khuy
kuī ㄎㄨㄟ

khuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu, khuyết
2. giảm bớt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thiếu sót, không đầy. ◎ Như: "nguyệt hữu doanh khuy" trăng có khi đầy khi khuyết.
2. (Danh) Thiệt thòi, tổn thất. ◎ Như: "cật liễu khuy" chịu thiệt thòi.
3. (Động) Hao tổn, giảm. ◎ Như: "khuy bổn" lỗ vốn. ◇ Dịch Kinh :"Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm" (Khiêm quái ) Đạo trời cái gì đầy (doanh) thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho.
4. (Động) Thiếu, kém. ◎ Như: "tự tri lí khuy" biết mình đuối lí. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất (là xong).
5. (Động) Phụ, phụ lòng. ◎ Như: "khuy đãi" phụ lòng, "nhân bất khuy địa, địa bất khuy nhân" , người không phụ đất, đất không phụ người.
6. (Động) Hủy hoại. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuy pháp dĩ lợi tư" (Cô phẫn ) Hủy hoại pháp để làm lợi riêng.
7. (Tính) Yếu kém, hư nhược. ◎ Như: "khí suy huyết khuy" khí huyết suy nhược.
8. (Phó) May nhờ, may mà. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuy đắc na mã thị Đại Uyên lương mã, ngao đắc thống, tẩu đắc khoái" , , (Đệ thập lục hồi) May nhờ có con ngựa tốt, ngựa Đại Uyên, chịu được đau, chạy được nhanh.
9. (Phó) Thế mà (có ý trách móc hoặc châm biếm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khuy nhĩ hoàn thị da, thâu liễu nhất nhị bách tiền tựu giá dạng" , (Đệ ngũ thập thất hồi) Thế mà cũng mang tiếng "ông cậu", mới thua một hai trăm đồng mà đã như vậy rồi sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu. Như nguyệt khuy mặt trăng khuyết. Nguyệt hữu doanh khuy trăng có khi đầy khi khuyết. Tình có chỗ không thực gọi là khuy tâm .
② Giảm bớt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hao hụt, thiệt thòi, thua lỗ, vơi, khuyết: Trăng có lúc tròn lúc khuyết; Bị thiệt thòi;
② Thiếu, kém, đuối: Đuối lí; Thiếu máu;
③ May mà, may nhờ: May nhờ có ông giúp chúng tôi mới được thành công;
④ Thế mà (nói lật ngược với ý mỉa mai): Mày thế mà cũng gọi là làm anh à, chẳng biết nhường nhịn em chút nào; Nó nói thế mà chẳng biết ngượng mồm;
⑤ Phụ, phụ lòng: Người không phụ đất, đất không phụ người; Chúng tôi không bất công với anh đâu;
⑥ (văn) Giảm bớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu hụt — Hao tổn. Tốn kém.

Từ ghép 7

ha, hà, kha
hē ㄏㄜ, hé ㄏㄜˊ, kē ㄎㄜ

ha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vặn hỏi. Hỏi tới cùng — Một âm là Hà. Xem Hà.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khắt khe

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiệt ác, nghiêm ngặt. ◎ Như: "hà chánh" chánh lệnh tàn ác. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
2. (Tính) Gấp, cấp thiết. ◇ Lục Cơ : "Lương phong nghiêm thả hà" (Tòng quân hành ).
3. (Tính) Phiền toái. ◇ Hậu Hán Thư : "Vụ cử đại cương, giản lược hà tế, bách liêu kính chi" , , (Tuyên Bỉnh truyện ).
4. (Động) Trách phạt, khiển trách. ◇ Chu Lễ : "Bất kính giả hà phạt chi" (Hạ quan , Xạ nhân ).
5. (Động) Quấy nhiễu, xâm nhiễu.
6. Một âm là "kha". (Danh) Tật bệnh. § Thông "kha" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệt ác. Làm việc xét nét nghiêm ngặt quá đều gọi là hà. Chánh lệnh tàn ác gọi là hà chánh . Lễ kí : Hà chánh mãnh ư hổ dã chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp
② Ghen ghét.
③ Phiền toái.
Trách phạt.
⑤ Quấy nhiễu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hà khắc, khắc nghiệt, tàn ác, tàn bạo: Nó đối xử với người rất khắc nghiệt; Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp (Lễ kí);
② (văn) Ghen ghét;
③ (văn) Phiền toái;
④ (văn) Trách phạt;
⑤ (văn) Quấy nhiễu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cỏ rất nhỏ bé — Chỉ sự nhỏ nhen — Cũng chỉ sự tàn bạo, độc ác — Quấy rộn, làm phiền.

Từ ghép 9

kha

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiệt ác, nghiêm ngặt. ◎ Như: "hà chánh" chánh lệnh tàn ác. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung hạ ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
2. (Tính) Gấp, cấp thiết. ◇ Lục Cơ : "Lương phong nghiêm thả hà" (Tòng quân hành ).
3. (Tính) Phiền toái. ◇ Hậu Hán Thư : "Vụ cử đại cương, giản lược hà tế, bách liêu kính chi" , , (Tuyên Bỉnh truyện ).
4. (Động) Trách phạt, khiển trách. ◇ Chu Lễ : "Bất kính giả hà phạt chi" (Hạ quan , Xạ nhân ).
5. (Động) Quấy nhiễu, xâm nhiễu.
6. Một âm là "kha". (Danh) Tật bệnh. § Thông "kha" .
hiếp
xī ㄒㄧ, xiàn ㄒㄧㄢˋ, xié ㄒㄧㄝˊ

hiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sườn, hai bên ngực
2. bức hiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sườn, ở hai bên ngực. Cũng chỉ xương sườn. ◇ Đông Chu liệt quốc chí : "Tấn công tử hiền đức văn ư thiên hạ, thả trùng đồng biền hiếp" , (Đệ tam thập ngũ hồi) Tấn công tử hiền đức vang danh trong thiên hạ, lại có hai con ngươi trong một mắt, xương sườn liền một mảng.
2. (Danh) Bên cạnh. ◇ Cố Huống : "Thương hải chi hiếp, hữu bạch sa chi khư yên" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Bên bờ biển xanh, có cồn cát trắng.
3. (Động) Bức bách, ăn hiếp. ◎ Như: "hiếp chế" bắt hiếp người, "hiếp tòng" bắt ép phải làm xằng.
4. (Động) Thu liễm, co rút.

Từ điển Thiều Chửu

① Sườn, ở hai bên ngực. Như Tấn công tử Trùng Nhĩ biền hiếp công tử Trùng Nhĩ xương sườn liền thành một mảng.
② Ăn hiếp, như hiếp chế bắt hiếp người, bắt ép phải làm xằng gọi là hiếp tòng .
Trách móc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Sườn, mạng mỡ: Sườn liền thành một mảng;
② Bức hiếp; ăn hiếp, ức hiếp; Uy hiếp, đe dọa;
③ (văn) Trách móc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cạnh sườn, mang sườn — Dùng sức mạnh hoặc thế lực mà ép buộc người khác.

Từ ghép 8

xúc
cù ㄘㄨˋ

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vã, gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Gấp gáp, vội vã, cần kíp. ◎ Như: "cấp xúc" gấp rút, "đoản xúc" ngắn gấp.
2. (Động) Thúc giục, thôi thúc. ◎ Như: "đốc xúc" thúc giục, "thôi xúc" hối thúc. ◇ Sử Kí : "Xúc Triệu binh cức nhập quan" (Trần Thiệp thế gia ) Thúc giục quân Triệu mau vào cửa ải.
3. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "xúc tất đàm tâm" sát gối tâm sự, chuyện trò thân mật.
4. (Danh) § Xem "xúc chức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt, sự cần kíp đến nơi gọi là xúc, như cấp xúc vội gấp, đoản xúc ngắn gặt, xuyễn xúc thở gặt, v.v.
② Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vội, gấp, ngặt, liền, ngay, thời gian ngắn: Gấp gáp, thúc bách, gấp rút; Ngắn gấp; Mùa xuân năm Canh ngọ, quan phụ trách Chương Châu là Lí Thúc đến nhận nhiệm sở ngay (Từ Hà Khách du kí);
② Thúc giục, thúc đẩy: Đốc thúc; Thôi thúc, thúc giục;
③ (văn) Kề, gần, sát, (bên) cạnh: Ngồi kề bên nhau, ngồi vây quanh. 【】xúc tất đàm tâm [cùxi tánxin] Ngồi kề nhau tâm sự, chuyện trò thân mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần sát — Gấp rút — Thúc giục.

Từ ghép 20

trù, điều, điệu
chóu ㄔㄡˊ, diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ

trù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đặc sệt, mau, sít, đông đúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông, rậm. ◎ Như: "địa trách nhân trù" đất hẹp người đông. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Bạc đức thiểu phúc nhân, chúng khổ sở bức bách, nhập tà kiến trù lâm" , , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Những kẻ mỏng đức kém phúc, bị đủ thứ khổ não bức bách, lạc vào rừng rậm của tà kiến.
2. (Tính) Đặc, nồng đậm. ◎ Như: "chúc thái trù liễu" cháo đặc quá.
3. (Danh) Họ "Trù".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc.
② Ðặc, chất nước gì đặc gọi là trù.
③ Cùng âm nghĩa với chữ 調 (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc: Cháo đặc quá;
② Đông, đông đúc, nhiều người: Đất hẹp người đông;
③ (văn) Như 調 (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Đông đảo. Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Lượng dân nơi háo nơi trù «.

Từ ghép 2

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

Như chữ 調.

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

Như chữ 調.
tụng
róng ㄖㄨㄥˊ, sòng ㄙㄨㄥˋ

tụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kiện tụng
2. tranh cãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kiện cáo (đem nhau lên quan, tòa án mà tranh biện phải trái). ◎ Như: "tố tụng" cáo kiện. ◇ Luận Ngữ : "Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã, sử vô tụng hồ" , . , 使 (Nhan Uyên ) Xử kiện, ta cũng như người khác thôi. Phải làm sao làm cho không có kiện tụng thì hơn!
2. (Động) Tranh cãi. ◎ Như: "tụng khúc" tranh luận phải trái, "tụng đấu" tranh đấu.
3. (Động) Minh oan cho người. ◇ Hán Thư : "Lại thượng thư tụng oan Mãng giả dĩ bách số" (Vương Mãng truyện ) Có hàng trăm quan lại dâng thư minh oan cho (Vương) Mãng.
4. (Động) Khiển trách. ◎ Như: "tụng quá" tự trách lỗi mình.
5. (Động) Khen ngợi. § Thông "tụng" . ◇ Hán Thư : "Thâm tụng Mãng công" (Vương Mãng truyện ) Rất khen ngợi công đức của (Vương) Mãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Kiện tụng, đem nhau lên quan mà tranh biện phải trái gọi là tụng.
② Cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy cái phải cũng gọi là tụng.
③ Dâng thơ tuyết oan cho người.
Trách phạt.
⑤ Khen ngợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiện tụng: Thành việc kiện cáo;
② Bàn cãi: Bàn cãi sôi nổi;
③ (văn) Dâng thơ để minh oan cho người khác;
④ (văn) Trách phạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thưa kiện ở cửa quan để phân phải trái.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Hội đồng (được ủy thác trách nhiệm nào đó). § Tiếng Anh: committee, commission. ◎ Như: "áo ủy hội" (olympic committee).
2. Đổ dồn về. ◇ Phương Hiếu Nhụ : "Thiên Trì trực tiếp Phù Tang đông, Bách xuyên ủy hội lai vô cùng" , (Vị ngọc tuyền san nhân đề ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nhóm người họp lại thành tổ chức để được trao phó công việc lớn lao.
huế, uế
huì ㄏㄨㄟˋ

huế

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái miệng — Khốn khổ.

uế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. miệng
2. bàn nói
3. thở ngắn hơi, thở gấp, thở hổn hển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỏ, miệng, mõm (chim muông). ◎ Như: "điểu uế" mỏ chim. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bàn long thổ diệu hổ uế trương, Hùng tồn báo trịch tranh đê ngang" 耀, (Hành lộ nan ) Rồng cuộn ra oai miệng cọp há, Gấu ngồi beo nhảy tranh cao thấp.
2. (Danh) Phiếm chỉ miệng, mồm người. ◎ Như: "bách uế mạc biện" trăm mồm không cãi được, "bất dong trí uế" không được xen mồm.
3. (Danh) Đầu nhọn của đồ vật.
4. (Tính) Mệt nhọc, hơi thở ngắn, thở hổn hển.
5. (Động) Trách móc, xích trách.
6. (Động) Đốt, chích, cắn (ong, muỗi, kiến...).

Từ điển Thiều Chửu

① Miệng.
② Bàn nói.
③ Thở ngắn hơi (vì chạy nhọc thở ngắn hơi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỏ: Mỏ chim;
② (Ngr) Mồm, miệng: Trăm mồm không cãi được; Không được nói chen vào;
③ Thở ngắn hơi, thở hụt hơi, thở hào hển (do chạy mệt).
cảm, hám
gǎn ㄍㄢˇ, hàn ㄏㄢˋ

cảm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cảm thấy
2. cảm động
3. tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cảm hóa, lấy lời nói sự làm của mình làm cảm động được người gọi là cảm hóa hay cảm cách .
② Cảm kích, cảm động đến tính tình ở trong gọi là cảm. Như cảm khái , cảm kích , v.v.
③ Cảm xúc, xông pha nắng gió mà ốm gọi là cảm mạo .
④ Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm giác, cảm thấy: Bỗng cảm thấy khó chịu trong người; Anh ấy thấy mình đã sai;
② Cảm động, cảm kích, cảm xúc, cảm nghĩ: Có nhiều cảm nghĩ; Rất cảm động;
③ Cảm ơn, cảm tạ: Mong gửi cho sớm thì rất cảm ơn;
④ Cảm hóa, làm cảm động, gây cảm xúc;
⑤ Tinh thần: Tinh thần trách nhiệm; Tinh thần tự hào dân tộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động — Nhiễm vào người.

Từ ghép 57

hám

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm cho xúc động, động lòng. ◎ Như: "cảm động" xúc động. ◇ Dịch Kinh : "Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình" (Hàm quái ) Thánh nhân làm xúc động lòng người mà thiên hạ thái bình.
2. (Động) Mắc phải, bị phải (do tiếp xúc mà gây ra). ◎ Như: "cảm nhiễm" bị lây, truyền nhiễm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thái phu nhân tịnh vô biệt chứng, bất quá ngẫu cảm nhất điểm phong hàn" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Cụ không có bệnh gì khác, chẳng qua chỉ cảm phong hàn một chút.
3. (Động) Nhận thấy, thấy trong người. ◎ Như: "thâm cảm bất an" cảm thấy thật là không yên lòng, "thân thể ngẫu cảm bất thích" bỗng cảm thấy khó chịu trong người.
4. (Động) Ảnh hưởng lẫn nhau, ứng với. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sanh" (Hàm quái ) Trời đất ảnh hưởng qua lại mà muôn vật sinh sôi biến hóa.
5. (Động) Thương xót than thở. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiện vạn vật chi đắc thì, cảm ngô sanh chi hành hưu" , (Quy khứ lai từ ) Khen cho muôn vật đắc thời, cảm khái cho việc xuất xử của đời ta. ◇ Đỗ Phủ : "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim kinh sợ trong lòng.
6. (Động) Mang trong lòng niềm ơn, biểu thị sự mang ơn với người khác. ◎ Như: "cảm ân" , "cảm kích" .
7. (Danh) Tình tự phản ứng phát sinh do kích thích bên ngoài. ◎ Như: "khoái cảm" cảm giác thích sướng, "hảo cảm" cảm giác tốt.
8. (Danh) Tinh thần, quan điểm, óc. ◎ Như: "u mặc cảm" óc khôi hài, "trách nhậm cảm" tinh thần trách nhiệm, "tự ti cảm" tự ti mặc cảm.
9. Một âm là "hám". § Thông "hám" .
10. § Thông "hám" .

công kích

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công kích, tấn công, đánh
2. buộc tội ai, kết tội ai

Từ điển trích dẫn

1. Chủ động tấn công hoặc tập kích quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim tha trúc khởi đại đê, tả hữu hựu trúc lưỡng thành, dĩ phòng Sào Hồ hậu diện công kích, chư công tu yếu tử tế" , , , (Đệ nhất bách bát hồi) Nay họ đắp một dãy đê dài, lại thêm hai thành tả hữu, là có ý phòng ta đánh mé sau Sào Hồ đó, các ông phải cẩn thận mới được.
2. Dùng võ lực, lời nói hoặc bài viết làm thương tổn người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiến đánh — Chỉ trích, Chê trách.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.