng nhân trăm họ đều theo thói tham lợi tranh đoạt, há như thế mà có thể giữ được nước chăng?
6. § Thông "hạt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gì.
② Sao chẳng.
③ Cùng nghĩa với chữ hạt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như , bộ );
② Gì, nào (đặt trước danh từ): ? Nhớ thay, nhớ thay! Tháng nào ta mới được trở về? (Thi Kinh);
② Ai, người nào (dùng như đại từ nghi vấn): ? Cô gái bé bỏng yếu đuối kia, nhờ ai cậy ai? (Đào Uyên Minh: Tế Trình thị muội văn);
③ Cái gì, cái nào, gì: ? Nhà vua hỏi: Người bị trói kia làm gì thế? (Án tử Xuân thu);
④ Sao (để hỏi nguyên do): ? Đi đến chỗ chết mà không quay đầu lại, cũng là vì sao? (Trương Phổ: Ngũ nhân mộ bi kí).【】hạt nhược [héruò] (văn) Sao bằng ...?; 【】hạt vị [héwèi] (văn) Vì sao?;
⑤ Lúc nào, chừng nào, bao giờ: ? Ngài định chừng nào trở về (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】hạt kì [héqí] (văn) Bao giờ, lúc nào: ? Bao giờ mới dứt? (Thi Kinh);
⑥ Há, làm sao (biểu thị ý phản vấn, tương đương với , bộ ): ? Làm sao như thế mà có thể giữ được nước? (Tuân tử);
⑦ Sao chẳng (dùng như , bộ , hoặc tương đương với ): ? Trong lòng ưa nó, sao chẳng ăn nó? (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tại sao. Thế nào — Sao chẳng.

át

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngăn trở (như , bộ ): Như lửa cháy bừng bừng, không ai dám ngăn cấm ta (Thi Kinh: Thương tụng, Trường phát).
oanh
yíng ㄧㄥˊ

oanh

phồn thể

Từ điển phổ thông

quay quanh, vòng quanh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấn quanh, vòng quanh. ◎ Như: "oanh hồi" quanh vòng trở lại. ◇ Lí Bạch : "Bách bộ cửu chiết oanh nham loan" (Thục đạo nan ) Trăm bước chín khúc núi động quanh co.
2. (Động) Quấy rầy, quấy nhiễu, vướng mắc. ◇ Đào Tiềm : "Đầu quan toàn cựu khư, Bất vị hảo tước oanh" , (Tân sửu tuế thất nguyệt phó Giả Hoàn Giang lăng dạ hành đồ trung tác ) Vứt mũ quan trở về làng cũ, Không vì tước vị tốt quấy nhiễu mình.
3. (Động) Mê hoặc. § Thông "huỳnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Quay quanh, vòng quanh. Như oanh hồi vòng quanh lại. Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bận lòng: Bận bịu;
② Quay quanh, vòng quanh: Quanh (vòng) trở lại; Dây sắn quấn vòng quanh (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quấn xung quanh.

Từ ghép 2

nhãn, nhẫn
wěn ㄨㄣˇ, yǎn ㄧㄢˇ

nhãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mắt. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
2. (Danh) Hốc, lỗ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cô nương bất tri đạo, tuy nhiên một hữu thương dăng văn tử, thùy tri hữu nhất chủng tiểu trùng tử, tòng giá sa nhãn lí toản tiến lai, nhân dã khán bất kiến, chỉ thụy trứ liễu, giảo nhất khẩu, tựu tượng mã nghĩ đinh đích" , , , , , , , (Đệ tam thập lục hồi) Cô nương chưa biết, dù không có ruồi (nhặng) muỗi, ai biết có một loại trùng nhỏ, theo lỗ màn chui vào, người ta không thấy, ngủ rồi bị cắn một cái, giống như bị kiến (càng) đốt vậy.
3. (Danh) Yếu điểm, phần chính yếu. ◎ Như: "pháp nhãn tàng" chỗ chứa cái yếu điểm của pháp.
4. (Danh) Chỗ không có quân cờ, trong phép đánh cờ, gọi là "nhãn" .
5. (Danh) Lượng từ: lượt xem, cái nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắt.
② Cái hố, cái lỗ.
③ Chỗ yếu điểm, như pháp nhãn tàng chỗ chứa cái yếu điểm của pháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mắt: Mắt trái; Mở mắt; Mắt hai mí; Mắt lé;
② Lỗ nhỏ, trôn: Trôn kim;
③ Nhịp (trong tuồng);
④ Chỗ quan trọng, yếu điểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mắt — Cái lỗ — Chỗ quan trọng. » Thiên nhỡn phi dao: Mắt trời chẳng xa, mắt thần khôn giấu, lưới trời khôn dung « ( Nhị độ mai ) — Nhãn như thu thủy, mi tự xuân sơn : ( Tình sử ) Mắt trong như nước mùa thu, lông mày phơn phớt như núi mùa xuân. » Làn thu thủy nét xuân sơn « ( Kiều ).

Từ ghép 57

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt lồi — Lồi ra — Một âm khác là Nhãn. Xem Nhãn.
thư
shū ㄕㄨ

thư

giản thể

Từ điển phổ thông

1. sách
2. thư tín

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sách: Mua mấy quyển sách;
② Thư: Thư nhà; Viết thư trình lên;
③ Văn kiện, giấy tờ, giấy, đơn: Chứng minh thư, giấy chứng nhận; Đơn xin;
④ Viết: Viết;
⑤ Chữ, kiểu chữ: Kiểu chữ khải;
⑥ Kinh Thư (nói tắt).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 14

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.