kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của Hương Giang và Ngự Bình, tên sông và núi ở Huế, cố đô triều Nguyễn. Cũng là tên chỉ cố đô Huế.

nam triều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

các triều đại ở phương nam Trung Quốc thời kỳ Nam Bắc Triều (386-581): Tống, Tề, Lương, Trần

Từ điển trích dẫn

1. Triều đình phương Nam, chỉ triều đình Việt Nam, để phân biệt với Bắc triều, là triều đình Trung Hoa.
2. Triều đình Huế (nước Việt Nam) thời Pháp thuộc.
3. Xem "Nam Bắc triều" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Triều đình phương Nam, chỉ triều đình Việt Nam, để phân biệt Bắc triều, là triều đình Trung Hoa — Triều đình Huế thời Pháp thuộc.
huế, uế
huì ㄏㄨㄟˋ

huế

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái miệng — Khốn khổ.

uế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. miệng
2. bàn nói
3. thở ngắn hơi, thở gấp, thở hổn hển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỏ, miệng, mõm (chim muông). ◎ Như: "điểu uế" mỏ chim. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bàn long thổ diệu hổ uế trương, Hùng tồn báo trịch tranh đê ngang" 耀, (Hành lộ nan ) Rồng cuộn ra oai miệng cọp há, Gấu ngồi beo nhảy tranh cao thấp.
2. (Danh) Phiếm chỉ miệng, mồm người. ◎ Như: "bách uế mạc biện" trăm mồm không cãi được, "bất dong trí uế" không được xen mồm.
3. (Danh) Đầu nhọn của đồ vật.
4. (Tính) Mệt nhọc, hơi thở ngắn, thở hổn hển.
5. (Động) Trách móc, xích trách.
6. (Động) Đốt, chích, cắn (ong, muỗi, kiến...).

Từ điển Thiều Chửu

① Miệng.
② Bàn nói.
③ Thở ngắn hơi (vì chạy nhọc thở ngắn hơi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỏ: Mỏ chim;
② (Ngr) Mồm, miệng: Trăm mồm không cãi được; Không được nói chen vào;
③ Thở ngắn hơi, thở hụt hơi, thở hào hển (do chạy mệt).
khuyến
quàn ㄑㄩㄢˋ

khuyến

phồn thể

Từ điển phổ thông

khuyên bảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khuyên bảo. ◎ Như: "khuyến giới" khuyên răn, "khuyến đạo" khuyên bảo dẫn dắt.
2. (Động) Mời. ◎ Như: "khuyến tửu" mời uống rượu. ◇ Vương Duy : "Khuyến quân canh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân" , 西 (Vị Thành khúc ) Xin mời bạn hãy uống cạn chén rượu này, (Vì đi ra) Dương quan phía tây, bạn sẽ không có ai là cố nhân nữa.
3. (Động) Khích lệ. ◎ Như: "khuyến hữu công" khuyến khích người có công, "khuyến miễn" lấy lời hay khuyên cho người cố gắng lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Khuyên, lấy lời mềm mại khuyên rủ người ta theo mình gọi là khuyến.
② Khuyên gắng, như khuyến miễn lấy lời hay khuyên cho người cố lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khuyên: Khuyên anh ta đừng uống rượu; Khuyên can, khuyên ngăn;
② Khuyến khích: Khuyến học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuyên răn, thúc đẩy — Mời mọc. Khuyên mời. Thơ Lí Bạch có câu: » Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu « ( mời anh lại uống cạn một chén rượu này ) — Tên người, tức Nguyễn Khuyến, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1835, mất 1909, trước tên là Nguyễn Văn Thắng, sau lần hỏng kì thi Hội đầu tiên, mới đổi là Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam ( Nam Định ). Ông thuộc giòng giõi thư hương, đậu Giải nguyên khoa thi Hương ở Hà Nội năm 1864, Hội nguyên khoa thi Hội ở Huế năm 1871, rồi Đình nguyên khoa thi Đình, do đó người đời gọi là Tam nguyên Yên Đổ, sau thăng tới Tổng đốc ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nhưng năm 1885 cáo quan về nhà dạy học. ông là nhà thơ có tâm sự ái quốc tiêu cực. Tác phẩm Hán văn có Quế Sơn Thi Tập, về văn Nôm có nhiều thơ Đường luật, hát nói, câu đối… Thơ Vượng Duy đời Đường có câu: Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân 西 Khuyên người uống cạn một chén rượu, khi ra khỏi cửa Dương Quan ở phía tây, thì không có ai là người cũ để mới uống rượu nữa. » Vài tuần chưa cạn chén khuyên. Mái ngoài, nghĩ đã dục liền ruổi xe « ( Kiều )

Từ ghép 18

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bài văn nôm làm theo thể Lục bát của bà Nguyễn Nhược Thị, làm chức Tiệp dư trong cung đời Tự Đức, kể lại việc kinh đô Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi phải bỏ kinh đô mà chạy ( giống như vua Đường Huyền Tông bỏ kinh đô chạy vào đất thục ). Xem tiểu sử tác giả ở vần Nhược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên cũ của thị xã Huế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ kinh đô Huế trước thời Gia Long thống nhất đất nước. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Rồi lại từ Đồ bàn Nam Ngãi lấy xuân Phú Xuân mà thẳng tới Thăng Long… «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên con sông chảy ngang cố đô Huế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngành nghiêng cứu tìm tòi về việc làm ruộng. Bài diễn thuyết của Phan Bội Châu tại Huế năm 1926 có câu: » Không có nông học, nên nông dân không biết đường khai khẩn «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.